Người giữ lại tiền từ thiện sẽ bị xử lý thế nào?
Nếu có đủ căn cứ chứng minh cá nhân vi phạm trong hoạt động từ thiện sẽ bị xử lý về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, hoặc tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Liên quan đến việc Bộ Công an xác minh, thu thập chứng cứ liên quan hoạt động từ thiện của Thủy Tiên, Đàm Vĩnh Hưng và một số nghệ sĩ…, dư luận đặt câu hỏi: Người giữ lại tiền từ thiện sẽ bị xử lý hình sự trong trường hợp nào?
Làm rõ nội dung trên, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, pháp luật hiện hành không cấm cá nhân hoạt động từ thiện, song trên thực tế, quan hệ giữa người ủng hộ và người làm từ thiện là mối quan hệ dân sự. Người ủng hộ ủy quyền, trao tài sản cho người làm từ thiện để thực hiện điều họ muốn làm.
Theo Nghị định 64/NĐ-CP, thời hạn để các tổ chức nhận và giao tiền, hàng cứu trợ tới người dân là 20 ngày, nhưng với cá nhân thì chưa có quy định về thời hạn này. Song khi đã nhận tiền, tài sản từ người đóng góp để làm từ thiện, họ phải có trách nhiệm giao hàng tới người dân sớm nhất và công khai, minh bạch thông tin này để mọi người được biết.
Trường hợp người hoạt động từ thiện không giao hoặc giao tiền, quà quá chậm, không đúng thời điểm là họ không thực hiện đúng ý nguyện của bên ủng hộ.
Cũng theo luật sư, nếu thấy người làm từ thiện lợi dụng lòng tin của mình để kêu gọi từ thiện rồi không sử dụng, hoặc sử dụng không hết số tiền người dân có quyền làm đơn tố giác gửi cơ quan công an.
Video đang HOT
Với những trường hợp chưa có đơn thư nhưng nếu thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan điều tra vẫn có thể vào cuộc xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ việc có hay không hành vi ăn chặn tiền từ thiện, động cơ và mục đích của hành vi giữ tiền từ thiện.
Nếu có đủ căn cứ chứng minh, cá nhân vi phạm trong hoạt động từ thiện sẽ bị xử lý về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, hoặc tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Vậy nghệ sĩ làm từ thiện có buộc phải công khai sao kê khi bị tố giác thiếu minh bạch, luật sư Trương Thanh Đức cho biết, theo quy định của pháp luật, ngoài chủ tài khoản và người được chủ tài khoản ủy quyền được yêu cầu sao kê tài khoản ngân hàng thì chỉ các cá nhân, tổ chức được pháp luật cho phép cụ thể mới có quyền yêu cầu ngân hàng sao kê tài khoản của người khác. Việc sao kê không nhất thiết phải có sự tham gia của các bên như luật sư, kiểm toán hay công chứng.
Khi cơ quan điều tra yêu cầu, chủ tài khoản sẽ phải cung cấp chi tiết những tài liệu này nhằm phục vụ quá trình điều tra.
Chủ tài khoản cũng không có nghĩa vụ phải công khai tài liệu này với người dân. Song khi có nhiều người thắc mắc về tính minh bạch của những hoạt động, các nghệ sĩ nên công khai số tiền đã thu, chi để lấy lại lòng tin của công chúng.
Khi phát hiện bị đánh cắp thông tin, chủ tài khoản có quyền truy trách nhiệm của ngân hàng về những lỗ hổng bảo mật và nguyên nhân tại sao những thông tin đó bị rò rỉ ra ngoài.
Bên cạnh đó, họ cần phối hợp với ngân hàng và cơ quan công an để xác minh làm rõ, đồng thời đảm bảo bí mật an toàn thông tin cá nhân. Trên thực tế, việc tố giác nghệ sĩ ăn chặn tiền từ thiện không phải lúc nào cũng có cơ sở.
Cá nhân đưa ra thông tin sai sự thật có thể bị xử phạt hành chính về hành vi đưa thông tin sai sự thật nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân lên mạng xã hội theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vu khống, hoặc Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân…
Huyện Bình Chánh: Vi phạm đất đai chuyển công an 2 năm chưa giải quyết xong
Báo cáo Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tại buổi giám sát việc thực hiện luật thanh tra (1-1-2018 đến 30-6-2021) chiều 13-10, UBND huyện Bình Chánh phản ánh vi phạm về đất đai tại xã Vĩnh Lộc A chuyển cơ quan công an 2 năm chưa giải quyết xong.
Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM giám sát việc thực hiện luật thanh tra tại huyện Bình Chánh chiều 13-10 - Ảnh: THÁI AN
Chiều 13-10, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM có buổi giám sát với UBND huyện Bình Chánh trong việc thực hiện luật Thanh tra trên địa bàn huyện Bình Chánh (giai đoạn từ 1-1-2018 đến 30-6-2021).
Báo cáo với đoàn đại biểu Quốc hội, huyện Bình Chánh cho hay trong giai đoạn từ 1-1-2018 đến 30-6-2021 huyện thực hiện 29 đoàn thanh tra hành chính, gồm 18 đoàn theo kế hoạch và 11 đoàn đột xuất. Nội dung thanh tra tập trung chủ yếu vào công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn...
Ông Đào Gia Vượng - chủ tịch UBND huyện - thừa nhận huyện Bình Chánh còn nhiều tồn tại về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từ đó phát sinh nhiều vấn đề phức tạp về trật tự xây dựng, đất đai nhất là vi phạm xây dựng, phân lô bán nền. Những năm qua liên tục có các đoàn thanh tra, kiểm tra, điều tra về các vi phạm đất đai, xây dựng trên địa bàn.
Điển hình năm 2019, địa bàn huyện có đến 13 cuộc thanh tra, kiểm tra liên quan đất đai, xây dựng. Cuối năm 2019 đến đầu năm 2020 huyện có rất nhiều các bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật. Từ các kết luận thanh tra, kiểm tra huyện đã chấn chỉnh công tác quản lý đất đai, xây dựng. Dù vậy, tình trạng các đầu nậu âm thầm móc nối với các ấp để phân lô, bán nền phức tạp...
Đại biểu Quốc hội Dương Ngọc Hải cũng nêu quan tâm về vụ việc vi phạm đất đai, xây dựng mà thanh tra huyện đã chuyển cho cơ quan công an từ năm 2019 những đến nay hơn 2 năm vẫn chưa có kết quả xử lý.
Đó là vụ việc 2 ông Phạm Ngọc Lắm và Phạm Ngọc Cẩn lợi dụng việc cấp phép xây dựng nhưng thiếu kiểm tra của ông Phan Ngọc Lẫm nguyên chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc A để xây dựng nhiều hạng mục công trình sai phép, không phép bán bằng vi bằng cho nhiều người làm phát sinh khiếu nại.
Góp ý với UBND huyện, ông Hải lưu ý huyện về việc huyện thực hiện nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra nhưng kết quả xử lý còn ít, chủ yếu rút kinh nghiệm và phê bình.
Ông cũng nhắc lại giữa năm 2020 huyện đã chuyển danh sách 38 cá nhân, đầu nậu vi phạm phân lô bán nền cho cơ quan công an xử lý (vụ việc này sau đó cơ quan công an khẳng định không xử lý hình sự các cá nhân đó mà chỉ xử lý hành chính).
Ông Hải đề nghị huyện huyện cần quan tâm nhiều hơn về việc theo dõi, rà soát thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra, quá trình khắc phục, xử lý sau thanh tra...
Đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội, bà Văn Thị Bạch Tuyết - phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn Đại biểu Quốc hội TP - đề nghị huyện quan tâm hơn về thanh tra trách nhiệm người đứng đầu, công tác phòng chống tham nhũng, thực thi công vụ, xử lý vi phạm quan thanh tra, bổ sung biên chế cho Thanh tra huyện...
Tiếp thu ý kiến, ông Vượng hứa sẽ báo cáo thêm, cụ thể hơn cho đoàn đại biểu Quốc hội về công tác thanh tra cũng như thực hiện luật thanh tra. Huyện cũng tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về công tác quản lý đất đai, xây dựng.
"Huyện đã có kế hoạch thanh tra việc thi hành các quyết định xử lý vi phạm hành chính đất đai, xây dựng nhằm chấn chỉnh tình trạng nhiều quyết định xử lí vi phạm ban hành nhưng chưa thi hành dứt điểm, không nghiêm...." - ông Vượng khẳng định.
Người trốn nghĩa vụ quân sự bị xử lý hình sự trong trường hợp nào? Luật sư cho rằng, hành vi trốn nghĩa vụ quân sự xảy ra khá nhiều nhưng số lượng cá nhân vi phạm bị xử lý hình sự rất ít. Một phần nguyên nhân do quy định của điều 332 Bộ luật hình sự có những bất cập. Luật Nghĩa vụ quân sự khẳng định: Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang...