Người giàu thứ nhì châu Á ‘tháo chạy’ khỏi Trung Quốc
Tỉ phú lừng lẫy Lý Gia Thành bị truyền thông Trung Quốc chỉ trích dữ dội sau khi ông bán tài sản và rút vốn đầu tư khỏi đại lục.
Tỉ phú Hồng Kông Lý Gia Thành
AFP ngày 21.9 dẫn lại một bài xã luận của Nhân Dân nhật báo chỉ trích tỉ phú Hồng Kông Lý Gia Thành “vô ơn” vì bán nhiều dự án bất động sản lớn ở đại lục và rút vốn khỏi một số dự án khác trong bối cảnh kinh tế nước này đang trục trặc.
Ông Lý, 87 tuổi, là một trong những doanh nhân nổi tiếng nhất thế giới và hiện là người giàu thứ hai ở châu Á với tài sản ước tính 32,8 tỉ USD, sau tỉ phú đại lục Vương Kiện Lâm (42,6 tỉ USD), theo tạp chí Hồ Nhuận.
Trong bài viết, Nhân Dân nhật báo lập luận rằng thị trường mở cửa rộng lớn và chính sách ưu đãi của Trung Quốc từng là “nền tảng quan trọng” cho sự thành công của tỉ phú Lý nhưng bây giờ ông “bỏ ân nhân trong lúc khó khăn”. “Ông ấy đã chia sẻ thịnh vượng trong lúc chúng ta có thời gian tốt đẹp nhưng bây giờ không thể cùng chúng ta vượt qua khó khăn. Xét về mặt tình cảm, điều này không thể chấp nhận được”, bài xã luận viết.
Video đang HOT
Một người chơi chứng khoán theo dõi thông tin cổ phiếu ở Bắc Kinh ngày 21.9 – Ảnh: Reuters
Nhân Dân nhật báo thừa nhận động thái của ông Lý có thể gây “tác động tiêu cực” đối với niềm tin vào kinh tế Trung Quốc nhưng vẫn cố trấn an rằng: “Sau ông Lý Gia Thành vẫn sẽ có nhà đầu tư đến với chúng ta”. Trước đó, một tổ chức nghiên cứu – truyền thông mang tên Liệu Vọng thuộc Tân Hoa xã đăng bài chỉ trích tương tự nhằm vào ông Lý, gây tranh luận gay gắt trên các diễn đàn.
Theo tờ South China Morning Post ở Hồng Kông, các chuyên gia và giới đầu tư đánh giá việc ông Lý chuyển nguồn vốn ra khỏi đại lục là “lá phiếu bất tín nhiệm đối với nền kinh tế Trung Quốc”. Trong bài xã luận đăng ngày 20.9, tờ báo viết: “Quan ngại đang lan rộng về việc nguồn vốn chảy khỏi Trung Quốc. Thay vì cáo buộc các doanh nghiệp không yêu nước và vô ơn, cần bình tĩnh tìm hiểu xem tại sao một doanh nhân như ông Lý muốn chuyển nguồn vốn sang châu Âu cũng như tìm cách đưa môi trường kinh doanh của Trung Quốc trở nên lành mạnh hơn”.
Bên cạnh đó, Bloomberg dẫn kết quả nghiên cứu của Công ty đánh giá thị trường CBB International (Mỹ) cho thấy giới đầu tư toàn cầu vẫn đang có cái nhìn tiêu cực về triển vọng của Trung Quốc sau đợt lao dốc vừa qua của thị trường chứng khoán nước này và việc Bắc Kinh bất ngờ phá giá nhân dân tệ hồi tháng 8. Ngoài ra, tổ chức IHS Global Insight dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới từ mức 7,3% năm 2014 sẽ giảm còn 6,5% trong năm nay và chỉ ở mức 6,3% vào năm 2016.
Ngày 21.9, Tân Hoa xã dẫn lời Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và phát triển Trung Quốc Từ Thiệu Sử trấn an giới đầu tư rằng dù có phần chựng lại nhưng tăng trưởng kinh tế nước này “vẫn ở tầm hợp lý và nhiều dấu hiệu tích cực tiếp tục xuất hiện”.
Ông Từ còn nhấn mạnh Trung Quốc “có niềm tin và khả năng dần dần giải quyết các vấn đề đang đối mặt trên con đường phát triển”. Sau tuyên bố của ông Từ, chỉ số chứng khoán Shanghai Composite ở Thượng Hải tăng 1,9% nhưng lượng giao dịch cổ phiếu ở đại lục vẫn chưa mạnh do các nhà đầu tư chưa yên tâm, theo Reuters. Ngoài ra, thị trường chứng khoán ở Hồng Kông vẫn đi xuống với các chỉ số Hang Seng và China Enterprises lần lượt giảm 0,8% và 1,3%.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Alibaba gặp khó vì kinh tế Trung Quốc
Alibaba từng có một khởi đầu như mơ khi lên sàn chứng khoán nhưng giờ đây hãng thương mại điện tử số một Trung Quốc đang khó trăm bề. 1.000 USD giá trị cổ phiếu hãng Alibaba hồi đầu năm nay chỉ còn lại chừng 635 USD.
Nhà sáng lập hãng Alibaba Jack Ma - Ảnh: AFP
Tỉ phú sáng lập hãng thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc Alibaba, ông Jack Ma, chỉ có một công thức đơn giản cho sự hạnh phúc: Quan tâm đến bạn bè, đừng quá lo về chuyện tiền bạc và cuối cùng cũng là quan trọng nhất, đừng đem công ty lên sàn chứng khoán.
Theo CNN, một năm kể từ khi niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và giữ danh hiệu đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất lịch sử, Alibaba đang chồng chất khó khăn.
Đã từng có lúc giá trị thị trường Alibaba vượt qua cả đại gia bán lẻ Walmart và hãng thương mại điện tử Amazon. Hiện tại, cổ phiếu công ty Trung Quốc này đã sụt giảm 45% kể từ mức đỉnh lập ra ngày 15.11 năm ngoái và đang giao dịch ở mức dưới 68 USD/cổ phiếu.
Đầu năm nay, tỉ phú Jack Ma từng nói: "Nếu tôi có thể làm lại, tôi sẽ giữ công ty mình ở trạng thái tư nhân. Cuộc sống khó khăn hơn khi bạn để doanh nghiệp của mình thành công ty đại chúng".
Khi nhắc đến nguyên nhân khiến sức khỏe của ông lớn thương mại điện tử châu Á xấu đi, giới phân tích chỉ ra các yếu tố: kinh tế Trung Quốc, hàng giả, sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp khác, chi tiêu cao và cách quản lý doanh nghiệp.
Hoạt động của Alibaba ít nhiều chịu ảnh hưởng từ kinh tế Trung Quốc. Biến động thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế Đại lục yếu đi là hai yếu tố mà họ ít có khả năng kiểm soát. Thương mại điện tử vẫn là hoạt động kinh doanh chủ chốt của Alibaba, vì thế chuyện người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu sẽ ảnh hưởng đến sức tăng trưởng của công ty.
Vấn đề đau đầu thứ hai đối với ông chủ của Alibaba là hàng giả. Tỉ phú Jack Ma và những nhà điều hành cấp cao của hãng đã hứa rằng sẽ loại hàng giả, hàng nhái khỏi các nền tảng thương mại điện tử của họ. Song có vẻ như lời hứa này được đưa ra khá muộn màng, sau khi thương hiệu Gucci đã hai lần đệ đơn kiện và cả giới chức Đại lục cũng cảnh báo về hàng giả.
Hai lý do tiếp theo cho sự suy giảm của Alibaba là mức độ cạnh tranh lớn hơn từ các công ty đối thủ, đơn cử như JD.com, nền tảng thương mại điện tử mà đứng sau là đại gia điện thoại di động Tencent, và số tiền chi tiêu quá nhiều cho các hoạt động mua bán, đầu tư.
Cuối cùng, giới phân tích cho rằng cách quản lý doanh nghiệp là lý do khiến hãng Alibaba điêu đứng. Ông lớn thương mại điện tử đã từng chọn Mỹ, thay vì Hồng Kông, là nơi niêm yết doanh nghiệp. Tuy vậy, với phương châm "khách hàng là trên hết, nhân viên là mối quan tâm tiếp theo và cuối cùng là cổ đông", Jack Ma và công ty của ông vẫn chưa có nhiều hành động để giải đáp các mối lo ngại và sự suy xét kỹ lưỡng của giới đầu tư, chuyên gia phân tích.
Dù thế, Bloomberg và CNN cũng cho hay Alibaba vẫn còn khá nhiều ưu điểm. Một trong số đó là việc hãng đã có được vị trí thống trị tại một trong những thị trường hấp dẫn nhất thế giới. Cách quản lý, quản trị của công ty cũng đang dần được cải thiện.
Chuyên gia James Cordwell, hãng chứng khoán Atlantic, nhận định dù Alibaba sẽ trải qua 2 đến 3 quý khó khăn sắp tới, những thử thách này sẽ giúp họ trở trở thành một doanh nghiệp vững chãi hơn trong 10 năm nữa.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
'Kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái trong 2 năm nữa' Một "cú hạ cánh nặng nề" của nền kinh tế Trung Quốc nhiều khả năng sẽ nhấn chìm kinh tế toàn cầu vào suy thoái trong vòng 2 năm tới, tờ Guardian (Anh) dẫn lời một chuyên gia kinh tế cấp cao người Anh cảnh báo. Một nhà đầu tư Trung Quốc theo dõi bảng điện tử cập nhật giá cổ phiếu tại...