Người giàu thích mua nhà chung cư hay nhà đất?
Những căn nhà chung cư lên đến hàng trăm tỷ đồng vẫn có người mua. Vậy thực sự người giàu thích gì?
Propertyguru Việt Nam vừa công bố báo cáo Tâm lý người tiêu dùng bất động sản (CSS) cùng với báo cáo thị trường quý 2/2022.
Báo cáo này dựa vào chỉ số đo lường cảm nhận về thị trường của những người mua/ bán bất động sản và kỳ vọng của họ về triển vọng thị trường trong tương lai; qua đó giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư, môi giới đọc vị nhu cầu của thị trường để có chính sách tiếp cận và bán hàng phù hợp.
Báo cáo được thực hiện định kỳ 6 tháng 1 lần trên 1.000 mẫu với các thông tin chi tiết về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập và khu vực sinh sống của đáp viên.
70% người được hỏi sẽ chưa mua nhà trong vòng một năm tới. Nguyên nhân là giá bất động sản đang quá cao. Theo đó, 78% người cảm thấy không thoải mái khi mua nhà thời kỳ hậu dịch và cho biết rào cản lớn nhất là giá bất động sản. Lãi suất tăng, suy thoái kinh tế cũng góp phần trì hoãn việc mua nhà nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.
Video đang HOT
Nhóm người dự định mua nhà trong vòng một năm tới (chiếm 24%) sẵn sàng mua bất động sản sơ cấp hoặc thứ cấp mà không ưu tiên loại hình. Có 47% lựa chọn bất động sản sơ cấp, 48% lựa chọn bất động sản thứ cấp, còn lại xấp xỉ 5% chọn nhà đất qua đấu giá.
Nhóm khách hàng có thu nhập từ 40-70 triệu đồng/tháng có tới 75% đang sở hữu ít nhất một bất động sản, còn nhóm thu nhập dưới 40 triệu đồng/tháng là 67%. Đơn vị thực hiện khảo sát nhận định, người Việt Nam thích sở hữu bất động sản, thu nhập càng cao càng có xu hướng sở hữu nhiều bất động sản hơn. Nhóm thu nhập trên 70 triệu/tháng có tới 45% sở hữu từ 3 bất động sản trở lên.
80% khách hàng đã có ít nhất 1 bất động sản cho biết muốn dùng nguồn tiền sẵn có mua thêm bất động sản để đầu tư hoặc để dành cho con cái. Tiêu chí chọn mua của nhóm này tập trung vào hai loại hình là đất (thổ cư, nông nghiệp, đất nền) và nhà biệt lập (biệt thự, nhà riêng). Trong khi đó loại hình nhà chung cư và nhà phố ít được ưa chuộng hơn khi cùng chiếm 14% tỷ lệ người tham gia khảo sát.
Không gian xanh là tiêu chí được người mua quan tâm nhất với cả bất động sản hiện tại và bất động sản muốn mua. Với bất động sản đang sở hữu, người mua đánh giá cao điều kiện về khu vui chơi, gần tiện ích công cộng, trong khi với bất động sản muốn mua thêm, họ chọn không gian xanh, khu vực bớt đông đúc và có diện tích lớn.
Theo dữ liệu khảo sát, Propertyguru Việt Nam kết luận “người mua đang trì hoãn việc mua nhà do giá quá cao”. Những người có dự định mua nhà trong 6 tháng đến một năm tới chủ yếu nằm ở nhóm có thu nhập cao (từ 40 triệu đồng/tháng trở lên) và đã có ít nhất một bất động sản.
Loại bất động sản mà họ muốn mua thêm là nhà biệt lập hoặc đất, ở gần khu vực đang sinh sống, ưu tiên có không gian xanh, rộng rãi. Nhu cầu mua chủ yếu để đầu tư và để dành cho con cái. Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa phải là loại hình được lựa chọn trong ngắn hạn.
Nhà đầu tư có nên bán bất động sản giữa vòng xoáy giảm nhiệt của thị trường?
Thị trường bất động sản đã giảm nhiệt sau loạt động thái kiểm soát thời gian qua. Những nhà đầu tư ngắn hạn, đầu tư lướt sóng sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên còn nhà đầu tư thực thụ có dòng tiền đầu tư dài hạn ít bị ảnh hưởng.
Bất chấp dịch bệnh, giai đoạn từ năm 2021 đến những tháng đầu năm 2022, sốt đất diễn ra khắp nơi như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Phước, Đồng Nai... Giá đất tăng chóng mặt. Thị trường xuất hiện nhiều hiện tượng như dàn cảnh tranh nhau chốt cọc đất để làm nóng bất động sản khu vực, tung tin đồn thổi quy hoạch, hiến đất làm đường để phân lô bán nền...
Trước thực trạng trên, các địa phương như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Lâm Đồng, Bình Phước... đã đồng loạt ra văn bản chỉ đạo, tạm dừng cấp quyền sử dụng đất để chặn phân lô, bán nền. Đồng thời, các địa phương công khai, minh bạch các thông tin về quy hoạch, sử dụng đất, giá đất trên địa bàn.
Phía Ngân hàng Nhà nước đã có động thái kiểm soát chặt rủi ro tín dụng vào một số lĩnh vực có tiềm ẩn rủi ro như kinh doanh dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng, dự án có tính đầu cơ, lũng đoạn giá.
Còn phía Bộ Tài chính đưa ra lệnh chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản. Đồng thời, các tỉnh cũng đã ra văn bản siết chặt các trường hợp chuyển nhượng nhà đất, bất động sản mà giá kê khai trên hợp đồng thấp hơn giá chuyển nhượng thực tế.
Ngoài ra, giá bất động sản đã tăng quá cao khiến nhà đầu tư cũng thận trọng hơn trong việc xuống tiền đầu tư. Những động thái trên đã tác động đến thị trường bất động tại nhiều địa phương.
Phía Bộ Xây dựng đưa ra nhận định, sau các văn bản đôn đốc, cùng với đó là sự vào cuộc của chính quyền địa phương, thị trường bất động sản đến thời điểm hiện nay so với cùng kỳ 2021 và cuối năm 2021 đã có nhiều nơi đã hạ nhiệt mặc dù giá vẫn còn cao.
Cụ thể, theo số liệu về thị trường bất động sản tháng 5 của một số đơn vị tư vấn cho thấy, mức độ quan tâm tới bất động sản giảm 11% so với cùng kỳ, còn các sản phẩm bất động sản rao bán lại ghi nhận xu hướng gia tăng 14%. Trong các loại hình bất động sản, đất được rao bán nhiều nhất, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước, nhà riêng và nhà mặt phố cũng có lượng tin đăng bán tăng 13%. Điều này cho thấy các nhà đầu tư hay những người đang cầm hàng đăng nhiều hơn để có thể bán sản phẩm của mình.
Những điểm "nóng" bất động sản hạ nhiệt. (Ảnh minh họa).
Hiện, nhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư "ăn theo" thông tin quy hoạch, hạ tầng và độ "nóng" của thị trường như đang "ngồi trên đống lửa". Một môi giới tên Thanh (Hà Nội) cho biết, nhiều nhà đầu tư chấp nhận bán với giá ban đầu họ mua và chịu mất tiền lãi vay. Họ cho rằng, thà chấp nhận lỗ như vậy còn hơn không thoát hàng được hàng mà phải chờ 2-3 năm nữa mới ra được hàng. Họ lo sợ với tình cảnh như vậy thì khó có thể gồng gánh khoản lãi vay ngân hàng.
Theo môi giới này, giá bán trên thị trường nhìn chung không có xu hướng giảm, vẫn ở mức cao. Các nhà đầu tư có tài chính bền vững "nằm im" theo dõi diễn biến của thị trường. Còn những trường hợp nhà đầu tư rao bán cắt lỗ thời điểm này là những nhà đầu tư theo đám đông, ít kinh nghiệm và gặp bài toán về dòng tiền, cần cơ cấu lại danh mục.
Ông Trần Thế Anh, Giám đốc kinh doanh Tập đoàn Thắng Lợi chia sẻ với báo chí, những động thái như kiểm soát chặt hơn dòng vốn vào thị trường bất động sản, siết chặt hơn quy hoạch dự án, phân lô tách thửa đất hay mạnh tay áp thuế chuyển nhượng bất động sản... cũng khiến thị trường địa ốc trầm lắng hơn. Tuy nhiên, ảnh hưởng ở đây giống như sự cố mang tính chất cục bộ, nó ảnh hưởng đến một số nhà đầu tư ngắn hạn, đầu tư lướt sóng. Còn với nhà đầu tư thực thụ có dòng tiền đầu tư dài hạn ít bị ảnh hưởng.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản đang trên đà phục hồi tốt, nếu không có vốn thì sẽ mất cơ hội Theo các chuyên gia, thông điệp "không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lí" của Thủ Tướng mới đây sẽ tháo gỡ tâm lý cho thị trường bất động sản cuối năm đồng thời tạo xung lực thúc đẩy thị trường phát triển. Tại "Hội nghị phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững" chiều 14/7,...