‘Người giàu rồi sẽ kết hôn với người giàu?’
Hôn nhân của giới nhà giàu không chỉ tập trung vào vấn đề tiền bạc, của cải. Họ còn coi trọng trình độ học vấn, khát vọng và khả năng tiếp cận những cơ hội tốt nhất.
Cuộc hôn nhân của Hoàng tử Harry và Meghan Markle vào năm 2018 từng được ca ngợi như truyện cổ tích. Một cô gái bình thường, da màu đến từ Los Angeles (Mỹ) nên duyên vợ chồng với một hoàng tử Anh.
Thế nhưng thực chất Meghan cũng thuộc tầng lớp trung lưu khá nổi tiếng. Cô theo học trường tư thục, du học, thực tập ở nước ngoài và có tiếng tăm tại Hollywood. Vào thời điểm kết hôn với hoàng tử, nữ diễn viên có khối tài sản 3,5 triệu bảng Anh và kiếm được khoảng 330.000 bảng Anh/năm.
Vì vậy, thay vì là chuyện tình Lọ Lem hoàng tử, hôn nhân của Meghan và Harry là một câu chuyện quá đỗi bình thường trong thời đại chúng ta – một người phụ nữ giàu kết hôn với một người đàn ông giàu có.
Đám cưới của Hoàng tử Harry và Meghan Markle. Ảnh: Getty.
Người giàu cuối cùng sẽ kết hôn với người giàu
Đối với những người sành sỏi về các cặp vợ chồng giàu có, Wedding Announcements của The New York Times là một mục không thể bỏ qua. Thế nhưng năm 2017, tờ báo đã quyết định thay đổi chuyên mục này. “Nhiều người chỉ trích rằng chúng tôi chỉ đăng thông báo về đám cưới của con cháu tầng lớp thượng lưu da trắng… Chúng tôi biết mình có thể làm tốt hơn”, The New York Times tuyên bố.
Trong một bài viết trên Financial Times , nhà báo Rhymer Rigby nói rằng ông hoàn toàn thất vọng trước dòng thông báo này.
“Tôi thích sự trung thực của ngày xưa hơn. Câu nói rằng ‘người giàu rồi cuối cùng sẽ kết hôn với người giàu’ chẳng có gì sai bởi gió tầng nào thì gặp mây tầng đó”.
Thế nên, có gì không đúng khi con trai, con gái của tỷ phú giàu thứ 2 châu Á Mukesh Ambani đều kết hôn với những người thừa kế hàng đầu của Ấn Độ, tỷ phú Snapchat Evan Spiegel kết hôn với “thiên thần nội y” Miranda Kerr (giá trị tài sản: 45 triệu USD) và con gái lớn của chủ tịch Tập đoàn Amorepacific nên duyên với con trai cả của chủ tịch Tập đoàn Bokwang Investment.
Video đang HOT
Tỷ phú Snapchat Evan Spiegel kết hôn với “thiên thần nội y” Miranda Kerr. Ảnh: Getty.
Tại Hàn Quốc, 153 trong số 317 thành viên gia đình sở hữu đại tập đoàn, chiếm 48,3%, đã kết hôn với các nhân vật tài phiệt ngang hàng, theo dữ liệu do CEO Score tổng hợp và công bố.
Theo Rhymer Rigby, những điều kể trên hoàn toàn bình thường và có thể giải thích được. Mọi người có xu hướng kết hôn với người giống mình.
Nhiều nghiên cứu cho thấy xu hướng này đã tăng lên trong những thập kỷ gần đây. Nhà kinh tế học Tyler Cowen nói rằng những cuộc hôn nhân như vậy có thể rất tốt cho các bên có liên quan, nhưng chúng “truyền bá sự bất bình đẳng qua nhiều thế hệ”.
“Người giàu kết hôn với nhau để tập trung của cải. Giàu cộng với giàu sẽ trở thành siêu giàu”.
Hạnh phúc có quan trọng?
Những người thuộc tầng lớp trung lưu có khả năng kết hôn cao hơn người nghèo. Ở Anh, bạn có thể thấy điều này ở số trẻ em sinh ra ngoài giá thú phần lớn là con của nhóm có thu nhập thấp hơn.
Vì trẻ em thuộc các hộ gia đình đã kết hôn thường có cuộc sống tốt hơn, điều này tiếp tục củng cố quan điểm rằng, hôn nhân giúp tập trung sự giàu có vẫn mang lại nhiều lợi ích hơn cả.
Một nghiên cứu của IPPR – Viện Nghiên cứu Chính sách Công có trụ sở ở London – chỉ ra rằng phụ nữ ngày nay ít mơ mộng về những cuộc hôn nhân kiểu “marry up” (cưới một ai đó thuộc tầng lớp xã hội cao hơn mình). Thay vì cưới một người thuộc tầng lớp trên, họ muốn tự vươn lên bằng sức mình hơn.
Tỷ phú Elon Musk có 3 đời vợ và luôn nhấn mạnh mình là “kèo trên” trong mọi mối quan hệ tình cảm. Ảnh: Reuters.
IPPR cũng ghi nhận số lượng cuộc hôn nhân giữa những người thuộc cùng tầng lớp đang gia tăng. Từ những năm 1980 trở đi, việc làm ở tầng lớp trung lưu giảm, bất bình đẳng gia tăng và giáo dục trở nên quan trọng hơn. Và do đó, “mọi người bắt đầu kén chọn hơn đối với người mình gặp gỡ và kết hôn”.
Độ tuổi kết hôn gia tăng có nghĩa là mọi người thường sẽ gặp vợ/chồng của mình ở nơi làm việc hơn là trường học. Ngoài ra, các ứng dụng hẹn hò phổ biến ngày nay như Match.com, Tinder cũng khiến các tiêu chuẩn bạn đời thay đổi.
Hôn nhân của giới nhà giàu không chỉ tập trung vào vấn đề tiền bạc, của cải. Họ còn coi trọng trình độ học vấn, khát vọng và khả năng tiếp cận những cơ hội tốt nhất… Những người ưu tú kết hôn với nhau thường sống trong cùng khu phố, học cùng trường, làm cùng công ty… Họ tạo ra và duy trì một nhóm ngày càng bị cô lập với phần còn lại của xã hội.
Thực tế chứng minh một số người siêu giàu có thể chỉ phù hợp với nhau. Năm 2015, Justine Wilson, vợ cũ của tỷ phú Elon Musk, viết trên Quora: “Thành công tột độ là kết quả của một tính cách cực đoan… Hạnh phúc nhiều hay ít không quan trọng với họ. Những người này thường rất kỳ quặc, trong khi những người khác cho rằng họ có phần mất trí”.
Chồng mua nhà 3 tỷ ngày tân gia vợ nhất quyết không tới, khi hiểu nguyên do lại chính ở mình anh mới sững sờ "hóa đá"
"Cách đây 3 tháng, đi làm về anh thông báo đã mua nhà khác rộng hơn, gần công ty anh làm với giá hơn 3 tỷ...", cô vợ kể.
"Của chồng công vợ" đấy là nguyên tắc của cuộc sống gia đình. Muốn tình cảm vợ chồng bền lâu, không ai được phép có tư tưởng tiền anh tiền tôi, mạnh ai người ấy quyết. Anh chồng trong câu chuyện dưới đây đã mắc phải sai lầm như thế khiến vợ anh cảm thấy hụt hẫng, tổn thương tinh thần khi sống bên người đàn ông cô lấy.
Quá thất vọng vì chồng, cô đã lên mạng giãi bày: " Có ai giống em, kết hôn xong nhìn cuộc đời lúc nào cũng thấy tối tăm mù mịt. Cũng tại vợ chồng không tâm đầu ý hợp thành ra hôn nhân trục trặc, căng thẳng kinh khủng.
Ảnh minh họa
Kể về chồng em, nhiều người sẽ nghĩ em may mắn khi lấy được người đàn ông giỏi giang. Nói thật, ban đầu chính em cũng chọn anh ấy vì chí tiến thủ của anh. Nhưng khi về sống chung nhà rồi em lại ngán ngẩm nhận ra dường như mình đã sai lầm khi lấy người quá đam mê sự nghiệp.
Chồng em thuộc diện hoạt bát nhanh nhạy, anh luôn đặt công việc lên hàng đầu, mọi thứ khác đều gạt hết sau lưng, vợ con cũng không ngoại lệ.
Đặc biệt, bản thân làm ra kinh tế hơn vợ nên anh tự cho mình quyền quyết định mọi thứ. Tất cả những việc anh làm hầu hết không bao giờ hỏi qua ý vợ. Mỗi tháng nhận lương, anh chuyển cho em 1 khoản đủ lo chi tiêu sinh hoạt gia đình. Còn lại anh mua sắm, biếu xén bố mẹ ra sao, cho anh em thế nào em tuyệt nhiên không bao giờ được quyền can thiệp.
Buồn hơn, anh còn lấy khoảng cách thu nhập giữa vợ chồng làm căn cứ đối đãi với nội ngoại hai bên. Lương anh cao nên mọi khoản biếu xén ông bà nội bao giờ cũng nhiều hơn ông bà ngoại. Em mà lên tiếng, anh sẽ nói: 'Cô thích biếu bố mẹ cô thì tự kiếm tiền mà mua biếu'.
Cách đây 3 tháng, đi làm về anh thông báo đã mua 1 căn hộ khác rộng hơn, gần công ty anh làm với giá hơn 3 tỷ. Anh hồ hởi sắm sửa tân trang nội thất trong suốt 2 tháng, không bàn bạc tí nào với vợ. Xong xuôi hết, anh đi xem ấn định ngày tân gia, em cũng không hề biết. Đến tối hôm trước khi về nhà mới, anh mới bảo: 'Mai chủ nhật em dọn đồ để chuyển sang nhà mới. Anh mời khách khứa, đặt nhà hàng mấy mâm cơm mừng tân gia. Nhà này tạm thời sẽ cho thuê, sau được giá thì bán'.
Em nghe vậy nhẹ nhàng đáp: 'Em không dọn tới nhà mới của anh đâu. Nhà ấy mua bằng tiền của anh kiếm ra, em không góp được tí công sức nào nên không dám về ở. Em sẽ ở căn nhà này, tuy nó cũ nhưng em sống rất thoải mái'.
Tuy là đàn ông song chồng em thuộc diện khá tinh ý, nghe vợ nói thế nét mặt anh có chút bần thần. Hiểu những lời của vợ là ý gì, sau 1 hồi im lặng anh nấn ná tới gần em rồi bảo: 'Anh biết thời gian qua anh đã vô tâm, trong cách hành xử cũng có phần không đúng mực. Vợ đừng để bụng, anh hứa từ nay sẽ thay đổi. Nhà anh mua là để cả gia đình mình ở, của chồng công vợ. Anh được như ngày nay là nhờ có em đứng sau làm hậu phương. Nếu vợ mà không chịu dọn tới nhà mới thì thôi, anh cũng sẽ không dọn tới nữa. Chúng mình cùng ở nhà cũ, nhà mới cho thuê'.
Ảnh minh họa
2 đứa con em nghe chuyện bố mẹ cứ nhao nhao chạy vào năn nỉ mẹ phải về nhà mới vì chúng háo hức tới đó có phòng riêng theo lời bố kể. Sau em cũng chiều theo ý con. Từ hôm đó tới giờ, chồng em nghe vẻ cũng thay đổi, tâm lý tôn trọng vợ hơn chứ không lúc nào cũng coi mình là nhất".
Tôn trọng, sẻ chia chính là yếu tố tiên quyết quan trọng nhất nhất để tạo dựng một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Không ít người mắc phải sai lầm như anh chồng trên với suy nghĩ đàn ông kiếm ra tiền sẽ có quyền định đoạt, quyết định mọi thứ trong gia đình mà không quan tâm tới cảm nhận suy nghĩ của vợ. Điều ấy khiến phụ nữ cảm thấy mình bị cô lập trong chính mái ấm của họ. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đỗ vỡ hôn nhân.
Hi vọng qua chuyện lần này, anh chồng trong câu chuyện trên đã rút ra bài học cho bản thân để từ nay về sau tránh làm tổn thương tới người phụ nữ của đời mình. Được như vậy, mái ấm của anh mới không gì làm cho lung lay được.
Bị mẹ chồng chê là "buôn đồng nát", dâu quê tậu nhà 2 tỷ trong sự ngỡ ngàng Sống chỉ với duy nhất một nguồn thu nhập là cách sống đầy rủi ro, đặc biệt nếu thu nhập đó chỉ đủ để bạn trang trải cuộc sống hàng ngày. Dù là thời xưa hay nay, mối quan hệ mẹ chồng và nàng dâu vẫn luôn ẩn chứa những phức tạp. Hai người đến từ hai mái nhà với cách sống, nếp...