Người ‘giấu mặt’ thâu tóm đất khu nhạy cảm ở Đà Nẵng
Nhiều diện tích đất xung quanh sân bay Nước Mặn ( Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng) được cho đã bị người nước ngoài giấu mặt đứng sau người Việt Nam để thâu tóm.
Nhiều lô đất quanh khu vực sân bay Nước Mặn được cho bị người TQ giấu mặt thâu tóm – Ảnh: Hoàng Sơn
Văn phòng đăng ký đất đai Q.Ngũ Hành Sơn cho biết, vệt đất nằm giữa tuyến đường Võ Nguyên Giáp và sân bay Nước Mặn có 246 lô đất với diện tích gần 40.000 m2. Theo danh sách nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khu này cho thấy, có 7 công ty quản lý 77 lô đất, trong đó Công ty TNHH TM DL-DV V.N.Holiday mua 24 lô, Công ty TNHH TM-DV Diệp Phúc Lợi mua 17 lô.
Cũng theo danh sách này, có 26 cá nhân đứng tên mua 74 lô đất, trong đó 15 người có hộ khẩu tại TP.Đà Nẵng, số người còn lại cư trú tại Hà Nội và TP.HCM. Đáng chú ý, trong số những người đứng tên mua đất, có nhiều trường hợp gia cảnh không khá giả gì nhưng cũng mua từ 3 – 12 lô đất.
Lương không đủ nuôi con vẫn… mua 12 lô đất
Qua tìm hiểu, PV Thanh Niên nắm được thông tin anh Lý Phước C. (30 tuổi, trú tại thôn Dương Sơn, xã Hòa Châu, H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) hiện là người sở hữu 12 lô đất, ước rộng khoảng 2.000 m2 tại khu vực này, theo giá hiện tại khoảng 60 tỉ đồng. Tuy nhiên, gia cảnh anh C. không mấy khá giả. Thậm chí, theo lời bà Nguyễn Thị V. (68 tuổi, mẹ anh C.) thì đồng lương ít ỏi của vợ chồng anh C. không đủ để nuôi con. “Nghe các anh nói con tôi có đến 12 lô đất, tôi thật sự bất ngờ. Thỉnh thoảng C. còn xin tôi tiền thì lấy đâu ra số tiền lớn như thế để mua đất”, bà V. nói.
Ông Nguyễn Đức Thành, Bí thư Chi bộ thôn Dương Sơn, khẳng định tuy gia đình anh C. không nằm trong hộ nghèo nhưng “với điều kiện hiện nay thì C. không thể có đủ tiền để mua 1 lô chứ nói gì đến 12 lô”. “Ai đứng đằng sau chi tiền cho C. mua thì tôi không biết, có thể là một đại gia hay người nào đó nhiều tiền. Nhưng nếu đứng ra mua cho người TQ thì cũng giống như tôi, nhiều người sẽ không đồng tình”, ông Thành nói.
Tương tự, ông Trác Duy Ph. (trú P.Khuê Mỹ, Q.Ngũ Hành Sơn) đứng ra mua 3 lô đất. UBND P.Khuê Mỹ cho hay, ông Ph. là người gốc Hoa ở miền núi phía bắc, sau một thời gian làm Đội trưởng Đội bảo vệ Công ty Silver Shores (TQ) tại địa phương, năm 2014 ông Ph. nghỉ việc rồi đứng ra mua 3 lô đất cạnh sân bay Nước Mặn với diện tích gần 500 m2.
Đúng luật nhưng “rất đáng lo”
Theo tìm hiểu của PV, các lô đất xung quanh sân bay Nước Mặn hiện đã mọc lên nhiều khách sạn, nhà hàng mang tên TQ và chủ yếu phục vụ khách TQ. Ông Lê Tấn Nghĩa, Chủ tịch P.Khuê Mỹ (Q.Ngũ Hành Sơn), cho biết người TQ tập trung đông nhất ở các resort, khu vực Công ty Silver Shores.
“Trong công tác quản lý người nước ngoài trên địa bàn phường thì khó khăn nhất vẫn là việc người VN đứng tên mua đất giúp người TQ. Do khu vực sát bờ biển lại gần sân bay rất nhạy cảm nên chính quyền địa phương rất lo lắng”, ông Nghĩa thừa nhận.
Đặc biệt, mới đây cũng tại P.Khuê Mỹ xảy ra vụ 64 lao động là người TQ dùng visa du lịch vào làm việc trái phép tại công trường của nhà thầu Công ty TNHH Shinhua Huashi (công ty mẹ tại TQ). Hiện số lao động này đã bị trục xuất ra khỏi VN (Thanh Niên đã thông tin).
Ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở TN-MT TP.Đà Nẵng, nói: “Trên danh nghĩa toàn là người VN đứng tên. Việc này cũng khó nói vì người ta mua đất đúng luật thì phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thực ra hiện tượng này rất đáng lo nhưng bây giờ người ta làm theo luật. Ai có tiền thì mua và người TQ nếu có mua đất cũng thông qua người Việt thôi”.
Theo một lãnh đạo Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng, chủ trương chung của TP là nghiêm cấm mua đất rồi gộp lại để làm nhà tại một số khu vực gần sân bay Nước Mặn. “Hôm trước, vấn đề này cũng được Bí thư Nguyễn Xuân Anh thông tin trước hội nghị Thành ủy.
Bên cạnh đó, tùy theo quy hoạch, UBND TP đã giao Sở Xây dựng rà soát lại và cấm ghép thửa tại một số vị trí, một số khu vực để giữ đúng theo quy hoạch ban đầu. Ngoài ra, UBND TP chỉ đạo không cho phép xây nhà cao tầng tại một số khu vực này vì nhiều lý do”, vị cán bộ này nói.
Hoàng Sơn
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Định hình mẫu lân, nghê thay thế tượng linh vật lai căng
Ngày 13.10, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) TP.Đà Nẵng khai mạc triển lãm và trao giải cuộc vận động sáng tác mẫu hình tượng lân, nghê mang bản sắc Việt.
Mẫu lân của nghệ nhân điêu khắc Phạm Tiến, chủ cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Tiến Hiếu đạt giải nhì
Như Thanh Niên Online đã thông tin, sau khi Bộ VHTTDL có chủ trương vận động không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp thuần phong mỹ tục nước ta, làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước, Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng vốn trên 400 năm tuổi lâm vào cảnh điêu đứng.
Nguyên do mặt hàng lân, sư tử bị cho là có mẫu mã Trung Quốc, ngoại lai chiếm đến 2/3 doanh thu làng nghề, thợ chế tác mẫu tượng này cũng chiếm 1/3 lao động làng đá. Gần 500 cơ sở chế tác tồn kho hơn 9.000 mẫu sư tử, lân đá, trị giá 80 tỉ đồng, một nửa thợ đá nghỉ việc...
Trước tình hình trên, Sở VHTTDL cùng UBND Q.Ngũ Hành Sơn, BQL làng nghề tổ chức triển lãm các mẫu tượng lân, nghê Việt trong nghệ thuật điêu khắc cổ, đồng thời phát động nghệ nhân sáng tác mẫu tượng mới mang bản sắc Việt.
Sau 3 tháng, cuộc vận động đã thu hút 12 cơ sở đóng góp 17 tác phẩm, kết quả cơ sở điêu khắc Tiến Hiếu và Phạm Trông cùng đạt giải nhì, cơ sở Tiến Hiếu còn cùng cơ sở Lan Chi đạt giải ba, giải khuyến khích thuộc về cơ sở Huỳnh Bá Minh và Nguyễn Long Bửu.
Triển lãm là dịp giới thiệu các mẫu tượng mang bản sắc Việt đến các cơ sở chế tác, tạo tiền đề để dần thay thế các tượng lân, sư tử Trung Quốc hiện nay.
Hoa văn chạm trổ trên thân lân mềm mại, được sử dụng từ họa tiết cổ thuần Việt
Mẫu lân đạt giải nhì của cơ sở điều khắc đá Phạm Trông
Mẫu nghê đạt giải ba của cơ sở điêu khắc đá Tiến Hiếu
Cặp nghê này gồm con đực hí cầu (bên phải) và con cái chăm nghê con (bên trái)
Hoa văn cổ thuần Việt sử dụng trên tượng
Mẫu lân của cơ sở điêu khắc đá Lai Chi đạt giải ba
Cặp lân này cũng một đực một cái, con đực hí cầu còn con cái chăm con
Cặp lân cơ sở điều khắc Huỳnh Bá Minh đạt giải khuyến khích
Sống lưng và đuôi lân
Cơ sở điêu khắc đá Nguyễn Long Bửu có cặp lân cùng đoạt giải khuyến khích
Lân của cơ sở điêu khắc đá Mai Hào
Lân của sơ sở điêu khắc đá Phương Xuân
Các tác phẩm của cơ sở điêu khắc đá Trung Cường
Có thể thấy các chi tiết, hoa văn trên tượng mềm mại, thân thiện hơn so với các mẫu tượng Trung Quốc
Một cặp lân khác cũng của cơ sở Tiến Hiếu
Cặp lân của cơ sở Phạm Trông
Cặp lân khác của cơ sở Tiến Hiếu
Tác phẩm của cơ sở Lê Chín
Các cơ sở điêu khắc tham gia cuộc vận động sáng tác
Nguyễn Túthực hiện
Theo Thanhnien
Đà Nẵng lo ngại có 'phố Trung Quốc' ven biển Không chỉ giới lãnh đạo mà cử tri Đà Nẵng cũng đang lo ngại việc người Trung Quốc "ôm" đất ven biển sẽ đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia. Ngày 2/10, nhiều ý kiến trong buổi tiếp xúc cử tri của Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Phùng Tấn Viết đã đề cập sự quan ngại trước thực trạng...