Người giàu không ít, nhưng vì sao chỉ có khoảng 4000 phụ nữ được sở hữu đồ Haute Couture?
Haute Couture là thế giới xa hoa đầy ám ảnh mà tất cả các tín đồ thời trang đều muốn được chạm tay vào.
Ngay cả khi không có khả năng sở hữu chúng, Haute Couture vẫn xứng đáng để chúng ta tìm hiểu, để trầm trồ thán phục trước sự sáng tạo nghệ thuật của các nhà thiết kế và nuôi những giấc mơ về một thế giới tuyệt mỹ.
Rất nhiều BST Haute Couture “tự phong” đang được giới thiệu tràn lan với suy nghĩ đơn giản chỉ cần trang phục siêu sang trọng và đắt đỏ đã được gọi là Haute Couture. Hiện nay ở Pháp, cụm từ Haute Couture được luật pháp bảo vệ và được Phòng Thương mại và Công nghiệp – đặt trụ sở tại Paris – quản lý. Ngay cả những nhà mốt lớn, danh giá, doanh thu ngất ngưởng như Louis Vuitton hay Gucci cũng không được đặt chân vào thế giới Haute Couture.
Các tiêu chí tiêu chí bắt buộc để được công nhận bao gồm:
- Thiết kế may đo cho nhiều khách hàng riêng biệt.
- Có xưởng đặt tại Paris, xưởng thuê ít nhất 15 thợ may làm việc toàn thời gian và có ít nhất 20 nhân viên kỹ thuật.
- Mỗi năm phải giới thiệu hai bộ sưu tập trong tuần lễ thời trang Couture diễn ra ở Paris.
- Sản phẩm được làm thủ công với những chất liệu cao cấp và quý hiếm bậc nhất thế giới.
Chỉ có khoảng 10 nhà mốt là thành viên chính thức Haute Couture ở Paris, trong đó có những cái tên quen thuộc như: Christian Dior, Chanel, Jean-Paul Gaultier,… Ngoài ra, còn có các thành viên quốc tế như: Valentino, Elie Saab, Versace, Giorgio Armani,… Có khoảng 20 thương hiệu được tham gia trình diễn trong tuần lễ thời trang Haute Couture.
Christian Dior Haute Couture 1949
Hội kín khách hàng của Haute Couture
Trên thế giới chỉ có khoảng 4000 người phụ nữ sở hữu đồ Haute Couture và trong đó chỉ có 100 người là khách hàng quen thuộc. Những người phụ nữ có khả năng mua đồ Haute Couture thường xuyên sẽ lập thành “hội kín” và không ai biết danh tính về họ ngoại trừ các nhà thiết kế. NTK Karl Lagerfeld từng nói: “Đừng hỏi tôi họ là ai, tôi giống như một bác sĩ, nó cũng như một bí mật ngành y”.
Trên thế giới chỉ có khoảng 4000 người phụ nữ sở hữu đồ Haute Couture.
Video đang HOT
Sau khi đặt hàng, khách hàng phải chờ đợi ít nhất 3 – 4 tháng mới được nhìn thấy sản phẩm bởi tất cả trang phục Haute Couture đều được làm thủ công
Chỉ những người kiên nhẫn mới có thể “chơi” với Haute Couture. Sau khi đặt hàng, khách hàng phải chờ đợi ít nhất 3 – 4 tháng mới được nhìn thấy sản phẩm bởi tất cả trang phục Haute Couture đều được làm thủ công: Một mẫu thêu có thể tiêu tốn 600 giờ lao động, một bộ tailleur cần đến 200 giờ chỉ để thực hiện các đường khâu tỉ mẩn, một chiếc váy cocktail cần 150 giờ hoàn thiện, còn một bộ váy cưới có thể cần đến hàng chục người thợ làm tỉ mẩn trong suốt 800 giờ.
Haute couture được shopping theo một cách riêng
Để sở hữu một chiếc đầm Haute Couture đầu tiên, bạn cần đánh tiếng đến nhà mốt, họ sẽ xem xét các yếu tố như mối quan hệ, địa vị xã hội, phong cách thời trang để quyết định bạn có đủ đẳng cấp mua sản phẩm của họ không.
Sau khi lấy số đo, nhà may sẽ ráp khung sườn sản phẩm.
Sau đó bạn sẽ đặt ngày hẹn chính xác với nhà may ở Pháp để họ chuẩn bị sẵn mẫu vải và các nguyên liệu. Sau khi bay đến Paris lần thứ nhất, nhà thiết kế sẽ tư vấn cho bạn các mẫu thiết kế có sẵn hoặc thiết kế theo ý của bạn. Đối với các mẫu thiết kế có sẵn, nhãn hàng sẽ thay đổi các chi tiết cho phù hợp với vóc dáng và tính cách của chủ nhân. Với một số mẫu mà nhà thiết kế cảm thấy hoàn toàn không phù hợp với bạn, họ sẽ cương quyết không bán dù có trả bao nhiêu tiền đi chăng nữa.
Bạn sẽ phải bay đến Paris vài ba lần để lấy số đo và thử đồ, sau đó nhà thiết kế sẽ xem xét, chỉnh sửa lần cuối trước khi tiến hành may chi tiết.
Sau khi lấy số đo, nhà may sẽ ráp khung sườn sản phẩm và bạn sẽ phải bay đến Paris lần hai để nhà thiết kế xem xét, chỉnh sửa lần cuối trước khi tiến hành may chi tiết. Trước khi mang váy về nhà, bạn sẽ phải ký cam kết không tự ý sửa chữa hay để người khác thay đổi thiết kế bộ váy.
Bí mật phòng thử đồ Haute Couture
Đồ Haute Couture không được trưng bày ở cửa hàng, bạn chỉ có thể thấy tận mắt, sờ tận tay chúng ở một nơi gọi là phòng thử đồ.
Đồ Haute Couture không được trưng bày ở cửa hàng, bạn chỉ có thể thấy tận mắt, sờ tận tay chúng ở một nơi gọi là phòng thử đồ.
Ở đây, chỉ những người đã hẹn trước mới được vào và mỗi một vị khách hàng sẽ được phục vụ bởi hàng chục cô nhân viên luôn niềm nở chào đón. Thông thường, các phòng thử đồ có gam màu trung tính để làm nổi bật thêm các thiết kế được trưng bày. Loại đèn được ưa chuộng là đèn màu kem và đèn vàng để tạo nên bầu không khí sang trọng nhưng vẫn ấm cúng. Đặc biệt, những căn phòng này được thiết kế với rất nhiều gương lớn bố trí phản chiếu nhau giúp khách hàng dễ dàng cảm nhận bộ trang phục dưới nhiều góc độ.
Khi đến các phòng thay đồ, mỗi khách hàng sẽ được một vendeuse chăm sóc. Đây là chuyên viên bán hàng nữ, chịu trách nhiệm cho mọi liên lạc và yêu cầu của khách hàng. Vendeuse đòi hỏi phải là người có kiến thức thời trang và gu thẩm mỹ tốt để nắm bắt bộ trang phục nào sẽ phù hợp với khách hàng của mình và giải thích được cho họ giá trị của sản phẩm.
Phòng thử đồ Haute Couture của Chanel.
Giorgio Armani.
Givenchy.
Valentino.
15 tỷ phú giàu nhất ngành thời trang
Giorgio Armani, nhà sáng lập Nike hay tỷ phú Nhật Bản đứng sau Uniqlo đều nằm trong danh sách những người giàu nhất ngành thời trang thế giới.
Theo SCMP, 15 người giàu nhất ngành thời trang sở hữu tổng tài sản 378,3 tỷ USD, trong đó đứng đầu là Bernard Arnault. Ông là chủ tịch LVMH - tập đoàn hàng hiệu xa xỉ lớn nhất châu Âu. Ông là người giàu thứ 3 thế giới, chỉ sau Bill Gates và Jeff Bezos. LVMH là công ty mẹ của 75 thương hiệu như Louis Vuitton, Christian Dior, Sephora, Bulgari... Hiện tại, khối tài sản của Bernard Arnault lên đến con số 88 tỷ USD. Ảnh: WWD.
Amancio Ortega là người giàu thứ 2 trong ngành thời trang. Khối tài sản 59,6 tỷ USD của ông đến từ tập đoàn bán lẻ thời trang hàng đầu Tây Ban Nha - Inditex. Ông thành lập công ty cùng vợ cũ - Rosalia Mera - vào năm 1975 và hiện là hãng bán lẻ gồm các nhãn hàng như Zara, Pull&Bear, Bershka, Massimo Dutti, Stradivarius... Amancio sở hữu 59% cổ phần công ty. Ảnh: SCMP.
Franois Pinault là người sáng lập, chủ sở hữu tập đoàn thời trang Kering với các thương hiệu như Gucci và Alexander McQueen. Ông là người giàu thứ 3 tại Pháp, sau Bernard Arnault và Francoise Bettencourt Meyers. Theo SCMP, tính đến đầu năm nay, tài sản của ông lên đến con số 42 tỷ USD. Ảnh: Forbes.
Phil Knight là người sáng lập hãng giày thể thao Nike. Từng là vận động viên điền kinh, năm 1964, ông thành lập công ty cùng huấn luyện viên thời đại học Bill Bowerman. Phil rời chức chủ tịch vào năm 2016 sau 52 năm giữ cương vị này. Đến nay, khối tài sản của ông là 40,4 tỷ USD. Ảnh: SCMP.
Alain Wertheimer đồng sở hữu thương hiệu Chanel với em trai Gerard. Ông là chủ tịch của nhãn hàng Pháp, còn Gerard điều hành chi nhánh đồng hồ của công ty tại Thụy Sỹ. Anh em nhà Wertheimer thừa kế đế chế Chanel từ ông nội Pierre Wertheimer - người sáng lập thương hiệu cùng Gabrielle Coco Chanel vào năm 1913. Ông nội của Alain nắm quyền kiểm soát thương hiệu từ năm 1954, Coco Chanel qua đời 17 năm sau. Theo New York Times, anh em Wertheimer sở hữu khối tài sản 32,3 tỷ USD. Ảnh: Vogue.
Tadashi Yanai là người sáng lập, chủ sở hữu đế chế thời trang Fast Retailing tại Nhật Bản - công ty mẹ của thương hiệu Uniqlo. Ông là người giàu nhất xứ hoa anh đào, bắt đầu sự nghiệp từ cửa hàng may của cha ở vùng ngoại ô. Theo SCMP, Fast Retailing có hàng nghìn cửa hàng trên khắp thế giới, mang về doanh thu 31,9 tỷ USD tính từ đầu năm 2020 đến nay.
Leonardo Del Vecchio là người sáng lập tập đoàn thời trang Luxottica với các thương hiệu Sunglass Hut, Ray Ban và Oakley, cũng như sản xuất kính cho hãng Chanel và Bulgari. Năm 2018, Luxottica kết hợp cùng nhãn hàng mắt kính Essilor, trở thành nhà sản xuất và bán lẻ lớn nhất thế giới. Tổng tài sản của ông là 20,9 tỷ USD. Ảnh: WWD.
Chủ tịch thương hiệu thời trang H&M - Stefan Persson - có 32% cổ phần công ty. Trong khi đó, con trai ông - Karl Johan Persson - là CEO của tập đoàn sở hữu các thương hiệu Weekday, COS, Monki... mang về doanh thu hơn 22 tỷ USD trong năm 2019. Trang SCMP tiết lộ khối tài sản của ông là 16,6 tỷ USD. Ảnh: SCMP.
Heinrich Deichmann là CEO của hãng giày Deichmann - công ty do ông nội thành lập vào năm 1913 tại Đức. Hiện tại, Heinrich sở hữu hơn 3.900 cửa hàng ở châu Âu với tổng tài sản 7,12 tỷ USD. Ảnh: ELLE.
Sandra Ortega Mera là con gái của người sáng lập thương hiệu Zara, Amancio Ortega và vợ quá cố Rosalia Mera. Cô trở thành người phụ nữ giàu nhất Tây Ban Nha sau khi mẹ qua đời. Sandra sở hữu 4,5% cổ phần của Inditex cùng tài sản 6,91 tỷ USD. Ảnh: Forbes.
Anders Holch Povlsen là CEO, chủ sở hữu hãng thời trang bán lẻ Bestseller của Đan Mạch - công ty do cha mẹ thành lập vào năm 1975. Đây là tập đoàn đứng sau 11 thương hiệu thời trang gồm Vero Moda, Only, Jack&Jones... Anders là người giàu nhất Đan Mạch với tổng giá trị tài sản 6,8 tỷ USD. Ảnh: Forbes.
Ding Shizhong là chủ tịch của Anta Sports - hãng thời trang thể thao tại Trung Quốc. Anta Sports sở hữu các thương hiệu gồm Fila, Descente, Kingkow... với doanh thu hơn 3,4 tỷ USD trong năm 2019. Tổng tài sản của ông là 6,34 tỷ USD. Ảnh: The New York Times.
Giorgio Armani là người đồng sáng lập, chủ sở hữu đế chế Armani - chuyên thời trang cao cấp, đồ thể thao, mỹ phẩm, nhà hàng. Nhà thiết kế người Italy thành lập công ty năm 1975 sau khi thôi học tại trường. Theo Forbes, công ty mang về doanh thu 2,3 tỷ USD trong năm 2019 giúp khối tài sản của ông lên đến con số 6,27 tỷ USD. Ảnh: The New York Times.
Chip Wilson thành lập công ty chuyên về đồ thể thao Lululemon Athletica vào năm 1998. Từ tháng 2/2019 đến nay, nhãn hàng kiếm được 4 tỷ USD, nâng giá trị tài sản của ông lên 6,1 tỷ USD. Ảnh: WWD.
Ralph Lauren là chủ tịch của thương hiệu thời trang mang tên mình. Ông thành lập hãng vào những năm 1960, khởi đầu với việc thiết kế cà vạt và bán tại các trung tâm thương mại ở New York, Mỹ. Hơn 50 năm sau, thương hiệu nổi tiếng thế giới mang về hơn 5 tỷ USD doanh thu tính đến năm 2019. Theo SCMP, khối tài sản của Ralph rơi vào khoảng 6 tỷ USD. Ảnh: Ralph Lauren.
15 người giàu nhất làng thời trang thế giới 15 tỷ phú giàu nhất làng thời trang thế giới đang nắm giữ tổng tài sản khoảng gần 411 tỷ USD. Trong đó, người giàu là "ông trùm" hàng xa xỉ Bernard Arnault với tài sản 88 tỷ USD. Từ trái qua phải: Delphine Arnault, Bernard Arnault, Rihanna và Alexandre Arnault tại buổi ra mắt sản phẩm của thương hiệu Fenty vào tháng...