Người giàu hủy kế hoạch du học
Mitch Alece Tan, Giám đốc công ty trà ở Quảng Châu, từng muốn con trai du học châu Âu cho đến khi thấy cách khu vực này đối mặt với Covid-19.
Trước kia, Mitch Alece Tan cho rằng chất lượng cuộc sống và dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở các nước phương Tây tốt hơn Trung Quốc rất nhiều nên muốn cho con đến sinh sống. “Tuy nhiên, quan điểm này của tôi đã thay đổi. Tôi không còn muốn con du học và định cư nữa”, cô nói.
Cũng như Tan, nhiều phụ huynh giàu có muốn con du học, định cư ở các quốc gia phát triển của châu Âu, Mỹ cũng xem xét lại kế hoạch của mình, đặc biệt là những người có con ở độ tuổi vị thành niên vì “không còn tin tưởng nước ngoài”.
Gou Hua, một người giàu có ở Thâm Quyến cho biết, cô không thể làm gì ngoài lo lắng cho con trai, người sắp nhập học Đại học California (Mỹ) vào mùa thu năm nay. “Nếu không du học bây giờ, tôi không chắc liệu thằng bé có giành được cơ hội này trong vài năm nữa hay không nên vẫn đành để con đi. Tuy nhiên, nếu có bất cứ chuyện gì, tôi sẽ đón con về nước ngay lập tức”, cô nói.
Tương tự, Jade Zheng, người điều hành một quán cafe ở Thâm Quyến, cũng định cho con trai 7 tuổi đến Canada học THCS để thích nghi với môi trường phương Tây từ nhỏ. Thế nhưng Covid-19 tác động tới kinh tế của gia đình cũng như cảm thấy không phải lúc nào ở nước ngoài cũng an toàn nên Jade quyết định cho con học trong nước ít nhất đến khi tốt nghiệp trung học.
Video đang HOT
“Nếu con cái chúng ta trở thành người nhập cư mới, liệu chúng có mắc kẹt và bị bỏ mặc tại nước ngoài như nhiều trường hợp đã xảy ra khi Covid-19 bùng phát? Ai có thể đảm bảo rằng chúng sẽ không bị kỳ thị hay bị phân biệt chủng tộc?”, Jade nói, khẳng định cô sẽ nghiêm túc cân nhắc lại kế hoạch cho con du học Canada.
Sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp Đại học Columbia, New York, Mỹ. Ảnh: Xinhua
Việc hàng loạt bố mẹ hủy kế hoạch du học và định cư của con được cho là kết quả từ việc một số quốc gia phát triển ở châu Âu và châu Mỹ chống dịch chưa hiệu quả.
Theo Viện chính sách di cư có trụ sở tại Mỹ, năm 2017, thế giới có 258 triệu người di cư, trong đó 10 triệu đến từ Trung Quốc. Trong cuộc khảo sát năm 2018 được thực hiện bởi Hurun Report và Visas Consulting, 224 nhà đầu tư Trung Quốc thấy rằng Mỹ là điểm đến di cư hấp dẫn nhất, sau đó là Anh, Ireland, Canada và Australia.
Theo số liệu của Bộ Giáo dục Trung Quốc, năm 2019 hơn 660.000 sinh viên nước này du học, tăng 8,8% so với một năm trước đó. Các cuộc khảo sát cũng cho thấy giáo dục là lý do hàng đầu cho việc di cư, tiếp theo là sinh thái, an ninh lương thực, chăm sóc sức khỏe, phúc lợi xã hội và an toàn tài sản.
Ông chủ Facebook thành người giàu thứ ba thế giới
Bất chấp đại dịch, tài sản của Zuckerberg tăng gần 20 tỷ USD một tháng, giúp anh giàu hơn Bernard Arnault và Warren Buffett trên bảng xếp hạng của Bloomberg.
Trên bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg, CEO Facebook Mark Zuckerberg vừa vượt qua ông chủ Louis Vuitton Bernard Arnault và huyền thoại đầu tư Warren Buffett để trở thành người giàu thứ ba thế giới.
Hiện Zuckerberg sở hữu khối tài sản trị giá 87,8 tỷ USD, trong khi Arnault có 81,1 tỷ USD, Buffett có 68,9 tỷ USD.
Tỷ phú Mark Zuckerberg. (Ảnh: AP)
Đây là khác biệt lớn so với một năm trước. Khi đó, Zuckerberg chỉ có 72,5 tỷ USD vào ngày 22/5/2019. Trong khi Arnault có 89,6 tỷ USD và Buffett sở hữu 83,5 tỷ USD.
Thậm chí một tháng trước, cả Buffett và Arnault vẫn giàu hơn CEO Facebook. Hôm 20/4, Zuckerberg chỉ có 68,1 tỷ USD, kém Buffett 6,2 tỷ USD và kém Arnault 12,1 tỷ USD.
Tài sản của Zuckerberg tăng nhanh sau khi Facebook công bố báo cáo tài chính tốt hơn dự đoán, cũng như tăng lượng người dùng trong quý I. Vốn hóa của Facebook đã tăng 44 tỷ USD.
Gần đây, hãng công nghệ Mỹ cũng có một bước tiến lớn vào mảng thương mại điện tử khi ra mắt tính năng Shop - cho chép doanh nghiệp tạo gian hàng trực tuyến trên Facebook. Hồi tháng 4, Facebok cũng ra mắt tính năng Messenger Rooms để cạnh tranh với đối thủ Zoom về họp trực tuyến.
Hiện tại, hai người giàu nhất thế giới trên bảng xếp hạng của Bloomberg vẫn là Jeff Bezos và Bill Gates. Dù còn kém xa hai tỷ phú này về tổng tài sản nhưng Zuckerberg đang thụ hẹp dần khoảng cách.
Mặc dù vậy, trên bảng xếp hạng theo thời gian thực, Forbes thống kê Zuckerberg sở hữu khoảng gần 87 tỷ USD và vẫn giàu thứ tư thế giới, sau Jeff Bezos, Bill Gates và Bernard Arnault.
Tỷ phú giàu nhất châu Á xin phép mẹ khi đi làm, dành cả chủ nhật bên gia đình Mặc dù là người giàu nhất châu Á với khối tài sản khổng lồ, tỷ phú Mukesh Ambani vẫn giữ thói quen xin phép mẹ trước khi đi làm, dành ngày chủ nhật cho gia đình,... Tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani là người giàu nhất Châu Á với khối tài sản ròng trị giá gần 53 tỷ USD và được coi là...