Người giải hạn cho cánh đồng
Ông Phan Là được nhiều hội viên Chi hội ND khu phố 2, phường Văn Hải, TP.Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận) gọi bằng cái tên dễ mến là “ông Tư giải hạn”. Ông Là đã tự bỏ tiền, bỏ công làm con mương, khai thông dẫn nước về phục vụ tưới tiêu cho toàn cánh đồng rộng lớn…
Ông Phan Là được nhiều hội viên Chi hội ND khu phố 2, phường Văn Hải, TP.Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận) gọi bằng cái tên dễ mến là “ông Tư giải hạn”. Ông Là đã tự bỏ tiền, bỏ công làm con mương, khai thông dẫn nước về phục vụ tưới tiêu cho toàn cánh đồng rộng lớn…
Vốn xuất thân trong gia đình ND, ông Phan Là thấu hiểu những khó khăn, vất vả mà người ND phải gánh chịu, nhất là vào mùa hạn hán. Sau nhiều năm phục vụ trong quân đội, đang trong thời gian chuẩn bị nghỉ hưu, ông bắt đầu có thói quen đi “vòng vòng” xem xét những cánh đồng của ND. Ông nhận thấy, đất sản xuất nhiều nhưng đa phần bị bỏ hoang do thiếu nước tưới tiêu. Ông Phan Là nung nấu làm việc gì đó ý nghĩa với ND.
Ông Tư “giải hạn” bên con mương dẫn nước cho bà con nông dân sản xuất. Ảnh: C.T
Video đang HOT
Nghĩ là làm, ông Là đề xuất với chính quyền địa phương về ý tưởng làm con mương dẫn nước tưới cho ND. Được địa phương đồng ý, ông tổ chức họp dân và được đông đảo bà con ủng hộ. Ông tự bỏ vốn thuê máy xúc đào con mương. Thấy vậy, hội viên, ND trong khu tiếp tục góp thêm vốn và công đào đắp. Đến nay, con mương có chiều dài trên 2km, rộng 7m, sâu hơn 2m đã hoàn thành và dẫn nguồn nước về phục vụ cho hàng chục ha đất của ND vùng khô hạn.
Bà Trần Thị Hữu Phúc – Chủ tịch Hội ND phường Văn Hải nhận xét, tuy mới tham gia tổ chức Hội ND, nhưng ngay từ đầu ông Phan Là đã là hội viên nòng cốt, nổi trội. Với sự có mặt của ông trong tổ chức hội, các phong trào do Hội, chính quyền địa phương phát động đều được ông hưởng ứng và vận động bà con tham gia nhiệt tình. “Những việc ông Là làm rất thầm lặng nhưng có sức động viên, cổ vũ lớn đối với hội viên, ND địa phương chúng tôi” – bà Phúc nói.
Theo Danviet
Mưa dông đầu mùa chưa thể giải hạn cho Tây Nguyên
Theo cơ quan khí tượng, do lượng mưa nhỏ nên chưa thể giải hạn cho cây trồng, Tây Nguyên sẽ tiếp tục đối diện với hạn hán khắc nghiệt.
Sau một thời gian dài nắng nóng gay gắt, trong những ngày qua, ở khu vực Tây Nguyên đã xuất hiện mưa dông với lượng mưa phổ biến từ 10-20mm.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, do ảnh hưởng của không khí lạnh từ miền Bắc kết hợp với nền nhiệt cao của Tây Nguyên sau thời kỳ nắng gắt, trong 2 ngày qua, tại các tỉnh trong khu vực đã xuất hiện mưa dông.
Khoảng 2/5 diện tích của Tây Nguyên đã có mưa, trong đó, tỉnh Đắk Lắk có lượng mưa đáng kể nhất, có nơi lượng mưa đạt trên 40mm như Ea H'leo, Giang Sơn. Các Kon Tum và Gia Lai, lượng mưa phổ biến từ 10-20mm; còn Lâm Đồng và Đắk Nông, lượng mưa không đáng kể.
Theo cơ quan khí tượng, những cơn mưa đầu mùa đã làm giảm nền nhiệt cao kỷ lục của Tây Nguyên. Tuy nhiện, lượng mưa nhỏ nên chưa thể giải hạn cho cây trồng trong khu vực, hạn hán sẽ tiếp tục diễn ra gay gắt.
Dự báo, phải đến cuối tháng 4, đầu tháng 5, Tây Nguyên mới có mưa trở lại. Do đó, cơ quan khí tượng khuyến cáo các địa phương chưa vội gieo trồng, đồng thời, cần lưu ý đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như lốc tố, mưa đá, giông, sét.
Ông Trần Trung Thành, Phó Giám đốc Đài khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên cho biết: "Đợt mưa này đã chấm dứt và tiếp tục khô hạn trở lại. Do đó, khuyến cáo bà con nhân dân không nên gieo trồng vì một thời gian dài nữa không có mưa. Phải giữa tháng 5 hoặc sau 10/5 thì gieo trồng mới đảm bảo.
Năm nay, do ảnh hưởng của El Nino kéo dài và đặc biệt nền nhiệt của tháng giao mùa cao hơn nhiều năm. Do đó, sắp tới đây có những trận mưa chuyển mùa; nhiều khả năng sẽ xuất hiện những thời tiết cực đoan là lốc tố, mưa đá, giông, sét. Theo chúng tôi nhận định là ở mức cao hơn nhiều năm, nên bà con cần cẩn thận đề phòng".
Trong 3 ngày qua, tại huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã xuất hiện mưa giông kèm theo lốc xoáy rất mạnh ở nhiều nơi. Lốc xoáy đã làm hơn 200 căn nhà tại các xã Ia Rsai, Uar, Chư Rcăm và Ia Rsươm bị tốc mái; nhiều diện tích hoa màu cũng bị thiệt hại.
Ngoài việc hỗ trợ tiền để mua tôn, huyện Krông Pa cũng chỉ đạo các xã và lực lượng chức năng tham gia ngày công để dựng lại nhà, giúp dân sớm ổn định cuộc sống./.
Công Bắc
Theo_VOV
Miền Tây bớt mặn là nhờ triều cường, không phải do TQ xả nước Hai ngày cuối tuần qua, độ mặn của nước ở một số địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có giảm, nhiều nơi nông dân đã chủ động để lấy nước phục vụ cho sản xuất. Tuy nhiên, tín hiệu vui trên là do đỉnh triều tăng theo quy luật chứ không phải do nguồn nước từ đập Cảnh Hồng (Trung...