Người già, trẻ nhỏ còng lưng đóng tiền xây dựng
Không cần biết người già hay trẻ nhỏ, chỉ cần có tên trong sổ hộ khẩu là đều phải gánh tiền xây dựng cơ sở hạ tầng của cả xã và thôn. Tình trạng này đã tồn tại 5 năm nay tại xã Ngọc Trạo, huyện miền núi Thạch Thành (Thanh Hóa).
Mấy năm trở lại đây, nhà nước đã có nhiều văn bản chấn chỉnh, xóa bỏ nhiều khoản phí, quỹ vô lý để giảm bớt sức đóng góp của người dân. Tỉnh Thanh Hóa cũng có nhiều văn bản chấn chỉnh tình trạng này. Tuy nhiên tại nhiều vùng quê của Thanh Hóa, nhiều các loại quỹ vẫn được “vẽ” ra để vận động người dân đóng góp núp dưới bóng “tự nguyện”.
Đến hẹn lại lên, cứ sau mỗi vụ thu hoạch lúa mùa, người dân thôn Ngọc Trạo, xã Ngọc Trạo huyện Thạch Thành lại bán vội số lúa mới thu hoạch để có tiền đóng thuế.
Một năm hai lần đóng góp, lần thứ nhất được gọi là “vụ 5″ được thôn tiến hành thu vào tháng 6, lần thứ hai là vào tháng 11.
Đối với người nông dân thì mỗi vụ đóng cả triệu tiền xây dựng cho thôn xã là một gánh nặng
Theo phản ánh của nhiều người dân, từ năm 2012 đến nay cả xã và thôn đều huy động toàn dân tham gia đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng.
Cụ thể, vụ 5 năm 2017, ngoài các loại quỹ phòng chống thiên tai, an ninh quốc phòng, đền ơn đáp nghĩa, thu hoạt động thôn, quỹ liên gia, người dân còn phải “gánh” thêm 2 khoản thu của xã và thôn về xây dựng cơ sở hạ tầng và Nông thôn mới (NTM). Trong đó, tiền xây dựng cơ sở hạ tầng: 150.000 đồng/khẩu/năm, và đóng cho thôn tiền xây dựng NTM: 400.000 đồng/khẩu/năm.
Video đang HOT
Ở xã đối tượng từ 1 tuổi đến 60 tuổi, còn ở thôn thì cứ có tên trong sổ hộ khẩu, không kể người già, trẻ nhỏ, đối tượng chính sách cũng đều phải đóng góp. Khi cầm tờ thông báo trên tay, không ít người dân bức xúc vì đối tượng thu chẳng chừa một ai.
Bà N.T.H, một người dân thôn Ngọc Trạo phàn nàn: “Mẹ tôi đã 81 tuổi, lại là vợ liệt sĩ mà vẫn phải đóng tất cả các khoản đóng góp cho thôn. Do tôi bức xúc, nhiều lần phản đối nên một năm nay bà mới được miễn”.
Hay như gia đình anh T. (thôn Ngọc Trạo) có 4 nhân khẩu, trong đó 2 con nhỏ đều dưới 6 tuổi. Thế nhưng, tất cả các thành viên trong gia đình anh vẫn phải đóng góp không trừ khoản phí, quỹ nào.
Anh T. cho biết: “Chỉ tính riêng tiền xây dựng cơ sở hạ tầng và NTM mỗi vụ đã ngót hơn triệu bạc, chưa tính một số thứ quỹ khác nữa. Đứa con nhỏ mới 3 tuổi cũng phải đóng tiền xây dựng NTM cho thôn, đến xã cũng bắt đóng tiền để xây dựng đường, trường, trạm”.
Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Trạo cho biết thu tiền xây dựng cơ sở hạ tầng của dân để xây dựng nhà chức năng trường tiểu học, sửa chữa trường mầm non…
Cũng theo người dân ở đây thì vụ nào cũng phải nộp tiền quỹ xây dựng NTM, xây dựng cơ sở hạ tầng cho cả xã và thôn, nhưng họ lại không hề hay biết xây dựng, kiến thiết những gì. Dân cứ thấy gửi giấy bao gồm những khoản đã được liệt kê sẵn thì đóng thôi. Dù biết các khoản thu vô lý nhưng cũng chẳng ai dám lên tiếng vì sợ bị cán bộ xã gây khó khăn khi đi xin các thủ tục hành chính.
Ông Hồ Hữu Phú, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Trạo xác nhận có việc thôn xã thu tiền xây dựng cơ sở hạ tầng của người dân. Tuy nhiên, ông khẳng định, tất cả các khoản đóng góp và đối tượng thu đều đã được người dân bàn bạc, thống nhất nên thôn, xã mới tiến hành thu. Hơn nữa, khi huyện về thanh tra, kiểm tra cũng không có ý kiến gì về các khoản đóng góp của xã.
Ông Phú cũng cho rằng, xã không có ngân sách để đầu tư xây dựng NTM, sửa chữa các công trình công cộng như trường học, đường giao thông, trạm y tế nên cần huy động sức dân tham gia đóng góp.
“Từ năm 2012 đến nay, xã đã dùng số tiền nhân dân đóng góp để xây dựng phòng chức năng của trường tiểu học, sửa chữa nhà 2 tầng trường THCS, mầm non,…” – ông Phú cho biết thêm.
Được biết, xã Ngọc Trạo là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Thạch Thành, tỷ lệ hộ nghèo trên 11%.
Bình Minh
Theo Dantri
Các tỉnh vẫn còn nợ đến 9.800 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới
Theo báo cáo mới nhất của Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) T.Ư, tính đến hết tháng 7.2017, cả nước đã có 2.776 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Tổng vốn ngân sách nhà nước các cấp đã bố trí trực tiếp cho Chương trình trong năm 2017 là 30.152 tỷ đồng.
Cũng theo Văn phòng Điều phối NTM T.Ư, đến nay cả nước đã có 34 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM (tăng 4 huyện so với cuối năm 2016). Bình quân cả nước đạt 13,23 tiêu chí/xã, giảm 0,24 tiêu chí so với cuối năm 2016 (dự kiến đến hết năm 2017 đạt bình quân 14 tiêu chí/xã). Tuy nhiên, vẫn còn 179 xã đạt dưới 5 tiêu chí, giảm 78 xã so với cuối năm 2016.
Cổng làng Pheo, xã Minh Quang, Ba Vì (Hà Nội) được đầu tư xây dựng khang trang. Ảnh: Thiên Ngân
Được biết, trong năm 2017 tổng vốn ngân sách nhà nước các cấp đã bố trí trực tiếp cho chương trình là 30.152 tỷ đồng. Trong đó, tổng nguồn vốn ngân sách T.Ư là 8.000 tỷ đồng; vốn đối ứng từ cácđịa phương đã bố trí thực hiện Chương trình đến hết tháng 6.2017 khoảng 22.152 tỷ đồng, trong đó 50 tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách T.Ư và tỉnh Quảng Ngãi đã bố trí được khoảng 11.708 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đến hết tháng 6.2017, giá trị hoàn thành tại các địa phương mới đạt khoảng 21%. Tiến độ giải ngân kế hoạch vốn ngân sách T.Ư 6 tháng đầu năm cũng như tốc độ tăng tiêu chí tại các địa phươngtương đối chậm.
Nguyên nhân chủ yếu, theo Văn phòng Điều phối NTM T.Ư là do số chỉ tiêu của 19 tiêu chí tăng thêm 10 chỉ tiêu so với Bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2011-2015, đồng thời, nhiều tiêu chí quan trọng (thu nhập, môi trường, hộ nghèo, tổ chức sản xuất, an ninh trật tự và quốc phòng...) có yêu cầu cao hơn so với trước đây. Một số địa phương vẫn chậm phê duyệt phương án phân bổ vốn thực hiện (mặc dù đã có văn bản đôn đốc của Bộ NNPTNT nhưng đến nay tỉnh Phú Thọ và An Giang vẫn chưa phân bổ vốn đầu tư 2017). Một số nơi còn lúng túng trong triển khai cơ chế đặc thù đối với cácdự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia...
Điều đáng chú ý là đến nay, các địa phương mới xử lý được khoảng 5.412 tỷ đồng nợ xây dựng NTM. Theo đó, tính đến hết 31.01.2017, tổng số nợ xây dựng cơ bản của 45/63 tỉnh, thành phố còn khoảng 9.807 tỷ đồng. Cả nước chỉ có18 tỉnh không có nợ.
Một số tỉnh có tổng mức nợ lớn trong xây dựng NTM, nhưng kết quả xử lý trong năm 2016 còn chậm nên khó đảm bảo về tiến độ theo quy định của Quốc hội nếu như không có các giải pháp quyết liệt hơn trong thời gian tới, như: Thái Bình (1.204 tỷ đồng), Hải Dương (776 tỷ đồng), Hà Nam (598,7 tỷ đồng)...
Theo Danviet
Hà Nội: "Kích cầu" đưa Gia Lâm và Phúc Thọ thành huyện nông thôn mới Chiều 12.7, Ban Chỉ đạo Chương trình 02 CTr/TU về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM), từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020" của Thành ủy Hà Nội đã tổ chức hội nghị giao ban quý II năm 2017, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình trong 6 tháng đầu năm và triển khai...