Người già ‘ôm chặt’ cái nhà
Mỗi lần hỏi má sao không quẳng cái gánh nhà cửa đó đi mà sống cho thoải mái, má chỉ im lặng, mặc kệ đám con nói gì cũng không lay chuyển được.
Mấy năm trước, Liên, bạn tôi, quyết định đầu tư một căn nhà nhỏ ở gần khu trung tâm, để đón mẹ từ quê lên. Sau đó, Liên kêu vợ chồng đứa em dọn về ở cùng mẹ.
Bây giờ thì hai đứa cháu, con của em Liên đã lớn, chúng cần một chốn riêng tư hơn. Liên bàn với em, bán căn nhà này đi, mua lại nhà ở một chỗ khác xa trung tâm chút nhưng rộng rãi hơn, dành cho mỗi đứa nhóc một căn phòng be bé. May mắn ngay lúc này có người đánh tiếng muốn mua lại ngôi nhà của Liên vì họ thuận đường buôn bán. Họ chấp nhận trả giá cao, so với số tiền ban đầu Liên bỏ ra thì rất hời.
Qua một quận lân cận để tìm hiểu, Liên lại được giới thiệu một căn nhà phố có sân, diện tích rộng hơn, lại sẵn không gian phù hợp với yêu cầu mọi người. Liên mừng rỡ, hẹn họ đến coi nhà, tinh thần là khách mua sẽ đặt cọc tiền luôn. Phi vụ bán nhà cũ, đổi nhà mới, dư một khoản tương đối gửi tiết kiệm cho mẹ dưỡng già, coi như ổn thỏa.
Vậy mà chẳng ai ngờ, phút cuối người “bẻ gãy” hết mọi dự tính lại là mẹ Liên. Mẹ đùng đùng phản đối, lớn tiếng đuổi người đến coi nhà rồi ầm ầm mắng chị em Liên. Mẹ tuyên bố: hoặc ở đây hoặc là mẹ bỏ về quê sống một mình, chứ không có dọn nhà đi đâu hết!
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Liên từ chưng hửng, bất ngờ đến ngạc nhiên, khó hiểu. Có gì gút mắc ở đây chăng? Mẹ Liên thường đi nhà thờ gần đó, nhưng tại chỗ mới nơi Liên đang ngắm nghía, sát bên cũng có nhà thờ lớn hơn. Vậy đó chắc không phải nguyên nhân rồi. Mẹ Liên đang có bạn bè, lối xóm vô cùng thân thiết? Cũng không tới mức đó. Mẹ ngại dọn dẹp xê dịch? Đã có con cháu và dịch vụ vận tải lo hết. Vậy thì lý do là gì?
Kể với tôi, giọng Liên muốn khóc. Cảm giác như mình đang vướng chuyện trời ơi đất hỡi không đáng, chẳng biết vì sao mà lâm vào vào hoàn cảnh bế tắc thế này. Từ hôm mẹ Liên phản ứng mạnh chuyện dời nhà đến nay, không khí trong nhà căng như dây đàn. Mẹ sẵn sàng tâm thế “về quê ở ẩn, không con cháu gì nữa cả”. Thậm chí giải thích, trò chuyện thông thường với mẹ cũng rất khó khăn. Liên vừa băn khoăn chẳng rõ mình đã làm gì sai, vừa bực bội không biết phải thuyết phục mẹ bằng cách nào để mẹ Liên hiểu một vấn đề vô cùng đơn giản: nơi sinh sống của cả gia đình sẽ tốt hơn, mẹ sẽ có thêm khoản dự phòng sinh lợi hằng tháng ở ngân hàng…
Tôi hỏi Liên, trước đó đã làm công tác tư tưởng với mẹ chưa? Đã trao đổi với mẹ là hôm ấy sẽ có người đến xem nhà, hay đột ngột, mẹ già phải đối mặt với ý nghĩ, mình sắp bị bứng khỏi nơi chốn quen thuộc này? Người già lạ lắm. Họ có những lý lẽ riêng của mình, mà con cháu chưa hoặc không thể hiểu hết.
Như má tôi, mấy năm trước cũng gom góp vốn liếng cả đời để xây nhà. Rồi đám con cái lần lượt ra riêng, còn lại má tôi với căn nhà một trệt, hai lầu và cái sân thượng lồng lộng gió. Riêng việc lau dọn giữ gìn cái nhà đó thôi cũng đủ hết thời gian và sức lực của má rồi. Nhiều lần, tôi khuyên má nên qua ở với một đứa con nào đó, con gái, con trai gì cũng được. Tuổi xế chiều mà thui thủi một mình, không nên. Nhà sang lại, má có khoản tiền, sẽ thấy yên tâm hơn. Nhưng má tôi cương quyết không chịu rời căn nhà đó. Thậm chí, xúi má cho thuê bớt một tầng hoặc vài phòng, để có người ra vào đỡ hiu quạnh, lại có thêm ít đồng xài, má tôi… chửi té tát.
Thảm nhất là việc má tôi ít dám đi đâu, cứ phải quanh quẩn để giữ nhà vì sợ trộm đột nhập. Muốn rủ má du lịch xa gần vài bữa, má cũng tần ngần lo không có ai ngủ lại coi nhà. Hỏi má, sao không quẳng cái gánh nhà cửa đó đi mà sống cho thoải mái, má chỉ im lặng, mặc kệ đám con nói gì cũng không lay chuyển được…
Chúng tôi chia sẻ chuyện “bà già của tao” với nhau xong thì hài hước tự hỏi: chẳng biết mai này khi mình thêm tuổi, có trở nên trái tính trái nết và khó hiểu đến thế không? Có suốt ngày “ôm chặt” lấy cái nhà, sợ thay đổi, sợ đủ thứ linh tinh
không đáng?
Trầm ngâm một hồi, chúng tôi bỗng nhận ra, mình chưa thật sự gần gũi mẹ như bấy lâu vẫn lầm tưởng… Ngôi nhà, đối với người già mà nói, dường như chẳng phải đơn thuần là chỗ che nắng mưa, mà là chốn an toàn, quen thuộc, khó đành lòng dứt ra. Những lợi ích về kinh tế này nọ thật chẳng nghĩa lý gì. Biết rõ tâm tư ấy, thì lớp trẻ mới đặt mình vào hành xử của người già, mà cảm thông hơn…
Theo phunuonline.com.vn
Lý do bạn không nên mang giày dép vào trong nhà
Vi khuẩn bám trên giày dép có thể gây hại cho đường tiêu hóa, nhất là với người có hệ miễn dịch kém như trẻ em và người già.
Theo Independent, giày dép dính nhiều vi khuẩn gây bệnh. Khi đi vào trong nhà, chúng sẽ mắc lại trên thảm và sàn nhà ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của nhiều người trong gia đình. Tiến sĩ Charles Gerba, nhà vi sinh vật học tại đại học Arizona, Mỹ, phát hiện một chiếc giày chứa hơn 420.000 loại vi khuẩn bên ngoài và gần 3.000 loại bên trong.
Tháo giày trước khi vào nhà để tránh mang những vi khuẩn gây bệnh vào trong nhà. Ảnh: KP
"Trong ngày, chúng ta bước lên những thứ như mặt đường, cây cỏ, sàn nhà vệ sinh công cộng và có thể là phân động vật. Những vi khuẩn bám vào giày là nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng ở mắt, phổi và dạ dày. Chúng có thể gây hại nhiều hơn cho người có hệ miễn dịch yếu như người già và trẻ em", ông Gerba nhấn mạnh.
Loại đầu tiên là E.coli, một vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm, chiếm 1/3 tổng số vi khuẩn trong giày. Chúng thường gây bệnh dạ dày và các vấn đề đường ruột dẫn đến sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Trong trường hợp nặng có thể gây viêm màng não.
Một loại vi khuẩn khác mà các nhà nghiên cứu tìm thấy làKlebsiella pneumoniae gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng về phổi và dẫn đến viêm phổi.Tỷ lệ tử vong do vi khuẩn này ở mức 50% và có thể 100% ở người nghiện đồ uống có cồn.
Michael Loughlin, giảng viên tại Đại học Nottingham Trent cho biết thêm vi khuẩn có hại Clostridium difficile được tìm thấy trong 25% giày của mọi người có thể gây ra bệnh viêm đại tràng.
Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần chà xát đôi giày trên tấm thảm có thể làm sạch chúng. Tuy nhiên, đó là nơi lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn. Cách tốt nhất hãy đặt một chiếc kệ giày gần cửa để tất cả mọi người khi vào nhà đều tự giác tháo ra. Sau đó, bạn nên rửa tay sạch sẽ. Mỗi ngày, hãy sử dụng thuốc khử trùng cho giày và giặt chúng 2 đến 3 lần một tuần.
"Tuân thủ những điều này, ngôi nhà của bạn sẽ sạch sẽ và lành mạnh hơn. Nếu bạn có con nhỏ, chúng có thể tha hồ vui chơi trên sàn nhà mà không cần phải lo lắng", ông Loughlin nói.
Cẩm Anh
Theo VNE
Ra mắt CLB Dưỡng sinh tâm thể thứ 2 tại Hà Tĩnh Hội Người cao tuổi huyện Nghi Xuân vừa tổ chức lễ ra mắt CLB Dưỡng sinh tâm thể xã Xuân Giang. Sau CLB thứ nhất ở xã Xuân Lĩnh, đây là CLB thứ 2 được thành lập tại Hà Tĩnh. Để thành lập CLB, 2 tháng qua, Hội Người cao tuổi xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân đã vận động các cụ tham...