Người ghép mặt đầu tiên trên thế giới qua đời
Thuốc chống thải ghép khiến cô mất đi khả năng chống chọi với các tế bào ung thư ác tính.
Isabelle sau khi trải qua 15 ca phẫu thuật.
Isabelle Dinoire, 49 tuổi từ Pháp là người đầu tiên được ghép một phần mặt trên thế giới. Mặc dù Isabelle qua đời mấy tháng trước nhưng mãi tới gần đây, thông tin này mới được tiết lộ. Mục đích là bảo vệ sự riêng tư của gia đình Isabelle sau cú sốc này. Isabelle qua đời sau nhiều năm chống chọi bệnh ung thư.
Năm 2005, Isabelle ở tuổi 38 đã được ghép mặt với mũi, môi và cằm từ một bệnh nhân chết não hiến tặng. Thuốc chống thải ghép mà Isabelle sử dụng khiến cô mất khả năng miễn dịch trước các tế bào ung thư. Hệ quả là hai khối u đã phát triển không ngừng trong người Isabelle.
Daily Mail đưa tin Isabelle được phẫu thuật mặt sau khi chú chó cô nuôi tấn công chủ nhân của nó. Ca ghép mặt kéo dài 15 giờ đồng hồ. Tờ Le Figaro cho biết Isabelle bị thải ghép sau quá trình phẫu thuật và năm ngoái “cô mất một phần môi”.
Bernard Duvauchalle, bác sĩ phẫu thuật hàm mặt cho Isabelle và Jean-Michel Dubernard, bác sĩ tại bệnh viện Edouard Herriot chủ trì ca ghép lịch sử.
Ở thời điểm ghép mặt, nhiều chuyên gia hoài nghi về quy trình này có thực sự cứu sống bệnh nhân hay không. Tuy nhiên, bác sĩ Dubernard vẫn quyết tâm thực hiện ca mổ.
“Khi tôi nhìn thấy gương mặt méo mó của Isabelle, tôi quyết định phải giúp cô ấy”, Dubernard trả lời một tờ báo Anh. Từ năm 2005 tới nay, 15 ca phẫu thuật tương tự đã được thực hiện trên toàn thế giới.
Theo Quang Minh – IBT (Dân Việt)
Video đang HOT
"Kinh đô" khoa học Tsukub và tiềm năng hợp tác với Việt Nam
Hàng trăm nghiên cứu viên sau tiến sỹ, sau đại học, kỹ sư của Việt Nam đang được đào tạo và làm việc tại các cơ sở khoa học của Tsukuba.
Tsukuba là một thành phố lớn thuộc tỉnh Ibaraki, cách Thủ đô Tokyo, Nhật Bản chỉ hơn 100km, được mệh danh là "kinh đô khoa học" của Nhật Bản. Không chỉ có thế, thiên nhiên ở Tsukuba tuyệt đẹp, với những hàng cây lá vàng, lá đỏ dài ngút mắt, sản phẩm nông nghiệp phong phú, không gian sống lý tưởng...tạo ra cuộc sống tuyệt vời cho những ai muốn lưu tại nơi đây.
Một trục chính trong máy gia tốc có sự tham gia của các nhà khoa học Việt Nam
"Kinh đô khoa học"
Theo Phó Thống đốc tỉnh Yachie Yamaguchi, với hơn 50 năm hình thành và phát triển, đến nay Tsukuba có 32 Viện, Trung tâm nghiên cứu, với khoảng 96 cơ sở nghiên cứu và hai trường Đại học. Dân số chỉ khoảng hơn 200.000 người nhưng có tới 20.000 nhà nghiên cứu khoa học, trong đó có 8243 người có trình độ tiến sỹ (với khoảng 5000 người nước ngoài).
Tsukuba tập trung là nơi tập trung nhiều Viện nghiên cứu lớn của Nhật Bản như; Cơ quan hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA), Cơ quan nghiên cứu máy gia tốc năng lượng cao (KEK), Viện nghiên cứu Nông nghiệp và Thực phẩm quốc gia (NARO)...tập trung vào nghiên cứu, đào tạo ở 3 lĩnh vực chính là khoa học cơ bản và công nghệ, kỹ thuật xây dựng, Nông nghiệp và Công nghệ sinh học.
Khi đặt chân tới Tsukuba không thể không qua Cơ quan hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và Cơ quan nghiên cứu máy gia tốc năng lượng cao (KEK).
Robot dùng cho y tế
Cơ quan hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) được thành lập năm 2003 trên cơ sở sáo nhập 3 cơ quan vũ trụ hàng đầu Nhật Bản chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động từ nghiên cứu, phát triển khai thác không gian vũ trụ... Hiện JAXA có 17 Trung tâm trên toàn Nhật Bản với trụ sở chính đặt tại Chofu, Tokyo.
Cơ quan Nghiên cứu máy gia tốc năng lượng cao (KEK) là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học về máy gia tốc hạt hàng đầu thế giới, được trang bị cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm hiện đại bậc nhất, nghiên cứu và phát triển lĩnh vực vật lý hạt nhân, khoa học vật liệu...
Hiện KEK có vai trò như một trung tâm nghiên cứu hàng đầu thế giới, liên trường Đại học đối với các nhà khoa học Nhật Bản và quốc tế. Hiện có khoảng hơn 600 nhà khoa học, kỹ sư và sinh viên làm việc tại Trung tâm KEK. Ngoài ra hàng năm, KEK còn đón hơn 100.000 lượt các nhà nghiên cứu đến làm việc.
Thế hệ Robot của Viện Khoa học công nghiệp (AIST)
Công nghệ Robot cũng là niềm tự hào của Tsukuba. Tại đây nhiều chủng loại robot đã được sáng tạo ra và được giới thiệu tại Khu trình diễn công nghệ Robot Cyberdyne Studio. Tại đây, các sản phẩm công nghệ robot tân tiến nhất trong lĩnh vực y tế, dùng robot để hỗ trợ chức năng vận động cho người già, người bị bệnh...
Robot HAL là robot được sáng tạo ra như một dụng cụ y tế và đã được Tổ chức Y tế thế giới công nhận như một dụng cụ y tế hỗ trợ người già và người khuyết tật. Loại robot này có khả năng làm cho bản thân chuyển động và đọc tín hiệu để vận động. Theo đó, robot giúp người bệnh phục hồi chức năng, phục hồi não, các hệ thần kinh.
Hiện trên toàn Nhật Bản có khoảng 400 robot được đưa vào hỗ trợ người bệnh, giúp giảm thiểu nguồn nhân lực đang thiếu trong lĩnh vực y tế.
Đào tạo, hợp tác khoa học với Việt Nam
Với tiềm năng đó, Tsukuba thu hút nhiều nhà khoa học người nước noài đến làm việc, trong đó có khoảng hàng trăm nghiên cứu viên sau tiến sỹ, sau đại học, kỹ sư... Việt Nam đang được đào tạo và làm việc tại các cơ sở khoa học, Viện nghiên cứu, Trường Đại học Tsukuba. Sau khi đạt trình độ tiến sỹ, thạc sỹ, đã có nhiều nhà khoa học Việt Nam được nhận làm việc tại các viện nghiên cứu lớn tại Tsukuba như JAXA, AIST..
JAXA là Cơ quan có nhiều hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong việc phát triển ngành công nghiệp vũ trụ. JAXA đang giúp Việt Nam xây dựng Trung tâm vũ trụ tại Khu công nghệ cao Láng-Hòa Lạc bằng nguồn vốn ODA của chính phủ Nhật Bản, chia sẻ kinh nghiệm thiết kế, phát triển vệ tinh nhỏ cho Việt Nam. Ngoài ra, hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực vệ tinh viễn thám, thực hiện dự án nghiên cứu chung hướng tới việc sử dụng các modul thử nghiệm trên không gian của Nhật Bản, nâng cao năng lực ứng dụng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu...
Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường thăm KEK
Viện khoa học tiên tiến Công nghệ và Công nghiệp (AIST) với các lĩnh vực nghiên cứu như khoa học đời sống, công nghệ sinh học, công nghệ Nano, năng lượng và môi trường...hướng tới xây dựng một xã hội phát triển bền vững.
Viện có 2255 cán bộ, trong đó có 96 người nước ngoài bao gồm 7 cán bộ nghiên cứu viên người Việt Nam. Và đây sẽ là nguồn nhân lực để sau khi về Việt Nam sẽ có thể đóng góp vào việc phát triển khoa học nước nhà.
Tuy nhiên, cả Việt Nam và Tsukuba có tiềm năng lớn về nghiên cứu khoa học, nhưng sự hợp tác giữa hai bên còn nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng. Hiện nay, chỉ có Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam có ký thỏa thuận hợp tác với JAXA và Viện AIST, chủ yếu trong các hoạt động tổ chức hội thảo nghiên cứu chung cà gửi cán bộ sang đào tạo.
Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường trong chuyến thăm và khảo sát một số cơ sở khoa học của Tsukuba thuộc tỉnh Ibaraki cũng đã nhấn mạnh tới việc làm thế nào tăng cường hợp tác đầu tư khoa học giữa hai bên.
Hiện tại, tỉnh Ibaraki là tỉnh kết nghĩa với tỉnh Nam Định và có dự án hợp tác trong lĩnh vực Nông nghiệp với Nam Định, Đồng Tháp. Trong tương lai hai bên sẽ có những hợp tác hiệu quả hơn trong lĩnh vực Nông nghiệp và nghiên cứu, phát triển khoa học./.
Một trục chính trong máy gia tốc có sự tham gia của nhà khoa học VN
Bùi Hùng
Theo_VOV
Ứng phó với ma trận thông tin của Trung Quốc Không thể phủ nhận, bằng chiêu bài "sức mạnh mềm" Trung Quốc đã tạo ra một ma trận về thông tin, lập lờ về mặt bằng chứng lịch sử và pháp lý. Tuy nhiên không có nghĩa sức mạnh này sẽ giúp họ biến "không thành có". Thưa ông, tôi đã chứng kiến một học giả quốc tế nói rằng, ngư dân Việt...