Người được tiêm vắc xin vẫn có thể lây SARS-CoV-2?
Những người được tiêm vắc xin Covid-19 vẫn có thể lây truyền vi rút SARS-CoV-2 cho người khác, Giáo sư Jonathan Van-Tam, quan chức y tế cao cấp trong chính phủ Anh, cảnh báo.
Nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu tiến hành tiêm chủng ngừa Covid-19 – REUTERS
Theo BBC dẫn lời Giáo sư Van-Tam, mọi người vẫn nên tiếp tục tuân thủ các quy định về phong tỏa hoặc giãn cách xã hội.
Giáo sư Van-Tam nhấn mạnh: “Ngay cả sau khi bạn đã tiêm đủ 2 liều vắc xin, bạn vẫn có thể truyền Covid-19 cho người khác và chuỗi lây truyền sẽ tiếp diễn”.
Chuyên gia này cũng nói rằng hiện tại chưa có vắc xin đạt hiệu quả 100% nên không có biện pháp bảo vệ nào được đảm bảo một cách tuyệt đối trong đại dịch Covid-19.
Theo Giáo sư Van-Tam, vẫn có thể nhiễm vi rút trong khoảng thời gian từ 2 – 3 tuần sau khi tiêm vắc xin, và ở người có tuổi, nhiều khi cần thời gian ít nhất 3 tuần sau tiêm để phản ứng miễn dịch phát triển hoàn toàn.
Bản tin Covid-19 ngày 30.1: Thần tốc truy vết ngăn chặn lây nhiễm cộng đồng
Củng cố trí não nhờ những hoạt động nhỏ trong lối sống hằng ngày
Theo các chuyên gia thần kinh, lối sống hằng ngày - bao gồm chế độ ăn uống, thói quen ngủ, vận động hiện tại - thật sự có tác động to lớn đến sức khỏe trí não.
Điều này cũng có nghĩa việc thực hiện những thay đổi nhỏ trong sinh hoạt có thể giúp củng cố năng lực nhận thức của chúng ta.
Một giấc ngủ ngắn buổi trưa vừa giúp cơ thể phục hồi năng lượng vừa tăng cường trí não.
Theo nghiên cứu mới công bố trên Tạp chí Y khoa Anh, việc duy trì giấc ngủ ngắn vào mỗi buổi trưa có thể giúp củng cố năng lực trí não và phòng ngừa bệnh mất trí nhớ.
Khi chúng ta lớn tuổi, giấc ngủ cũng thay đổi và việc ngủ trưa trở nên thường xuyên hơn. ể tìm hiểu mối liên quan giữa ngủ trưa và nguy cơ suy giảm nhận thức và mất trí nhớ ở người lớn tuổi, nhóm nghiên cứu tại Thượng Hải (Trung Quốc) đã theo dõi sức khỏe của 2.200 người khỏe mạnh trung bình trên 60 tuổi ở nhiều thành phố lớn.
Trong đó, hơn 1.500 người có thói quen chợp mắt sau bữa ăn trưa và 680 người không có thói quen này. Thời gian ngủ ban đêm trung bình của tất cả người tham gia là 6,5 tiếng và họ cũng được khảo sát tần suất ngủ trưa hằng tuần. Giấc ngủ ngắn được xác định là kéo dài từ 5 phút đến dưới 2 tiếng đồng hồ.
Tất cả đều trải qua một loạt bài kiểm tra sức khỏe và đánh giá chức năng nhận thức, gồm kỹ năng về không gian thị giác, năng lực ghi nhớ, sự chú ý, khả năng giải quyết vấn đề, nhận thức về địa điểm và mức độ nói năng lưu loát.
Kết quả cuối cùng cho thấy so với nhóm không có thói quen ngủ trưa, nhóm có thói quen này đạt điểm số đánh giá năng lực trí não cao hơn đáng kể, nhất là ở các khía cạnh nhận thức về địa điểm, nói năng lưu loát và năng lực ghi nhớ. Theo lý giải của nhóm nghiên cứu, giấc ngủ giúp điều chỉnh phản ứng miễn dịch của cơ thể và ngủ trưa được cho là một cơ chế giúp cơ thể tạo ra tác động chống viêm hiệu quả.
Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học Thụy Sĩ phát hiện những người biết chơi nhạc cụ có bộ não "siêu kết nối" so với những người không có kỹ năng này.
Lâu nay, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra tác động của âm nhạc đối với cấu trúc và chức năng của não bộ, song quy mô của những nghiên cứu này tương đối nhỏ. Trong nghiên cứu được cho là có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, nhóm chuyên gia tại ại học Zurich đã quan sát ảnh chụp não bộ của 103 nhạc sĩ chuyên nghiệp và 50 người không phải là nhạc sĩ. Họ sử dụng ảnh chụp cộng hưởng từ chức năng não ở trạng thái nghỉ, ảnh chụp cộng hưởng từ cấu trúc não và ảnh chụp cộng hưởng từ khuếch tán sức căng để tính toán các kết nối trong não của những người tham gia.
Kết quả phân tích cho thấy so với những người không chơi nhạc cụ, não bộ của nhóm nhạc sĩ có sự kết nối rộng rãi cả về cấu trúc và chức năng, đặc biệt là ở những vùng não chi phối lời nói và âm thanh. Ngoài ra, não của nhóm nhạc sĩ cũng cho thấy có sự kết nối mạnh hơn giữa vùng thính giác với các vùng não khác ở vỏ não trước, đỉnh và thái dương, vốn phụ trách kiểm soát các chức năng nhận thức cao hơn như ghi nhớ và điều hành mọi việc.
Giấc ngủ giúp tối ưu hóa hiệu quả của vaccine Một đêm ngon giấc trước và sau khi tiêm vaccine có thể tối ưu hóa phản ứng miễn dịch. Trong bối cảnh các chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đang được triển khai tại nhiều nước trên thế giới, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Y học về Giấc ngủ của Mỹ cho biết, một giấc ngủ ngon vẫn là...