Người được lấy phiếu tín nhiệm phải kê khai tài sản
Bản kê khai tài sản của người được lấy phiếu tín nhiệm đã gửi đến các đoàn đại biểu Quốc hội. Đây là nội dung mới trong lần lấy phiếu tín nhiệm lần này.
Trả lời trên VTV tối 13/11, ông Hà Minh Sơn, Phó trưởng ban công tác đại biểu Quốc hội cho biết, công tác chuẩn bị cho hoạt động lấy phiếu tín nhiệm đã hoàn tất. Kỳ này, việc lấy phiếu vẫn được thực hiện theo quy định của Nghị quyết 35.
“Rút kinh nghiệm từ lần lấy phiếu trước, lần này chúng tôi chuẩn bị suôn sẻ và thuận tiện hơn. Cụ thể, chúng tôi đã thành lập các nhóm giúp việc chuẩn bị tài liệu liên quan phục vụ cho ban kiểm phiếu, quá trình kiểm phiếu sao cho khoa học”, ông Sơn nói.
Ông Hà Minh Sơn, Phó trưởng ban công tác đại biểu Quốc hội
Theo ông điểm mới của lần lấy phiếu lần này là có hướng dẫn rõ bản báo của người được lấy phiếu tín nhiệm nên bố cục thế nào, trong đó có phần nói về chức trách nhiệm vụ được giao, phần nói về tự rèn luyện, tự kiểm điểm về phẩm chất đạo đức, lối sống. Khi thực hiện chức trách nhiệm vụ ấy thì tự thấy mình có hạn chế gì, hướng khắc phục trong thời gian tới như thế nào. Trước đây, không đưa ra mẫu chung nên người được lấy phiếu làm bản báo cáo không theo khuôn khổ chung, người viết quá dài, người viết ngắn.
Điểm mới thứ hai là vấn đề kê khai tài sản. Kỳ trước chưa có nội dung này vì tháng 7/2013 Chính phủ mới ban hanh nghị định về minh bạch tài sản thu nhập cá nhân, trong nghị định có quy định việc kê khai tài sản còn phục vụ cho việc lấy phiếu tín nhiệm. Bản kê khai tài sản nay đã gửi đến các đoàn đại biểu quốc hội
“Việc lấy phiếu tín nhiệm là việc mới, hết sức hệ trọng. Việc đánh giá đòi hỏi phải chính xác, thận trọng, khách quan công tâm. Các đại biểu phải nghiên cứu cân nhắc rất toàn diện, khi cầm bút khi vào lá phiếu xác định mức tín nhiệm thì cần đòi hỏi sự thận trọng”, ông Sơn nói.
Video đang HOT
Dự kiến, ngày 14/11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sẽ báo cáo một số vấn đề về việc lấy phiếu tín nhiệm những người thuộc đối tượng Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm. Quốc hội sẽ biểu quyết danh sách những người được Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm và tiến hành thảo luận ở đoàn về nội dung này. Ngày 15/11, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm.
Xuân Hoa
Theo VNE
Phiếu tín nhiệm: Kỳ vọng và động lực
Hơn cả một sự đánh giá, việc lấy phiếu tín nhiệm là bày tỏ sự kỳ vọng và những bước đột phá của mỗi chức danh trên cương vị của mình.
Theo chương trình làm việc của kỳ họp thì sự kiện này sẽ diễn ra vào ngày 15/11 tới đây. Hơn lúc nào, sự kỳ vọng sẽ được thể hiện qua lá phiếu của mỗi đại biểu Quốc hội.
"Chúng tôi đang nghiên cứu kỹ hồ sơ đánh giá của từng chức danh và đối chiếu với cả những đánh giá từ dư luận xã hội để đưa ra quyết định của mình", đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) nói.
Ông Hoàng lấy ví dụ, Thống đốc NHNN được đánh giá cao khi đã mạnh dạn nhận trách nhiệm thành lập Công ty quản lý tài sản các TCTD Việt Nam (VAMC) trong bối cảnh mà gần như ngân sách không có sự hỗ trợ để xử lý nợ xấu. Hơn một năm thành lập VAMC đã mua được khối lượng lớn nợ xấu. Với bước đi như thế cũng khiến đại biểu và cử tri an tâm.
Tuy nhiên, vị đại biểu này cũng lưu ý, hiện nay vướng mắc của VAMC còn nhiều, đặc biệt là trong xử lý tài sản bảo đảm, phát mại tài sản. Để tạo cơ chế tốt hơn cho VAMC thì không tự hệ thống NH làm được. Điều này cần sự vào cuộc đông bộ của các bộ ngành để thực hiện tốt xử lý nợ xấu."
Theo đại biểu Hoàng, sau lần lấy phiếu tín nhiệm trước, có những vị bộ trưởng, trưởng ngành ở mức "phiếu nhắc nhở" thì qua những hành động quyết liệt của các đồng chí thời gian qua đã mang lại chuyển biến tích cực gần đây, không chỉ đại biểu Quốc hội mà nhân dân, cử tri cả nước cũng theo dõi sát sao.
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình
Do đó, nếu đại biểu Quốc hội không nhìn nhận rõ trách nhiệm, đưa ra đánh giá thiếu khách quan thì cử tri sẽ phê phán chính đại biểu Quốc hội, ông Hoàng nhấn mạnh.
"Tuy mức độ ở mỗi chức danh khác nhau nhưng tất cả các chức danh được lấy phiếu tín nhiệm đều đã cố gắng và được cử tri ghi nhận", đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) nhận xét.
Vị đại biểu thuộc biên chế của đoàn Hà Nội cho biết: với các đồng chí có phiếu tín nhiệm chưa cao ở lần trước đã cố gắng nhiều. Trong đó có Thống đốc NHNN.
Thẳng thắn mà nói thì trong điều hành vĩ mô, ngành NH có nhiều tiến bộ góp phần vào kiềm chế được lạm phát, giữ tỷ giá tương đối ổn định, lãi suất giảm. Bên cạnh đó, ngành NH đã đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho nông dân, ngư dân. Các NHTM đã vươn đến nhiều vùng, miền để tìm hiểu nhu cầu thực của người dân, góp phần giảm bớt tín dụng đen, "cò" NH.
"Tất nhiên còn một số vấn đề của ngành NH vấn tồn tại như nợ xấu, sở hữu chéo...nhưng cần phải có quá trình để xử lý chứ không thể ngày một ngày hai, nhưng cũng mong Thống đốc lưu ý." - bà An nói.
Trả lời VietnamNet mới đây, Phó đoàn ĐBQH Hải Phòng Trần Ngọc Vinh cho biết, các vị được lấy phiếu lần này đã có những bản tự nhận xét về lĩnh vực công tác của mình, chỉ ra những mặt làm được, cũng nhận những việc chưa làm được, càng ngày càng thể hiện sự nhận trách nhiệm về mình rõ ràng hơn.
Trong bối cảnh khó khăn của hai năm qua, NHNN đã thể hiện được vai trò của mình trong thời điểm nền kinh tế có nhiều khó khăn
So với lần lấy phiếu trước, ông Vinh cho rằng; Tất nhiên là có chuyển biến, ví dụ lần trước hai vị thấp nhất là ngân hàng và giáo dục thì lần này, đặc biệt là ngân hàng đã có những tiến bộ. Tình hình như thế nhưng vẫn giữ được tỉ giá đồng VN, giá vàng tương đối ổn định, lãi suất cho doanh nghiệp vay đã giảm, trong khi vẫn thu hút được tín dụng.
Theo đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình), đợt lấy phiếu tín nhiệm lần này liên quan có ý nghĩa quan trọng cho thời gian tới. Điều thuận lợi là thời gian qua các chức danh chủ chốt đã có nhiều trải nghiệm qua thực tế, thể hiện qua việc làm của mình để các đại biểu nhìn nhận, xem xét đánh giá một cách khách quan, chính xác.
"Ở lần lấy phiếu thứ nhất, Thống đốc NHNN được đánh giá mức độ tín nhiệm không cao, nguyên nhân cơ bản là do Thống đốc Bình lên nhận nhiệm vụ trong thời điểm đất nước khó khăn, lạm phát cao, tỷ giá, giá vàng, lãi suất cũng như hoạt động NH nói chung đứng trước sức ép rất lớn." - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội của Quảng Bình chia sẻ.
Theo ông, trong bối cảnh khó khăn của hai năm qua, NHNN đã thể hiện được vai trò của mình trong thời điểm nền kinh tế có nhiều khó khăn. Điều này thể hiện ở chỗ từ mức lạm phát 18% của năm 2011 đến nay chúng ta đã kiểm soát được lạm phát, ổn định giá trị Việt Nam đồng, kiểm soát được thị trường vàng, tỷ giá...
ĐB Nguyễn Sỹ Cương cũng cho rằng: "Cho đến thời gian vừa rồi, nhiều bộ ngành đã có những giải pháp quyết liệt, điều này mọi người đều nhận thấy rõ. Ví dụ Bộ GTVT, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công thương, tôi nghĩ có lẽ lần này sẽ được đánh giá rất cao so với lần lấy phiếu lần trước.
(Theo Vietnamnet)
Hà Nội cấm vận động lôi kéo khi lấy phiếu tín nhiệm Các hành vi tác động làm sai lệch mức độ tín nhiệm hoặc lợi dụng việc lấy phiếu làm tổn hại uy tín của tập thể, cá nhân bị Thành ủy Hà Nội nghiêm cấm. Ảnh minh họa Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn về việc lấy phiếu tín nhiệm với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ...