Người được dự đoán sẽ trở thành Thủ tướng TQ
Trong bài “Đại hội Đảng lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ xác lập thể chế Tập Cận Bình – Lý Khắc Cường”, người phụ trách chuyên mục chính trị và ngoại giao Bắc Kinh của báo Liên hợp Buổi sáng Singapore ngày 21/10 phác ra một số nét về ông Lý Khắc Cường. Dưới đây là nội dung chính.
Cho dù các vị trí nhân sự cụ thể của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 vẫn chưa được tiết lộ, nhưng hai ủy viên thường vụ Bộ Chính trị đương nhiệm Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường chắc chắn sẽ trở thành nhân vật nòng cốt của lớp lãnh đạo Đảng Cộng sản nhiệm kì tới. Việc hai ông 5 năm trước cùng nhau bước chân vào Thường vụ Bộ Chính trị khóa 17 đã thể hiện nhận thức chung trong nội bộ Đảng Cộng sản đối với “thể chế Tập – Lý” trong tương lai.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (Ảnh: Xinhua)
Ông Lý Khắc Cường đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế, là ứng cử viên hàng đầu cho chức vụ Thủ tướng nhiệm kỳ từ tháng 3 năm sau. Ông được người Trung Quốc kì vọng như vậy là bởi mấy nguyên nhân chính như sau:
Video đang HOT
Thứ nhất, xuất thân chính thống, có học thức căn bản. Cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 của thế kỉ trước, ông Lý Khắc Cường được đào tạo về luật pháp một cách hệ thống tại khoa Luật, trường Đại học Bắc Kinh, đồng thời cũng tiếp thu tư tưởng giải phóng thời kì đầu của công cuộc cải cách của Trung Quốc và trải qua nếp sống của trường Đại học Bắc Kinh. Sau đó, ông theo học các nhà kinh tế học nổi tiếng như Lịch Dĩ Ninh, chuyên nghiên cứu về những vấn đề nóng, khó trong việc cải cách thể chế kinh tế Trung Quốc. Ông được cho là có tư tưởng và nhận thức sâu sắc đối với việc hạn chế những tệ nạn trong thể chế phát triển kinh tế cũng như trong lộ trình cải cách của Trung Quốc.
Thứ hai, có kinh nghiệm chính trị đầy đủ. Ông Lý Khắc Cường lần lượt giữ vị trí đứng đầu về chính trị của tỉnh có nền nông nghiệp lớn là Hà Nam, nơi có dân số đông nhất Trung Quốc và tỉnh công nghiệp lớn Liêu Ninh, nơi vốn gắn với tên gọi “Liêu lão đại”, kinh lược qua khắp Trung Nguyên, trải suốt đông bắc, tích lũy được vốn kinh nghiệm phong phú để ứng phó các vấn đề khó khăn trong nông nghiệp và công nghiệp. Cộng thêm quá trình giữ cương vị của một phó Thủ tướng thường trực 5 năm qua, có thể nói, ông có đủ kinh nghiệm chèo lái nền kinh tế vĩ mô và cục diện chính trị Trung Quốc. Theo cách nói truyền thống của người Trung Quốc, vị trí của ông Lý Khắc Cường chính là “đi lên từ làng xã, tiến tới nắm giữ tỉnh thành”.
Thứ ba, có tầm nhìn, có lý niệm, có năng lực giải quyết khó khăn. Ông Lý Khắc Cường vừa được đào tạo chuyên môn, vừa có kinh nghiệm thực tiễn, vừa có trải nghiệm nền tảng làm việc cực nhọc 4 năm tại miền đất nông thôn nghèo An Huy, nên có thể sẽ chú ý việc hiện thực yêu cầu “mở mắt nhìn thế giới”. Theo các nhân sĩ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc điểm chính trị của ông là coi trọng quy định pháp luật, coi trọng chế độ, coi trọng đoàn thể, luôn luôn nhấn mạnh quan điểm “vừa kiếm được nhất thời, vừa kiếm được muôn đời” khi giải quyết các vấn đề trọng đại.
Từ thúc đẩy chuyển biến phương thức phát triển kinh tế, ứng phó nguy cơ tài chính quốc tế, phát triển điều động các ngành nghề công nghiệp hóa, thành thị hóa, nông nghiệp hiện đại hóa, năng lượng khoa học kĩ thuật cao đến việc xây dựng dân sinh như thúc đẩy cải cách y học, bảo đảm nhà ở…, từ kỷ cương nội chính đến giao lưu đối ngoại, ông Lý Khắc Cường đều thể hiện được quan niệm lý tưởng phù hợp thực tế, hướng về tương lai, các quyết sách đưa ra luôn luôn dựa trên cơ sở lý luận. Ông đề cao và kiên trì theo phong cách chính trị học chăm nghĩ sâu, cẩn trọng thiết thực, đấu tranh toàn diện, đi sâu nắm bắt sự tình, trực diện vấn đề, đa mưu túc trí, rất tài giỏi trong việc tìm ra lối đi cho việc giải quyết những khó khăn trong cơ chế của công cuộc cải cách.
Theo cách nói của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trung Quốc đang bước vào thời kỳ then chốt của công cuộc xây dựng toàn diện xã hội khá giả, thời kì khó khăn nhất của công cuộc đi sâu cải cách mở cửa, đẩy nhanh chuyển biến phương thức phát triển kinh tế. Khi hình thái kinh tế thế giới đang rất phức tạp, vấn đề mà Trung Quốc phải đối diện cũng chất cao như núi. “Thời thế loạn nhớ người tướng giỏi”, đặc điểm và năng lực của ông Lý Khắc Cường được cho là phù hợp với giai đoạn sắp tới của Trung Quốc.
TQ: 7 ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khóa mới là ai?
Phó Chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình
Tháng sau, số ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khóa 18 sẽ từ 9 giảm xuống 7, trong đó đương nhiên có Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường - những người gần như chắc chắn kế nhiệm vị trí chủ tịch nước và thủ tướng, mạng Tin tức Liên hợp của Trung Quốc dẫn nguồn tin thân cận Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ngoài Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình (Xi Jinping) và Phó thủ tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang), năm nhân vật khác gần như chắc suất vào Thường vụ Bộ Chính trị gồm có Phó thủ tướng Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan), Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lý Nguyên Triều (Li Yuanchao), bà Lưu Diên Đông (Liu Yandong) - nữ ủy viên duy nhất của Bộ Chính trị khóa 17, phụ trách lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa và thể thao, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Uông Dương (Wang Yang) và Bí thư thành ủy Thượng Hải Du Chính Thanh (Yu Zhengsheng).
Theo nhiều nhà phân tích, trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Lý Nguyên Triều và ông Vương Kỳ Sơn được biết đến nhiều với năng lực hành chính, đều thuộc phái "Đảng Thái tử", nên việc lọt vào Thường vụ Bộ Chính trị không còn nghi ngờ gì nữa. Ông Lý Nguyên Triều chung tiếng nói, đồng quan điểm với ông Tập Cận Bình, đều đề cao tầm quan trọng của đạo đức, tác phong, sử dụng nhân tài...
Ông Uông Dương thuộc phái "Đoàn Thanh niên", không tương hợp với ông Bạc Hy Lai, nên trước đây, cơ hội vào Thường vụ Bộ chính trị không cao. Nhưng rốt cuộc, ông Bạc mất chức, trong khi ông Uông gần đây tăng cường chống tham ô, tham nhũng ở tỉnh Quảng Đông (điển hình là xử lý vụ việc ở làng Ô Khảm), nâng cao danh tiếng của mình. Hiện nay, cục thế có lợi cho ông Uông.
Các chuyên gia về vấn đề Trung Quốc công tác tại cơ quan nghiên cứu Brookings (trụ sở tại Washington) cho rằng, "cánh cửa không đóng" để bà Lưu Diên Đông 67 tuổi vào Thường vụ Bộ Chính trị, mang một thông điệp mạnh mẽ từ phía trên. Cựu Phó thủ tướng Ngô Nghi, người được mệnh danh "Người đàn bà thép" của Trung Quốc, cũng không đi xa được như bà Lưu.
Giới phân tích cho rằng, việc bà Lưu vào Ban Thường vụ Bộ chính trị không có nghĩa là vị trí trên chính trường của phụ nữ Trung Quốc sẽ có thay đổi lớn. Gần đây, bà Lưu có những phát ngôn mang tính bảo thủ, không thúc đẩy cải cách, không đề cập các nhân tố nữ quyền. Ngoài ra, chính trường Trung Quốc thiếu nữ giới là một vấn đề lịch sử không vì một, hai nữ quan chức cấp cao mà có thay đổi trong thời gian ngắn.
Theo nguồn tin thân cận Đảng Cộng sản Trung Quốc, sự khác biệt giữa 7 ủy viên và 9 ủy viên là ở chỗ Bộ Chính trị có khả năng không còn chỗ cho hai ủy viên phụ trách chính pháp và tuyên truyền.
Ông Chu Vĩnh Khang (Zhu Yongkang) hiện là Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính pháp, nhưng do liên quan vụ Bạc Hy Lai, nên có thể bị thất sủng, dẫn đến vị trí ủy viên chính pháp sẽ bị cắt. Ông Chu dường như là thành viên duy nhất trong Thường vụ Bộ Chính trị lên tiếng bảo vệ Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, khi ông này vướng vào vụ bê bối chính trị lớn nhất Trung Quốc mấy chục năm qua. Trong khi đó, ông Tập Cận Bình gần đây liên tục có những bài phát biểu trên Nhân dân nhật báo về con đường cải cách chính trị.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, sau khi ông Chu Vĩnh Khang và ông Lý Trường Xuân nghỉ hưu, phái "Hồ - Tập" sẽ giữ vai trò chủ đạo trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, phái "Giang" sau đại hội Đảng lần thứ 18 có thể rút khỏi vai trò lịch sử trong Đảng Cộng sản.
Theo 24h
Ông Ôn Gia Bảo kêu gọi người dân TQ ủng hộ Đảng Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. (Nguồn: THX/TTXVN) Theo Tân Hoa xã ngày 29/9, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã kêu gọi người dân đoàn kết ủng hộ Đảng Cộng sản và Tổng bí thư sắp mãn nhiệm Hồ Cẩm Đào trước thềm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 18 có ý nghĩa then chốt để chọn ra...