Người dùng thường không sửa chữa điện thoại bị nứt màn hình nếu nó vẫn hoạt động
Rất có thể bạn cũng thuộc đối tượng được bài viết này đề cập đến: Những người không đem điện thoại bị nứt màn hình đi sửa chữa vì máy vẫn đang hoạt động bình thường. Đây được xem như một hệ quả của việc giá điện thoại ngày càng tăng dẫn đến chi phí sửa chữa cũng tăng theo.
Theo nghiên cứu mới của SquareTrade – một công ty cung cấp dịch vụ bảo hành, người dân Mỹ đã làm vỡ hơn 50 triệu màn hình smartphone trong năm ngoái. Phần lớn người dùng tin rằng việc sửa chữa màn hình sẽ có giá thấp hơn 150 USD (3.48 triệu đồng). Tuy nhiên, trong thực tế, họ thường mất nhiều hơn thế.
Màn hình luôn là linh kiện đắt tiền nhất trên một chiếc điện thoại nên chi phí sửa chữa nó cũng không hề rẻ
Đây là lý do khiến 67% chủ sở hữu thiết bị chọn “sống chung” với màn hình bị nứt. 59% người khác nói rằng họ chỉ muốn tiếp tục sử dụng và mua điện thoại mới sau đó, trong khi có 61% số người tham gia khảo sát thừa nhận họ sẽ đợi để thay thế màn hình bị nứt trong một thời gian dài vì chi phí sửa chữa đã tăng lên.
Bên cạnh đó, cuộc khảo sát của SquareTrade còn cho thấy:
Người Mỹ đã chi 3.4 tỷ USD để thay thế màn hình điện thoại bị hỏng trong năm ngoái.
Trong số 66% chủ sở hữu smartphone đã báo cáo về việc điện thoại bị tổn hại, màn hình bị nứt là hình thức thiệt hại phổ biến nhất (chiếm tỷ lệ 29%), tiếp theo là màn hình bị trầy xước (27%) và pin không hoạt động (22%).
Xét về cách điện thoại bị làm hỏng, đây là những nguyên nhân phổ biến:
Rơi xuống đất – 74%.
Rơi ra khỏi túi quần – 49%.
Rơi xuống nước – 39%.
Rơi khỏi bàn – 38%.
Rơi trong nhà vệ sinh – 26%.
Rơi ra khỏi túi xách – 22%.
Video đang HOT
Ngay cả ốp bảo vệ cũng chưa chắc đã mang lại sự yên tâm
Ngoài ra, cuộc khảo sát còn phát hiện: Mỗi giờ, có hơn 5.700 màn hình điện thoại thông minh bị hỏng ở Mỹ. Đồng thời, sử dụng ốp bảo vệ không đồng nghĩa với sự an toàn tuyệt đối khi gần 30% người Mỹ đã chia sẻ về việc chiếc điện thoại của họ vẫn bị hỏng khi nằm trong ốp.
Nguồn: BGR
Andrey Andreev - 'thần tình yêu' trong thế giới trực tuyến
Tỉ phú Andrey Andreev, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của Badoo, vừa quyết định đầu tư 3,5 triệu bảng Anh (tương đương 105 tỉ đồng) vào một phần mềm ứng dụng hẹn hò chuyên dành cho người trên 50 tuổi, mang tên Lumen.
Ông Andrey Andreev.
Câu chuyện Andrey Andreev đầu tư vào các ứng dụng hẹn hò trực tuyến không phải là điều mới mẻ, bởi vị tỉ phú 44 tuổi này được giới công nghệ mệnh danh là "thần tình yêu của thời đại số" và thông qua công nghệ đã giúp se duyên đến hàng triệu cặp đôi trên toàn thế giới, ở nhiều độ tuổi từ thanh niên cho đến trung niên.
Andreev, lần đầu xuất hiện trong danh sách tỉ phú thế giới của Forbes năm 2018, là người đứng sau năm ứng dụng hẹn hàng đầu thế giới với công cụ nhận diện khuôn mặt và định vị tiên tiến. Một trong số đó là Badoo - ứng dụng hẹn hò trực tuyến lớn nhất thế giới với 380 triệu người đăng ký, sử dụng 47 ngôn ngữ và có mặt ở 190 quốc gia. Các ứng dụng do Andreev đầu tư đều có sự liên kết và chia sẻ lợi nhuận với nhau. Cụ thể, Badoo đang nắm giữ 79% số cổ phần của Bumble - ứng dụng hẹn hò trực tuyến có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại thị trường Mỹ hiện nay. Các ứng dụng hẹn hò này chiếm phần lớn trong khối tài sản 1,5 tỉ đô la của Andreev, theo thống kê của Forbes. Là người xây dựng các nền tảng giúp mọi người kết nối và tương tác, nhưng trong nhiều năm qua, Andreev luôn duy trì cuộc sống kín đáo và hiếm khi xuất hiện trên báo chí. Tạp chí Forbes Nga từng gọi ông là "doanh nhân bí ẩn nhất phương Tây".
Bắt đầu từ tình yêu công nghệ
Andreev tên thật là Andrey Ogandzhantyants, sinh ra trong một gia đình có cả cha lẫn mẹ đều là nhà khoa học ở Nga. "Niềm đam mê dành cho công nghệ của tôi nảy nở từ rất sớm. Cha tôi làm công việc liên quan tới lĩnh vực này, vì vậy, chúng tôi luôn có hàng triệu thứ 'đồ chơi' trong ngôi nhà ở Moscow", ông kể lại.
Andreev từng theo học trường Đại học Moscow một thời gian ngắn trước khi bỏ giữa chừng vào năm 1992 (ở tuổi 18) để tới Tây Ban Nha. Ông vay tiền từ cha mẹ đi du lịch khắp châu Âu để khám phá thế giới trước khi thành lập Virus, một cửa hàng trực tuyến chuyên bán máy tính và phụ kiện công nghệ cho người dùng Internet tại Nga vào năm 1995. Hai năm sau đó, ông bán Virus với giá "vài ngàn đô la", đủ để trả lại khoản tiền vay từ cha mẹ.
Năm 1999, Andreev xây dựng công ty phần mềm SpyLog cho phép các nhà quản trị web theo dấu những người đã truy cập vào trang web của mình. SpyLog có thể xem là mô hình đi trước của Google Analytics, theo lời Andreev.
Dù không có ý nói Google sao chép phần mềm này nhưng ông tin rằng họ lấy cảm hứng từ nó. Larry Page và Sergey Brin thành lập Google vào năm 1998 và cho ra đời Google Analytics năm 2005. Trước đó, năm 2001, Andreev đã rời khỏi SpyLog với một khoản tiền lớn không được tiết lộ. Năm 2006, ông thành lập Badoo ở Tây Ban Nha và hai năm sau đó chuyển đến sống tại London, Anh Năm 2009, Badoo ra mắt công chúng với trụ sở tại London và một văn phòng ở Moscow. Hiện công ty khởi nghiệp (startup) này có thêm văn phòng tại Malta và Mỹ.
Hiện nay, Badoo có hơn 300 nhân viên, trong đó 80 người là nữ, đang vận hành ứng dụng Badoo đồng thời hỗ trợ vận hành các ứng dụng khác gồm Huggle, Chappy và Bumble.
Luôn tránh xuất hiện trước công chúng, từ năm 2013 tới năm 2017, Andreev không trả lời bất kỳ cuộc phỏng vấn nào, cũng rất hiếm khi xuất hiện trong các sự kiện đình đám. Đây là cách hành xử bình thường của một nhà phân tích hay nhà đầu tư bí mật. Nhưng Andreev lại là "đầu não" của những ứng dụng hẹn hò, thế nên lại càng gây ra sự tò mò nơi công chúng về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Mãi tới tháng 4-2017, Andreev mới đồng ý để Business Insider phỏng vấn. Đây là cuộc phỏng vấn đầu tiên của ông trong gần bốn năm tính tới thời điểm nêu trên. Trước khi cuộc phỏng vấn diễn ra, Badoo đã thay đổi rất nhiều. Nó cho phép người sử dụng mua hoa hồng ảo cho người khác, trả tiền để đưa hồ sơ của mình lên vị trí nổi bật, hay "trưng bày" pin ảo để khoe mức độ nổi tiếng.
Ra đời vào năm 2006, ban đầu Badoo là một trang web và có nhiều tính năng chồng chéo. Andreev gọi nó là "mớ hổ lốn". Nhưng diện mạo của Badoo thay đổi sau khi ông thiết kế lại và biến nó thành ứng dụng trên thiết bị di động. Andreev thừa nhận quá trình thiết kế lại Badoo diễn ra quá lâu. "Giao diện trang web có quá nhiều nhược điểm dù chúng tôi đã cải tiến nhiều lần. Tình hình tệ đến mức chúng tôi không thể xây dựng chức năng mới cho nó.
Vì thế, tôi buộc phải bỏ trang web để tạo ra ứng dụng trên điện thoại thông minh và máy tính bảng", ông kể.
Cơ chế hoạt động của Badoo như sau: nó cho phép người sử dụng đánh dấu "Thích" hoặc "Bỏ qua" những đối tượng khác. Nếu hai người dùng thích nhau, họ có thể gửi tin nhắn cho nhau. Người dùng có thể chọn chế độ tìm người theo vùng, miền. "Ứng dụng Badoo mới mà các bạn thấy bây giờ chỉ là bộ khung để hàng loạt tính năng độc đáo, đột phá mà chúng tôi sắp bổ sung", nhà sáng lập tiết lộ một phần kế hoạch phát triển Badoo.
Andrey Andreev (giữa), nhà sáng lập kiêm CEO của Badoo, cùng các cộng sự của mình.
Ý tưởng và hành trình phát triển ý tưởng
Đến nay, con gà đẻ trứng vàng lớn nhất cho Andreev vẫn là Badoo. Mới cuối năm 2017, ứng dụng này đã tích hợp thêm tính năng nhận diện khuôn mặt. Tính năng này cho phép người dùng đăng hình của một người mình thích lên mạng và hệ thống sẽ tự động tìm người dùng sở hữu khuôn mặt tương tự. "Nhiều người dùng thực sự rất thích tính năng này", Andreev cho biết.
Ngoài Badoo, đội ngũ của Andreev hiện còn phát triển, quản lý hạ tầng công nghệ thông tin cho Chappy - một ứng dụng hẹn hò cho người đồng tính nam; Huggle - ứng dụng ghép đôi thông qua các địa điểm mà người dùng thường xuyên lui tới. Bên cạnh đó, Andreev cũng giúp sáng lập Bumble - ứng dụng hẹn hò cho phép duy nhất người dùng nữ có quyền chủ động liên lạc với đối phương để sắp đặt cuộc hẹn. Hiện, Bumble đang là ứng dụng hẹn hò trực tuyến có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở thị trường Mỹ và 79% số cổ phần của nó được sở hữu bởi Badoo.
"Cùng nhau, chúng tôi đã xây dựng nên những ứng dụng này. Ngày nay, có hàng triệu ứng dụng khác nhau trên mạng và xác suất để thành công là khá thấp. Nhưng với Bumble, Huggle, Chappy, tiền bạc hay đội ngũ phát triển phần mềm không phải là vấn đề. Chúng tôi sở hữu những yếu tố đó. Chúng tôi có thể xây dựng sản phẩm mẫu và thiết kế mọi thứ cùng nhau. Cái chúng tôi cần chỉ là ý tưởng, phương hướng hoạt động, tầm nhìn và một cá nhân đủ mạnh mẽ để bảo vệ ý tưởng cũng như biến nó trở thành hiện thực", Andreev nói.
Với trường hợp của Bumble, "cá nhân" đó chính là Whitney Wolfe - cựu đồng sáng lập kiêm giám đốc tiếp thị của Tinder. Từng gặp Wolfe khi cô còn làm việc ở Tinder, Andreev đã thuyết phục nữ doanh nhân này hợp tác với mình.
"Tôi đã nói với cô ấy rằng, cô sở hữu tiềm năng rất lớn, còn tôi thì lại có cơ sở tốt nhất. Hãy cùng làm điều gì đó đi", Andreev kể lại. Và, cái được gọi là "điều gì đó" kể trên đã chính thức được lên ý tưởng vào mùa hè năm 2014 tại một hòn đảo ngoài khơi Hy Lạp. Andreev kể: "Chúng tôi đã bay tới đảo Mykonos cùng với một vài nhà thiết kế ban đầu của Tinder. Còn lý do tại sao lại là Mykonos ấy hả? Tôi không biết, chúng tôi chỉ tính đi đâu đó để tránh bị quấy rầy bởi điện thoại và các thứ linh tinh khác mà thôi. Khi đó, chúng tôi cho rằng Mykonos sẽ là một nơi tốt để khơi dậy nguồn cảm hứng". Ba tháng sau đó, Bumble đã ra đời.
Nhận xét về tài năng của Andreev trong xây dựng và phát triển sản phẩm số, Valerie Stark - nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Huggle - đã bày tỏ những đóng góp của vị tỉ phú công nghệ này đối với công ty của cô như sau: "Tôi chỉ đơn giản phác thảo dự án của mình lên một mảnh giấy thôi mà anh ấy đã có thể hoàn thiện và biến nó thành sự thật. Cũng có lúc tôi không đồng ý và cố bảo vệ quan điểm của mình đối với một số tính năng; tuy nhiên, bằng cách thêm vào một số thay đổi và minh chứng thông qua nhiều kết quả đã được kiểm tra, anh ấy đã khiến cho mọi việc tốt hơn".
Và đối với ứng dụng hẹn hò mới nhất là Lumen, dấu ấn "cá nhân" lại thuộc về CEO Antoine Argouges, cựu giám đốc mảng doanh thu tại Badoo và Bumble, và Giám đốc Tiếp thị (CMO) Charly Lester. Argouges chia sẻ rằng phần lớn những người trên 50 tuổi mà Lumen nhắm đến đều có sự hiểu biết về công nghệ, năng động và muốn tìm kiếm cuộc phiêu lưu tiếp theo trong cuộc đời của họ qua chuyện hẹn hò. Lumen sẽ là sản phẩm của Badoo trong một cộng đồng được đánh giá là khá đông đúc, cạnh tranh trực tiếp với những ứng dụng trên thị trường hiện nay như Elite Singles, OurTime và Silver Singles.
Theo Báo Mới
Steve Jobs đã dự đoán về sự 'xuống dốc' của Apple từ cách đây 20 năm Một chủ đề sôi nổi đang được bàn tán sôi nổi trên mạng xã hội Reddit, nói về các sản phẩm nào của Apple khiến bạn khó chịu nhất. Chủ đề đã lan rộng hơn khi một cư dân mạng trích dẫn lời tiên đoán của Steve Jobs cách đây hơn 20 năm về tình tình Apple. Thứ 5 vừa qua, một chủ...