Người dùng Steam gặp họa lớn, có thể mất tất cả nếu như làm điều này
Các game thủ trên Steam có lẽ cần nâng cao cảnh giác hơn với các phiên bản mod của nhiều trò chơi.
Steam vốn rất nổi tiếng bởi sự an toàn, riêng tư cũng như những yếu tố đề cao sự bảo mật đối với người dùng. Thế nhưng yếu tố bảo đảm không phải lúc nào cũng được duy trì 100% mọi lúc mọi nơi với mọi trò chơi. Thậm chí mới đây thôi, các game thủ Steam đang cảm thấy rất hoảng sợ khi hoàn toàn có thể trở thành nạn nhân của các hacker, đánh mất tất cả thông qua một vấn nạn mới.
Theo đó, các game thủ của tựa game Slay the Spire có lẽ đang bị ám ảnh hơn bao giờ hết khi chiêu trò mới nhất của các hacker vừa được công bố. Vốn là một trò chơi chiến lược xây dựng bộ bài và được phát hành vào năm 2017, Slay the Spire có số lượng người chơi đông đảo và phần thú vị nhất chính là sự đa dạng trong các bản mod. Không phủ nhận, chính các bản mod đã làm nên thành công của trò chơi, nhưng giờ đây chúng đang gây họa hơn bao giờ hết. Mọi thứ bắt đầu khi bản mod mang tên Downfall gần đây đã bị hack, đồng thời phát tán mã độc tới toàn bộ những người dùng Steam đã tải nó xuống.
Trong một bài đăng mới trên Steam, những người tạo ra bản mod Downfall đã thừa nhận rằng dự án của họ đã bị tấn công rất mạnh dịp Giáng Sinh vừa qua. Ai đó đã tải một tệp độc hại lên bản mod và hoạt động trong suốt một giờ. Các thành viên của nhóm mod đã bị chiếm đoạt tài khoản Steam và Discord – dẫn tới việc không thể cảnh báo cộng đồng một cách nhanh chóng. Và kết quả thì cũng khá bi kịch khi nếu người chơi mở mod Downfall của Slay the Spire, họ sẽ ngay lập tức nhiễm virus và cửa sổ bật lên thư viện Unity. Tại đây, phần mềm độc hại này sẽ cố gắng đánh cắp mật khẩu của người dùng từ trình duyệt Internet hoặc qua các dịch vụ như Discord hay Telegram và thậm chí, cả tài khoản Steam nữa.
Thực tế, đây cũng không phải là lần đầu tiên mà các bản mod hoành hành như vậy dưới tay nhiều hacker. Vào hồi tháng 6 vừa qua, một bản mod rất phổ biến của Minecraft cũng đã trở thành mục tiêu tấn công của kẻ gian và tất nhiên sau cùng, người bị thiệt hại nhiều nhất vẫn là các game thủ mà thôi.
Unity tiếp tục hỗ trợ các nhà sáng tạo phát triển game với các tính năng AI mới
Unity - nền tảng hàng đầu thế giới về sáng tạo và phát triển nội dung 3D theo thời gian thực (RT3D), vừa tổ chức sự kiện Unite, hội nghị thường niên dành cho nhà phát triển game của mình.
Tại đây, Unity đã công bố một loạt cải tiến AI mới và bản cập nhật nền tảng nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các nhà phát triển game trong việc hiện thực hóa tầm nhìn của họ và vận hành sản phẩm game thành công.
Nội dung công bố bao gồm quyền truy cập sớm vào Unity Muse, bộ tính năng sử dụng công nghệ AI để đơn giản hóa việc tạo nội dung; những hình ảnh đầu tiên về Unity 6, phiên bản Unity chính tiếp theo sẽ ra mắt trong năm 2024 (trước đây gọi là 2023 LTS); và thông báo ra mắt Unity Cloud, nền tảng các sản phẩm và dịch vụ được kết nối với nhau nhằm hỗ trợ nhà phát triển tổ chức nội dung giữa các dự án và quy trình công việc.
Đầu năm nay, Unity thông báo ra mắt phiên bản beta kín của hai nền tảng sử dụng công nghệ AI là Unity Muse và Unity Sentis. Hôm nay, Unity Muse sẽ bước vào giai đoạn truy cập sớm với bộ tính năng không ngừng được mở rộng, nhằm đơn giản hóa quá trình tạo nội dung bao gồm:
1. Muse Chat - dùng để tìm câu trả lời và tài nguyên trên Unity cũng như nhận mã có thể sử dụng
2. Muse Sprite - dùng để tạo hình ảnh sprite 2D và nhiều biến thể
3. Muse Texture - dùng để tạo kết cấu 2D và 3D chất lượng cao, dùng được ngay
Cụ thể, Sprite và Texture hoạt động dựa trên mô hình học sâu được xây dựng riêng và huấn luyện hoàn toàn bằng dữ liệu cùng hình ảnh do Unity sở hữu hoặc đã đăng ký bản quyền. Điều này đảm bảo các tập dữ liệu không chứa bất kỳ người, biểu tượng hoặc phong cách nghệ thuật nào có thể nhận biết.
Unity hiện đang cung cấp các giải pháp cho nhà sáng tạo nội dung game
Unity Muse là sản phẩm độc lập với mức phí 30 USD/tháng. Người dùng đăng ký dịch vụ này cũng sẽ được ưu tiên truy cập các tính năng sắp ra mắt trong bản phát hành trước, chẳng hạn như Muse Animate (hỗ trợ nhà phát triển thiết lập các nhân vật chuyển động mà không cần mã), Muse Behavior (giúp nhà phát triển thiết lập hoạt động tương tác với nhân vật) và Muse Sketch (khung vẽ 3D để thiết kế mẫu và cộng tác nhóm nhanh chóng).
Nếu Unity Muse giúp nhà phát triển cải thiện quy trình làm việc, thì Unity Sentis cho phép họ đưa các mô hình dữ liệu AI phức tạp vào Unity Runtime để giải quyết những tác vụ "khó nhằn", cũng như tạo chức năng mới trong game bằng mô hình AI. Unity Sentis hiện đang ở giai đoạn beta mở và sẽ được ra mắt rộng rãi cùng Unity 6 trong năm 2024.
Marc Whitten, Chủ tịch Create, Unity, chia sẻ: "Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ các nhà phát triển tạo ra những game ấn tượng và gặt hái thành công. Chúng tôi làm việc dựa trên ý kiến đóng góp của họ. Họ cho chúng tôi biết mình đang làm tốt ở đâu và cần cải thiện những gì. Với Unity 6, chúng tôi cần tập trung cải thiện hiệu năng và quy trình làm việc. Về công nghệ AI, chúng tôi nhận ra mình cần đảm bảo nhà phát triển có các công cụ để tạo ra nhiều game hơn với tốc độ nhanh hơn. Chúng tôi muốn trở thành một đối tác đích thực, với khả năng đáp ứng nhu cầu của các nhà sáng tạo ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình phát triển game của họ".
Bom tấn ra mắt quá ế ẩm, nhà phát triển game gặp "họa" lớn chỉ sau 3 tuần Một thất bại nặng nề khi tựa game được kỳ vọng đã không đạt doanh số như ý muốn. Vào ngày 22/8, Immortals of Avenum chính thức được phát hành trên Xbox, PlayStation và PC. Ở thời điểm ấy, bom tấn này nhận được vô số sự kỳ vọng từ chính các nhà phát triển, phát hành cũng như cộng đồng game thủ...