Người dùng Reddit mang chảo vệ tinh của Starlink lên núi tuyết cao 3.000 mét để thử nghiệm, internet vẫn chạy “phà phà”
Những người sống ở khu vực vùng sâu vùng xa ắt sẽ mừng vì tin này!
Elon Musk hứa hẹn tốc độ mạng của dịch vụ cung cấp internet vệ tinh Starlink sẽ “nhân đôi vào năm tới”, lên mức 300 Mbps và độ trễ sẽ chỉ còn khoảng 20ms. Với nhiều người sử dụng, tốc độ thế này là chưa đủ, nhưng có vẻ những lời phàn nàn này đều đến từ những cá nhân … sướng quen rồi, khổ không chịu được.
Bản thân Elon Musk nhấn mạnh rằng Starlink cũng giống với những dịch vụ internet vệ tinh băng thông rộng khác, sẽ tập trung vào khai thác tập khách hàng sống tại những khu vực ” có mật độ dân cư từ thấp tới trung bình “. Như để chứng minh lời Elon Musk, một người dùng bản beta của Starlink có tài khoản Reddit là u/Wolf__lodge đã tiến hành thử nghiệm, mang chảo vệ tinh lên độ cao 3269 mét để lắp thử xem sao.
Khó khăn đầu tiên mà anh gặp phải: đem bộ thiết bị lên độ cao hơn 3 cây số một cách an toàn.
Tôi cho rằng nếu bộ thiết bị đã sống sót được qua quãng đường chuyển phát, nó cũng sẽ vượt qua được chặng đường 8 km trên lưng xe trượt tuyết”, anh u/Wolf__lodge viết trong bài đăng Reddit.
Sau quá trình lắp đặt, u/Wolf__lodge thử nghiệm tốc độ mạng và có kết quả mỹ mãn.
Video YouTube trên máy tính bảng của u/Wolf__lodge chạy gần như ngay lập tức. Tốc độ mạng nhanh như vậy với những người phải sinh sống ở vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, trong trường hợp phong cảnh đẹp như vậy, phải nói anh u/Wolf__lodge “được” sống ở vùng sâu vùng xa mới đúng.
Thử nghiệm internet vệ tinh Starlink trên độ cao hơn 3 km.
Trong một bài đăng Twitter, Musk nói lên điều ai cũng biết: mạng internet di động sẽ luôn có lợi thế trong các khu vực đông dân cư. Nếu bạn sống tại thành phố lớn, Starlink sẽ khó có thể trở thành nhà mạng chính của bạn, sẽ đành phải phụ thuộc vào những nhà cung cấp quen thuộc thôi.
Còn với những người sống tại những khu vực khó tiếp cận với internet, dịch vụ của Starlink có thể sẽ là cầu nối của họ với thế giới mạng muôn màu. Tốc độ hiện tại của internet do Starlink cung cấp mới được hậu thuẫn bởi 1.000 trong tổng số 42.000 vệ tinh dự kiến sẽ được lên quỹ đạo. Một khi SpaceX hoàn thiện dự án này, thì theo lời Musk, internet sẽ được phủ lên hầu hết Trái Đất vào cuối năm 2021.
Vẫn còn một điều nữa cần nói: SpaceX đặt biệt danh cho chảo vệ tinh của mình là Dishy McFlatface, tạm dịch là Đĩa Thị Mặt Mẹt (“dish” là “đĩa”, thêm hậu tố “y” vào cho đáng yêu thêm chút; “Mc” là tên đệm thường thấy trong cách đặt tên của phương Tây, tương tự như Văn hay Thị trong tiếng Việt; “Flatface” có thể hiểu là mặt mẹt, mặt phẳng lì). Cái tên dài được gọi tắt là “Dishy”, nhưng có lẽ cái tên này không phù hợp với người Việt ta vì thói quen gọi thiết bị này là “chảo”.
Kiên nhẫn đợi đến lúc “chảo chống dính” thương hiệu SpaceX được nhập về Việt Nam.
SpaceX: phóng thành công 60 vệ tinh Starlink lên dàn thiết bị đã hơn nghìn chiếc, hạ cánh thất bại khiến tên lửa rơi "tõm" xuống nước tắt ngóm
Tên lửa rơi xuống nước "êm ái" đến mức chim lởn vởn gần bệ đáp chỉ giật mình chút nhẹ.
Một quả tên lửa Falcon 9 của SpaceX vừa phóng thành công thêm 60 vệ tinh Starlink nữa lên quỹ đạo, tuy nhiên màn đáp đất của quả tên lửa tái chế đã không thành công.
Hệ thống tên lửa gồm hai phần (phần tên lửa đẩy và phần chở hàng) rời mũi Canaveral lúc gần 11h trưa ngày 16/2 theo giờ Việt Nam. Khoảng 9 phút sau khi lên không, phần tên lửa đẩy hoàn thành nhiệm vụ đưa phần mũi vào quỹ đạo rồi thực hiện hạ cánh lên con phà " Of Course I Still Love You - Tất Nhiên Anh Vẫn Yêu Em " lềnh bềnh trên biển Đại Tây Dương. Tuy nhiên, tên lửa đã đáp xuống làn nước.
SpaceX tiếp tục phóng vệ tinh Starlink lên không.
Jessica Anderson, kỹ sư của SpaceX xác nhận thông tin trên trong buổi livestream trực tiếp sự kiện, cũng khẳng định luôn phần mũi tàu vẫn đang có quỹ đạo bay bình thường. Tuy SpaceX làm mọi cách để tái chế tên lửa nhằm tối ưu chi phí bỏ ra, công ty vẫn khẳng định mục tiêu cao nhất của họ vẫn là đưa hàng hóa lên quỹ đạo.
Buổi phóng tàu hôm nay chỉ là một trong hai buổi phóng SpaceX dự kiến sẽ thực hiện trong tuần này; họ dự định đưa lên không thêm 60 vệ tinh nữa trên một quả tên lửa Falcon 9 khác vào rạng sáng ngày 18 tới đây. Hai sự kiện phóng liên tiếp là hệ quả của thời tiết xấu cũng như trục trặc kỹ thuật.
Ban đầu, SpaceX định thực hiện phóng tàu vào cuối tuần trước, nhưng cũng đã bị trì hoãn do không được thời tiết ủng hộ. Chuyến bay thứ 108 này của "đàn trâu" Falcon 9 đáng lẽ đã là cú hạ cánh thành công thứ 75, nhưng có vẻ SpaceX phải đợi tới lần phóng tiếp theo để ăn mừng. Biết đâu nếu dùng phà hạ cánh còn lại, " Just Read the Instructions - Chỉ Cần Đọc Hướng Dẫn Sử Dụng ", quá trình đáp sẽ thành công hơn chăng?
Giây phút quả tên lửa rơi xuống nước.
Quả tên lửa Falcon 9 lên không hôm nay là phiên bản nâng cấp mới, với khả năng bay được nhiều chuyến mà không cần tu sửa quá nhiều. Với đội ngũ Falcon 9 hùng hậu, SpaceX đã có thể lên không với số lần kỷ lục: họ bay 26 lần trong năm 2020, với 22 lần sử dụng tên lửa cũ. SpaceX mong muốn sẽ nâng con số này lên ít nhất là 40 trong năm 2021, với các chuyến bay phục vụ cả những hợp đồng ngoài lẫn quá trình xây dựng dàn vệ tinh cung cấp internet Starlink.
SpaceX đã phóng lên hơn 1.000 vệ tinh, gần đạt con số dự kiến ban đầu là 1.440. Tuy nhiên, con số này sẽ còn tăng khi công ty hàng không vũ trụ tư nhân của Elon Musk xin giấy phép vận hành thêm vài chục ngàn vệ tinh nữa. Hiện đa số các khách hàng đầu tiên của Starlink đều buông những lời khen có cánh.
Starlink của Elon Musk sắp mở dịch vụ điện thoại và internet giá rẻ Tuy mới ở giữa giai đoạn thử nghiệm, dự án vệ tinh Starlink của SpaceX đang ấp ủ nhiều kế hoạch lớn hơn trong tương lai. Dịch vụ internet vệ tinh của Elon Musk đã thu hút hơn 10.000 người đăng ký Trong hồ sơ gửi tới Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC), SpaceX tiết lộ kế hoạch bổ sung các...