Người dùng iPhone 5 cần phải cập nhật phần mềm trước ngày 3.11
Một số iPhone hoặc iPad được phát hành vào năm 2012 hoặc trước đó cần cập nhật phần mềm từ Apple. Nếu không, chúng sẽ hoạt động không còn chính xác sau 2 giờ chiều Chủ nhật, ngày 3.11 (giờ miền Đông nước Mỹ).
Đặc biệt, hãng Apple cho biết điện thoại iPhone 5 không cài đặt bản cập nhật iOS 10.3.4 sẽ không thể kết nối với các dịch vụ trực tuyến yêu cầu ngày giờ chính xác, nghĩa là họ cũng không thể tải các ứng dụng từ App Store, truy cập email hoặc duyệt web.
Nếu bạn không thực hiện việc cập nhật trước thời hạn chót, bạn không thể tải xuống bản cập nhật trong menu cài đặt từ iPhone và sẽ phải cập nhật bằng cách cắm điện thoại của bạn vào máy tính, điều khá phức tạp với những người không rành công nghệ.
“Nếu bạn sở hữu iPhone 5, điều đặc biệt quan trọng là phải cập nhật phần mềm cho thiết bị của bạn trước ngày 3.11 hoặc sử dụng máy tính để duy trì tính năng xác định vị trí GPS chính xác và tiếp tục sử dụng các chức năng dựa trên ngày và giờ chính xác bao gồm App Store, iCloud, email, và trình duyệt web”, Apple thông báo.
Các thiết bị iPhone 4s và một số mẫu iPad Mini, iPad 2 và iPad thế hệ thứ 3 loại 3/4G cần cập nhật lên iOS 9.3.6 hoặc chúng sẽ không thể duy trì việc xác định vị trí GPS chính xác.
iOS 13 đã được phát hành vào mùa thu này và có thể chạy trên iPhone 6S và iPhone 6S Plus, thiết bị được phát hành vào năm 2015 và tất cả các model sau này. Nhưng có nhiều người vẫn sử dụng điện thoại từ năm 2012 trở về trước, vì vậy Apple vẫn phát hành các biến thể mới của các phiên bản iOS cũ hơn để giữ cho các thiết bị đó hoạt động và khắc phục “sự cố cuộn” qua GPS. Cụ thể, iOS 10.3.4 và 9.3.6 đã ra mắt vào tháng 7.
Apple cho biết vấn đề này không ảnh hưởng đến iPod touch hoặc bất kỳ mẫu iPad nào chỉ dùng Wi-Fi. Nó cũng không ảnh hưởng đến các thiết bị iOS mới hơn các thiết bị được liệt kê ở trên.
Video đang HOT
Theo một thế giới
Công ty bán phần mềm giả lập iOS trên trình duyệt web bất ngờ "phản đòn", cáo buộc Apple nợ tiền mình không trả
Corellium trả lời về vụ kiện của Apple, nói rằng startup này làm xã hội trở nên tốt hơn, đồng thời cáo buộc ngược rằng Apple nợ tiền mình.
Hồi tháng 8, Apple đã kiện Corellium vì tội vi phạm bản quyền, cáo buộc rằng phần mềm giả lập iPhone của công ty khởi nghiệp này là bất hợp pháp. Apple cho rằng các phần mềm giả lập iPhone đã giúp các chuyên gia công nghệ bán các công cụ hack, dựa trên lỗi phần mềm được tìm thấy trên hệ điều hành iOS cho các cơ quan chính phủ, những người muốn nhắm mục tiêu vào một số chiếc iPhone cụ thể.
Cộng đồng an ninh mạng thì cho rằng Apple đang cố sử dụng vấn đề bản quyền để kiểm soát thị trường bảo mật, cũng như tìm cách hợp pháp hóa các lỗ hổng phần mềm trên thiết bị của mình. Vụ kiện đã được đệ trình chỉ vài ngày sau khi Apple tuyên bố sẽ cung cấp cho các nhà nghiên cứu các thiết bị đặc biệt, đã được hack để họ tìm và báo cáo lỗi về cho công ty.
"Thông qua chương trình thiết bị nghiên cứu chỉ dành cho người được mời và vụ kiện này, Apple đang cố gắng kiểm soát xem ai được phép xác định các lỗ hổng trên thiết bị. Nhưng nếu Apple phát hiện và biết cách giải quyết các lỗ hổng, công ty liệu có công bố chúng ra công chúng hay không?", Corellium phản biện. Đây cũng được coi là tiếng nói chung của cộng đồng nghiên cứu bảo mật.
Theo Corellium, về cơ bản việc sử dụng các đoạn code của Apple trong sản phẩm của công ty mình là hợp lý. Đại diện Corellium cũng cho rằng họ làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn, bằng cách giúp các nhà nghiên cứu bảo mật kiểm tra hệ điều hành của iPhone, tìm ra lỗ hổng trong đó và giúp Apple khắc phục chúng. Nhờ Corellium, các nhà nghiên cứu có thể dễ dàng tìm thấy lỗi hơn bằng cách tạo các phiên bản ảo của iOS và kiểm tra chúng nhanh hơn, trái ngược với việc phải sử dụng các thiết bị vật lý thực tế. Corellium đã cố gắng minh họa điều này bằng cách đưa ra hình ảnh minh họa theo kiểu "trước" và "sau" để chứng minh cảm giác của các nhà nghiên cứu khi cố gắng hack iPhone.
Ảnh minh họa trong phản hồi của Corellium.
Theo một báo cáo từ Motherboard hồi đầu năm, các nhân viên của Corellium đã mua được những chiếc iPhone đặc biệt từ thị trường chợ đen. Đây là những chiếc iPhone nguyên mẫu (dev-fuse), chứa phần mềm đặc biệt mà nhân viên Apple và công nhân các nhà máy lắp ráp sử dụng để thử nghiệm. Phần mềm này có ít hạn chế bảo mật hơn, cho phép các nhà nghiên cứu truy cập tốt hơn vào các phần của hệ điều hành và các đoạn mã của điện thoại.
Hồi tuần trước, Apple đã gây áp lực khiến eBay loại bỏ một danh sách cung cấp iPhone nguyên mẫu, được người dùng bán với giá 10.000 USD.
Lập luận chính của Corellium nằm ở việc giả định rằng khách hàng của Corellium đang tìm kiếm lỗi với ý định cảnh báo cho Apple về sự tồn tại của chúng. Tuy nhiên, bây giờ đó chỉ là một giả định.
Tên khách hàng duy nhất của Corellium trong phản hồi của công ty này là Azimuth Security, được mua lại bởi một nhà thầu quốc phòng năm ngoái. Theo báo cáo, Azimuth là một trong những công ty tốt nhất trên thế giới trong việc tìm kiếm các lỗi trên iOS và phát triển các ứng dụng khai thác, tận dụng các lỗi đó. Và Azimuth không báo cáo những lỗi đó cho Apple. Thay vào đó, công ty này bán các công cụ hack dựa trên những lỗi tìm được cho các cơ quan thực thi pháp luật và tình báo ở Mỹ, Anh, Canada và các quốc gia khác. Nhiều nhà nghiên cứu bảo mật chuyên tìm kiếm lỗ hổng trong iOS cũng thường không báo cáo lỗi cho Apple vì họ muốn giữ lỗi cho chính họ hoặc bán chúng cho bên thứ ba.
Khi được hỏi về việc có bao giờ báo cáo lỗi trong iOS cho Apple khi chúng được tìm thấy bằng phần mềm từ Corellium hay không, Mark Dowd, người sáng lập Azimuth, đáp: "Không."
Apple dường như không có mối quan hệ thân thiết cho lắm với các chuyên gia nghiên cứu bảo mật.
Daniel Cuthbert, người phụ trách nghiên cứu an ninh mạng tại ngân hàng Santander, nói rằng nhóm của ông đã sử dụng Corellium để kiểm tra các ứng dụng của ngân hàng trên các thiết bị iPhone và phiên bản iOS khác nhau. Ông cho biết phần mềm này tỏ ra rất hữu ích.
"Sức mạnh thực sự của Corellium là nó giúp mọi người viết các ứng dụng tốt hơn, bằng cách phân phối và thử nghiệm chúng theo cách tự động chứ không phụ thuộc vào các thiết bị vật lý", Cuthbert nói. "Lệnh cấm của Apple đang làm tổn thương giới kinh doanh nhiều hơn họ nghĩ."
Một phần quan trọng khác trong phản hồi của Corellium là Apple đã biết về công ty này trong nhiều năm và luôn tỏ ra thân thiện với một trong những người sáng lập của nó, Chris Wade. Corellium cáo buộc rằng Apple đã mời Wade tham gia vào chương trình "tìm lỗi nhận thưởng" của mình vào năm 2017. Thậm chí Apple còn mời Wade về làm việc, một năm trước khi Wade thành lập Corellium. Kể từ đó tới nay, theo Corellium, Wade đã báo cáo 7 lỗi iOS cho Apple, với giá trị phần thưởng tương ứng lên tới 300.000 USD. Tuy nhiên đến nay Apple vẫn chưa thanh toán.
Phát ngôn viên của Apple không phản hồi về vấn đề này, nói rằng nó thuộc nội dung trong hồ sơ gốc của công ty. Wade cũng chưa bình luận gì.
Vụ kiện của Corellium có thể sẽ còn nhiều bí ẩn và phức tạp.
Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu bảo mật, sau khi chương trình trả tiền cho việc tìm lỗi của Apple được tung ra vào năm 2016, đến nay một số người vẫn chưa được chi trả. Tất nhiên, đã có những người được trả tiền trong vài năm qua.
Corellium gợi ý rằng họ biết lý do thực sự tại sao Apple đã không trả tiền cho Wade. Tuy nhiên, lý do này chưa thể được công bố ở hiện tại, vì có thể khiến vụ kiện thêm mở rộng.
Hôm qua, một báo cáo từ Forbes tiết lộ rằng Apple đang đàm phán để mua lại công ty khởi nghiệp trước đó của Wade. Đây là một công ty cung cấp một dạng sản phẩm tương tự như Corellium. Nhiều nguồn tin khác từ Motherboard nói rằng Apple cũng đang đàm phán để mua lại chính Corellium, nhưng những cuộc đàm phán đó đã không đi đến đâu.
Theo GenK
Không cần bộ kích sóng, các nhà nghiên cứu vừa tìm ra cách tăng phạm vi phát WiFi lên thêm 67m chỉ bằng cập nhật phần mềm Đây là một giao thức phần mềm giúp tăng phạm vi thu/phát của sóng Wifi lên thêm tới hơn 60m so với các giao thức hiện có. Với sự lên ngôi của các thiết bị di động, việc cải thiện mức độ phủ sóng Wifi để có thể truy cập Internet ở ngóc ngách trong nhà đang là mối quan tâm hàng đầu...






Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

AirPods không còn là 'tai nghe' đơn thuần

Cân nhắc khi thử nghiệm bản beta của One UI 8

Bùng nổ trí tuệ nhân tạo làm tăng mạnh nhu cầu về NAND Flash

5 ứng dụng Samsung người dùng Galaxy nên tải về do không cài sẵn

Dung lượng pin iPhone 17 Air là 'nỗi thất vọng lớn'

Smartphone bình dân giảm hấp dẫn người Việt

Tại sao phích cắm ba chấu lại quan trọng hơn chúng ta nghĩ?

16 GB RAM không còn đủ cho game thủ

One UI 7 có siêu năng lực mà Google có thể sao chép

One UI 7 có một tính năng bí mật người dùng Galaxy nên biết

OpenAI ra mắt phiên bản chat GPT-4.1, có bước tiến vượt bậc về hiệu suất

Thêm nâng cấp lớn của iPhone bản kỷ niệm 20 năm
Có thể bạn quan tâm

Ý Nhi tạch hết giải, vẫn "nắm chắc" ngôi Á hậu Miss World nhờ 1 điều?
Sao việt
14:25:47 19/05/2025
Phim thất bại ê chề vì chỉ bán được 5 vé, khán giả ngáy to đến mức át cả âm thanh
Phim châu á
14:16:07 19/05/2025
Cựu TT Mỹ Joe Biden mắc ung thư, đã di căn đến xương, bệnh nguy hiểm thế nào?
Thế giới
14:14:00 19/05/2025
Tiến Nguyễn bị náo loạn trang cá nhân, Lôi Con "lên sóng" trở lại, ngoại hình lạ
Netizen
14:12:16 19/05/2025
Tổng tài hàng real thừa kế 126.000 tỷ: Nhan sắc 22 năm không ai địch nổi, sự nghiệp lẫy lừng toàn bom tấn
Hậu trường phim
14:08:17 19/05/2025
Ca sĩ tai tiếng nhất Vbiz vừa cất giọng đã "oét nốt", lộ nguyên hình 1 điểm yếu
Nhạc việt
14:04:15 19/05/2025
Engfa bị BTC yêu cầu tiết chế 'khoe da thịt', 1 Á hậu công khai 'giật' sóng?
Sao châu á
13:59:23 19/05/2025
Diện áo khoác sơ mi ngày hè
Thời trang
13:52:52 19/05/2025
Rihanna gần 10 năm"lười biếng", vừa tái xuất bị dặm 1 câu "Hát gì mà thua cả AI"
Sao âu mỹ
13:51:14 19/05/2025
Cảnh sát công bố hình ảnh thực phẩm chức năng giả của vợ chồng dược sĩ Hà Nội
Tin nổi bật
13:48:10 19/05/2025