Người dùng Facebook phải bật tính năng này để không bị khóa tài khoản
Trong vòng 15 ngày, tài khoản của người dùng sẽ bị khóa nếu không thực hiện theo yêu cầu này của Facebook.
Mới đây, nhiều người dùng Facebook cho biết nhận được thông báo từ Meta (tên gọi mới của công ty Facebook) yêu cầu bật tính năng Protect để tránh bị khóa tài khoản.
Khi nhận được thông báo này, nhiều người cho rằng đây là một cuộc tấn công lừa đảo. Tuy nhiên, Facebook đã xác nhận rằng việc này là có thật và yêu cầu người dùng kích hoạt tính năng Protect để bảo vệ tài khoản tốt hơn.
Thông báo yêu cầu bật tính năng Facebook Protect của Meta
Video đang HOT
Nếu không sử dụng Facebook trên điện thoại, bạn sẽ nhận được yêu cầu thông qua email
Người đứng đầu chính sách bảo mật của Meta, Nathaniel Gleicher đã xác nhận trên Twitter rằng các email này là thật.
Khi nhấn vào thông báo, người dùng sẽ được hướng dẫn cách bảo vệ tài khoản tốt hơn, đơn cử như đặt mật khẩu mạnh và kích hoạt tính năng bảo mật 2 lớp. Đây được xem là lớp bảo mật bổ sung, giúp hạn chế tình trạng mất tài khoản Facebook ngay cả khi mật khẩu bị rò rỉ.
Người dùng có 15 ngày, tính từ hiện tại để kích hoạt tính năng xác thực hai yếu tố. Nếu không, tài khoản sẽ bị khóa theo chỉ dẫn của công ty cho đến khi người dùng chịu thực hiện các biện pháp bảo mật tài khoản.
Facebook Protect là một chương trình bảo mật được thiết kế nhằm hỗ trợ những tài khoản có khả năng cao bị tin tặc tấn công như các nhà hoạt động, nhà báo và các quan chức chính phủ, áp dụng những biện pháp bảo mật hiệu quả hơn bằng cách đơn giản hóa các tính năng bảo mật như xác thực 2 yếu tố.
Khi bạn tham gia, Facebook sẽ đánh giá khả năng bảo mật của tài khoản sau đó đưa ra gợi ý dựa trên kết quả. Facebook sẽ bắt buộc người dùng tham gia Facebook Protect phải đặt một mật khẩu mạnh và sử dụng xác thực hai yếu tố
Chương trình cũng cung cấp các biện pháp bảo mật bổ sung cho tài khoản và Trang của mọi người, chẳng hạn như theo dõi các mối đe dọa tấn công tiềm ẩn.
Được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2018 và triển khai trước cuộc bầu cử năm 2020 ở Hoa Kỳ, Facebook Protect bắt đầu được mở rộng trên phạm vi toàn cầu vào tháng 9 năm 2021.
Tính đến tháng 12 năm 2021, hơn 1,5 triệu tài khoản tại gần 50 quốc gia đã kích hoạt Facebook Protect và trong đó, có gần 950 nghìn tài khoản mới đăng ký xác thực hai yếu tố. Trong vài tháng tới, Facebook sẽ tiếp tục cải thiện và thận trọng mở rộng chương trình này trên toàn cầu.
Facebook đang thử nghiệm tính năng mới "giống hệt" TikTok, kiểm tra xem tài khoản của bạn đã có chưa?
Có vẻ như Facebook đang muốn giành lại số người dùng đã bị TikTok lấy mất.
Không còn là các startup công nghệ như 10, 20 năm trước, Facebook và Google đã trở thành những người khổng lồ và lọt vào tầm ngắm của các cơ quan quản lý trên khắp thế giới trước vị thế ngày càng lớn mạnh của họ trong ngành quảng cáo kỹ thuật số.
Xu hướng của những người tiêu dùng trẻ đang hướng tới gaming, ứng dụng nhắn tin và TikTok hơn là các kết nối và những bài đăng trên Facebook. Điều đó đe dọa trực tiếp đến các chỉ số tương tác quan trọng của Facebook dành cho những nhà quảng cáo. Không những thế, đến cuối năm 2021, TikTok còn vượt mặt Google và Facebook trở thành website có lượng truy cập nhiều nhất thế giới.
Với tính năng sáng tạo nội dung với các video ngắn, TikTok đang khiến những gã khổng lồ công nghệ phải "bắt chước" cách hoạt động của mình. Với Instagram khi tính năng "Reels" ra đời, TikTok thậm chí đã share lại bài đăng và ẩn ý nó giống với mình... hay mới đây nhất nhiều người dùng cũng đã phát hiện ra Facebook đã đưa tính năng này sang ứng dụng của mình.
Hiện tại, tính năng tạo các video ngắn này vẫn chưa có mặt trên tất cả tài khoản Facebook mà đang được cập nhật dần, có vẻ như Facebook đang muốn lôi kéo số người dùng "chạy sang" TikTok quay về lại với mình.
Người dùng Facebook sẽ bị khoá tài khoản nếu không thực hiện điều này! Facebook đang thay đổi một số quy tắc của nền tảng và những người dùng không tuân thủ các quy tắc này sẽ bị khoá tài khoản. TechCrunch đưa tin, Facebook sẽ bắt buộc người dùng sử dụng phương thức bảo mật 2 yếu tố (2FA) nếu tài khoản của họ được đánh giá là có nguy cơ cao trở thành mục tiêu...