Người dùng đổ xô đi sửa chữa, mua sắm máy tính
Nhu cầu sửa chữa và mua thiết bị “dồn nén” trong hai tháng, khiến nhiều cửa hàng rơi vào tình trạng quá tải trong ngày mở cửa.
Nghe tin cửa hàng máy tính mở trở lại, Nguyễn Huyền, sinh viên năm thứ tư tại Hà Nội, gọi điện từ tối hôm trước để đặt lịch sửa laptop. Dù đến trước giờ hẹn, cô vẫn phải xếp hàng khoảng nửa tiếng do đông khách, trong khi cửa hàng chỉ phục vụ số lượng giới hạn.
Gần một tháng trước, laptop của Huyền bị liệt một số phím do dính nước khi học tại nhà, nên phải gắn bàn phím ngoài để sử dụng. “Tôi mong sửa máy sớm để sắp tới còn mang đi học, đồng thời tránh việc máy dính ẩm lâu lại hỏng thêm. Dù phải chờ đợi, vẫn còn hơn là không sửa được”, Huyền nói.
Tại một cửa hàng khác trên đường Thái Hà, Thế Long cũng đang đứng xếp hàng vào mua máy. Long chuẩn bị vào đại học và cần mua máy mới. “Lo dịch bệnh diễn biến phức tạp, linh kiện tăng giá, nên có cơ hội là tôi đi mua ngay. Dù sao đến tận nơi kiểm tra và mang máy về vẫn tốt hơn đặt hàng online rồi chờ đợi”, Long nói.
Trong hai ngày mở cửa trở lại, nhiều cửa hàng, trung tâm sửa chữa thiết bị điện tử tại Hà Nội ghi nhận lượng khách đến tăng gấp 2 – 3 lần so với đợt trước giãn cách.
Người dùng đi sửa máy tính tại Hà Nội, hôm 22/9.
Video đang HOT
Chỉ trong ngày đầu, hệ thống Điện thoại vui, chuyên sửa chữa điện thoại và máy tính, ghi nhận số thiết bị cần xử lý tăng gấp hai lần, chủ yếu là các lỗi cơ bản phát sinh trong quá trình sử dụng điện thoại, máy tính.
Trong khi đó, doanh số của hệ thống CellphoneS cũng trong hai ngày 21 – 22/9 tăng 70%. Các mặt hàng tăng trưởng mạnh nhất vẫn là thiết bị phục vụ học tập và làm việc, như MacBook, laptop Windows, thiết bị mạng, router Wi-Fi…
“Phần lớn sản phẩm bán chạy thuộc phân khúc văn phòng tầm trung hoặc laptop chơi game. Khá đông người mua là học sinh, sinh viên. Thực ra, đây cũng là xu hướng chung của mọi năm khi mùa tựu trường đến”, đại diện hệ thống này cho biết.
Tương tự, hệ thống máy tính An Phát cho biết, ngay khi mở cửa hôm 21/9, cửa hàng đã chứng kiến mức tăng trưởng doanh số gấp ba lần.
“Đặc thù của ngành hàng máy tính, thiết bị gaming là khách thường muốn đến tận nơi trải nghiệm trước khi mua. Trong giai đoạn giãn cách, việc vận chuyển và lắp đặt khó khăn, nên đa số đợi đến khi mở cửa trở lại mới tới mua máy”, anh Đức Tiến, đại diện hệ thống An Phát, giải thích. Bán chạy nhất hai ngày qua là máy tính trong phân khúc dưới 20 triệu đồng. Một số sản phẩm chuyên cho nhu cầu chơi game như ghế ngồi, bàn phím, card đồ họa nhanh chóng rơi vào tình trạng cháy hàng.
Theo các chủ cửa hàng, thách thức trong giai đoạn này là vừa đảm bảo phục vụ số lượng khách hàng tăng mạnh, vừa phải tuân thủ các yêu cầu phòng, chống dịch. Một số cửa hàng cho biết 100% nhân viên đều đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine trong vòng hai tuần, đồng thời cũng tổ chức xét nghiệm nhanh ba ngày một lần. Cửa hàng cũng phải cử người quét mã QR với mỗi khách ra vào.
Bất chấp mùa dịch, laptop vẫn bán đắt như tôm tươi
Laptop là ngành hàng hiếm hoi có được sự tăng trưởng vượt bậc về doanh số.
Mặc cho diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, các sản phẩm laptop vẫn tiếp tục là ngành hàng sinh lời tại nhiều hệ thống bán lẻ. Các dòng sản phẩm phục vụ nhu cầu giải trí như laptop gaming tiếp tục đứng đầu về doanh số. Theo phân tích của GfK, trong 5 tháng đầu năm 2021 các thiết bị chơi game đạt mức tăng trưởng kỷ lục 217%, tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 20% tổng số laptop bán ra trên thị trường.
Các loại laptop phổ thông có mức giá dưới 20 triệu đồng cũng được nhiều người dùng quan tâm
Riêng tại hệ thống CellphoneS, laptop gaming đã chiếm tỉ trọng 35% tổng số máy bán ra. "Nhờ khả năng thỏa mãn nhiều nhu cầu khác nhau của người dùng từ công việc cho đến giải trí nên những sản phẩm thuộc ngành hàng này nghiễm nhiên trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người dùng, đặc biệt là khi tình hình dịch bệnh đang diễn biến ngày một phức tạp và người dân được khuyến cáo ở yên tại nhà" - Đại diện CellphoneS chia sẻ.
Số lượng laptop gaming bán ra tại chuỗi cửa hàng của FPT Shop cũng ghi nhận con số cao kỷ lục, chiếm đến 35% tổng thị phần ngành hàng trên toàn quốc.
Laptop gaming là ngành hàng bán chạy nhất trong nhiều tháng liên tiếp
Theo sau đó là các sản phẩm giá rẻ, trải dài từ 10 - 17,5 triệu đồng. Khá dễ hiểu vì đây là phân khúc dễ tiếp cận nhất đối với đại đa số người dùng phổ thông, những khách hàng không có quá nhiều nhu cầu khắt khe nhưng vẫn muốn sở hữu những thiết bị có bề ngoài bắt mắt, chất lượng gia công ổn.
Bán chạy là vậy, nhưng doanh số của toàn bộ ngành hàng laptop trong tháng 6 đã giảm đến 15%. Do đó, trong tháng 7, nhiều cửa hàng đã tiến hành triển khai các chương trình khuyến mãi, đặc biệt là giảm giá cho các đối tượng học sinh - sinh viên.
Nhiều hệ thống bán lẻ đang có các chương trình khuyến mãi hấp dẫn trong tháng 7 này
Ngoài giao hàng tận nơi, hỗ trợ từ xa và trả góp, nhiều cửa hàng đã mạnh tay giảm giá lên đến 15% giá trị máy khi trả thẳng, gia hạn bảo hành lên đến 3 năm hoặc người dùng cũng có thể trả góp 0% nhưng được hoàn tiền lên đến 1 triệu đồng.
Nếu người dùng đang có nhu cầu mua sắm laptop để phục vụ công việc cũng như học tập trong tháng 7 này thì có thể tham khảo các chương trình khuyến mãi kể trên.
CellphoneS mở bán gần 1500 đơn cọc Galaxy Z Fold 3, Z Flip 3 Hệ thống bán lẻ CellphoneS chính thức mở bán bộ đôi smartphone màn hình gập Galaxy Z Fold 3 và Z Flip 3, cùng hệ sinh thái Galaxy Watch 4 - Galaxy Buds 2. Với số lượng gần 1500 đơn đặt cọc, đây là hai thiết bị smartphone màn hình gập bán chạy nhất mọi thời đại. Tính đến cuối ngày 16/9, hệ...