Người dùng di động đang bị giăng bẫy lừa “móc túi”
ụ nghe lén hơn 14.000 tài khoản điện thoại thông minh (smartphone) chưa kịp lắng thì mới đây, PC50 CA TP.Hà Nội đã khởi tố vụ án vụ Cty cổ phần IMMC (số 28, ngõ 139, đường Lê Thanh Nghị, P.Đồng Tâm, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội) dùng “Chợ nội dung số mmoney.vn” có ẩn các phần mềm tự động gửi tin nhắn để “móc túi” các thuê bao di động
Bị mất tiền mà không biết
“Chợ nội dung số mmoney.vn” tập hợp hơn 300 ứng dụng có nội dung với các hình ảnh, clip người mẫu ăn mặc tươi mát, bikini… nhằm câu người dùng smartphone vào xem hay tải nội dung về. Tuy nhiên, sự tò mò của người dùng smartphone kéo theo sự trả giá, bởi một khi đã truy cập vào, thì phần mềm cài ẩn trong các ứng dụng sẽ gửi tin nhắn từ số thuê bao của người dùng truy cập đến đầu số tính phí (thường 15.000 đồng/tin nhắn), thế là tài khoản di động của người dùng smartphone liên tục bị trừ, hoặc hóa đơn thanh toán bị tăng lên chóng mặt mà chủ thuê bao không biết vì sao.
Người dùng smartphone cần chọn các ứng dụng tin cậy và uy tín.
Một hành vi mang tính lừa đảo người dùng nữa được một nhà mạng tiết lộ, đó là một số cá nhân hoặc DN nội dung số (Content Provider-CP) làm ăn gian dối, lừa lọc thường tung các banner quảng cáo hoặc các mẫu quảng cáo tự động bật (pop-up), những đường link… đến người dùng smartphone. Thuê bao chỉ cần chạm vào là phần mềm ẩn sẽ tự động chuyển thành thao tác gửi tin nhắn kích hoạt sử dụng dịch vụ, và tất nhiên CP này được chia sẻ nguồn thu từ số tiền mà thuê bao bị trừ cho dù không hề do chính tay họ đăng ký sử dụng dịch vụ.
Điều đáng nói là, với nhiều dịch vụ được kích hoạt ngoài ý muốn người dùng có thể trả từ vài ngàn đồng đến 20-30 ngàn đồng theo thuê bao ngày, tuần hoặc tháng, vì thế không để ý và khó phát hiện ra.
Trong trường hợp Cty IMMC, các ứng dụng ẩn phần mềm tự động gửi tin nhắn được một mạng lưới “cộng tác viên” lên đến cả ngàn người phát tán trong cộng đồng mạng, chính vì thế số nạn nhân đã lên đến hơn 800.000 người, và số tiền thuê bao bị lấy đi hơn 9 tỉ đồng.
Cảnh báo từ nhà mạng
Theo tiết lộ của một nhà mạng không tiện nêu tên, sau khi trên thị trường xuất hiện tình trạng một số CP làm ăn gian dối bằng cách dùng banner quảng cáo gửi đi tin nhắn kích hoạt dịch vụ tự động khiến người dùng không muốn cũng phải sử dụng và mất tiền, nhà mạng này đã cắt đường kết nối để chặn đứng hành vi trên. Tuy nhiên, cũng theo nhà mạng này, thủ đoạn mới là dùng ứng dụng để giả lập tin nhắn gửi đến các đầu số tính phí, thì các nhà mạng vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để chặn đứng.
Về mặt kỹ thuật, những banner quảng cáo giăng mắc trên mạng hoàn toàn có thể ẩn bên trong là một ứng dụng có tính năng cho phép gửi tin nhắn đi. Trước tình trạng này, chiều 2.7, mạng MobiFone đã phát thông cáo khuyến cáo người dùng di động không nên truy cập vào các website lạ không rõ nguồn gốc, không tải các ứng dụng có nguồn gốc không rõ ràng, chỉ tải ứng dụng trên các kho ứng dụng uy tín như Apple Store, Google Play…Theo nhà mạng này, những dấu hiệu bất thường sau có thể cho thấy thiết bị di động đang bị cài ngầm các ứng dụng hay phần mềm mang tính lừa đảo, như: Thiết bị nhanh hết pin hơn thường lệ, ký hiệu GPS thỉnh thoảng bật sáng dù không sử dụng các phần mềm bản đồ hay định vị, tự động kết nối Internet (Wifi/3G tự động bật bất thường), xuất hiện âm thanh lạ khi đang đàm thoại, báo cáo sử dụng dữ liệu tăng vọt hoặc tài khoản dữ liệu (data) hết nhanh bất thường,…
Về phía người dùng, bằng kinh nghiệm cũng có thể lần ra manh mối vấn đề khi hóa đơn thanh toán hoặc tài khoản tiền cạn kiệt nhanh chóng. Khi đó người dùng cần rà soát lại chi tiết hóa đơn, các dịch vụ đang sử dụng hoặc những đầu số mà thuê bao đã gửi tin nhắn đến, để kịp thời cắt các dịch vụ bị cài đặt ngoài ý muốn gây mất mát tiền nong.
Theo Lao Động
Video đang HOT
Nóng 24h: Thêm bằng chứng khoa học khẳng định chủ quyền Việt Nam, khởi tố 4 bị can trong vụ nghe lén điện thoại
Thêm bằng chứng khoa học khẳng định chủ quyền Việt Nam, khởi tố 4 bị can trong vụ nghe lén điện thoại, phát minh quần Jeans chống hiếp dâm là những tin nóng nhất 24h qua.
Những tin nóng 24h qua
Thêm bằng chứng khoa học khẳng định chủ quyền Việt Nam
Theo báo chí, Trung Quốc đang muốn diễn lại trò "cướp biển", muốn những gì đã xảy ra mấy hôm trước với tàu kiểm ngư 951 của Việt Nam được lặp lại một lần nữa. Tại hiện trường phóng viên ghi nhận được cảnh tàu Trung Quốccố dàn đội hình dẫn dụ tàu Việt Nam, tăng cường uy hiếp ban đêm, cho ba tàu hải cảnh lao đến áp sát tàu cảnh sát biển 8003...
Cùng với việc xuất bản bản đồ khổ dọc, dùng 10 đoạn ôm cả biển Đông vào lãnh thổ của mình, Trung Quốc đang cho thấy họ bất chấp dư luận thế giới, muốn thiết lập trật tự "chân lý thuộc về kẻ mạnh", cũng là kiểu lý luận của kẻ cướp. Tuy nhiên, cũng có một chi tiết có thể thể hiện sự nao núng của Trung Quốc: các máy bay do thám hôm nay bay ở độ cao trên 1.000m, họ có thể quan sát được toàn cảnh khu vực hơn và khiến phía Việt Nam không chụp được số hiệu máy bay để làm bằng chứng tố cáo. Ngoài việc tăng cường cảnh giác mọi lúc, mọi nơi, các lực lượng của Việt Nam nên thường xuyên thay đổi đội hình để hạn chế bị vây ép, gây hại.
Tại hội thảo khoa học "Biên soạn Địa chí Khánh Hòa đến năm 2010", nhiều công trình nghiên cứu tiếp tục đưa ra những bằng chứng khoa học khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.
Hội thảo khoa học "Biên soạn Địa chí Khánh Hòa đến năm 2010".
Hội thảo lần này thêm một lần nữa để Ban biên soạn tiếp thu ý kiến đóng góp từ các nhà nghiên cứu. So với Địa chí Khánh Hòa được biên soạn và xuất bản lần đầu vào năm 2003 thì công trình "Địa chí Khánh Hòa đến năm 2010" đã được bổ sung nhiều lĩnh vực tự nhiên, lịch sử, kinh tế, văn hóa, nhân văn. Một trong những nội dung được bổ sung rõ nét là các dữ liệu, tư liệu về biển đảo Khánh Hòa, trong đó có quần đảo Trường Sa.
Tại hội thảo, một trong các chuyên đề trọng tâm được báo cáo, đó là "Lịch sử, văn hóa Khánh Hòa qua các thời kỳ triều Nguyễn". Các nhà khoa học đã thu thập được nhiều thư tịch triều Nguyễn, thêm một lần nữa khẳng định Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ngoài ra, các nghiên cứu về lịch sử, địa lý, văn hóa Khánh Hòa qua các giai đoạn lịch sử cũng đã khẳng định: chủ quyền Trường Sa của Việt Nam đã xác lập rất sớm trong lịch sử và đặc biệt Việt Nam đã thực hiện chủ quyền này một cách liên tục trong chiều dài lịch sử.
Khởi tố 4 bị can trong vụ 14.000 điện thoại bị nghe lén
Nguồn tin ngày 27/6 cho biết, VKSND TP Hà Nội đã phê chuẩn quyết định của cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội khởi tố vụ án cung cấp phần mềm Ptracker này xảy ra tại Công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng (Công ty Việt Hồng, Hà Nội) về "Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet" theo Điều 226 Bộ luật Hình sự.
Đồng thời, VKSND TP Hà Nội cũng phê duyệt quyết định khởi tố 4 bị can liên quan với cùng tội danh trên.
Những phần mềm được lắp vào điện thoại để nghe lén
Vụ việc được phát hiện vào ngày 13/5 khi Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC50, Công an TP Hà Nội) phối hợp với Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông và Công an TP Hà Nội tiến hành kiểm tra và phát hiện Công ty Việt Hồng tạo ra và kinh doanh phần mềm Ptracker. Qua việc cài đặt phần mềm Ptracker, công ty có thể truy cập bất hợp pháp vào điện thoại của người dùng, xem tin nhắn, danh bạ, ghi âm cuộc thoại, quay phim, chụp ảnh, bật (tắt) 3G/GPRS của điện thoại bị giám sát...
Tại thời điểm kiểm tra, số lượng khách hàng đang sử dụng phần mềm nghe lén là 670; số lượng tài khoản từng cài Ptracker là 14.140 tài khoản, trong đó số lượng tài khoản chưa bị xóa dữ liệu thông tin riêng của người sử dụng điện thoại là 7.447 tài khoản (dữ liệu còn lưu tại máy chủ của Công ty Việt Hồng).
Theo kết quả xác minh ban đầu của thanh tra, từ tháng 9/2013 đến thời điểm thanh tra, Công ty Việt Hồng đã thu lợi bất chính trên 900 triệu đồng từ việc cài đặt phần mềm nghe lén.
Án chung thân đối với "siêu lừa" 230 tỉ đồng
Sau 2 ngày xét xử, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao mở tại TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã tuyên y án chung thân với Bùi Thị Thu Hằng (30 tuổi, ngụ tại TP Hạ Long, cựu đại lý của Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential, chi nhánh Quảng Ninh) về tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" với số tiền trên 230 tỉ đồng.
Có 8 bị cáo được giảm án từ 1 đến 2 năm, gồm: Trương Thị Vân, Lê Hải Yến, Nguyễn Thị Thanh Nhã, Bùi Thị Thùy Linh, Phùng Hữu Đức Hùng, Hoàng Thị Thu Hằng, Trương Tuấn Anh và Bùi Thị Thanh Hoa. Ngoài ra, 2 bị cáo Bùi Thị Thanh Hoa và Phùng Hữu Đức Hùng được giảm số tiền phải bồi thường cho bị hại.
Về trách nhiệm dân sự, Bùi Thị Thu Hằng cùng các đồng phạm phải trả lại số tiền cho các bị hại gần 230 tỉ đồng. Trong đó, Bùi Thị Thu Hằng phải chịu bồi thường số tiền 211 tỉ đồng, các bị cáo khác phải bồi thường tiền cho các bị hại từ vài chục triệu đến hơn 3 tỉ đồng.
"Siêu lừa" Bùi Thị Thu Hằng (bìa phải hàng đầu) cùng các đồng phạm tại tòa phúc thẩm
Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị hại đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm xem xét, yêu cầu Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, theo đại diện Công ty Bảo hiểm Prudential, bị cáo Hằng và các đồng phạm đã lợi dụng danh nghĩa của Prudential, tự đặt in ấn và sử dụng tài liệu giấy tờ giả mạo để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các bị hại. Vì vậy, cá nhân bị cáo Hằng cùng đồng phạm phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và người bị hại, không thể ràng buộc công ty phải chịu trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân ngoài công ty.
Phía Công ty Bảo hiểm Prudential cho rằng những người bị hại xuất trình được hợp đồng hợp pháp đã ký kết với công ty thì công ty sẵn sàng bồi thường thiệt hại.
HĐXX cấp phúc thẩm khẳng định các chứng cứ tại cơ quan điều tra cũng như tại tòa đều thể hiện mọi hành vi lừa đảo đều do Hằng cùng đồng phạm thực hiện độc lập. Chưa có một hợp đồng bảo hiểm nào do Prudential trực tiếp ký kết với các bị hại thông qua đại lý của Hằng. Bị cáo Bùi Thị Thu Hằng và các đồng phạm đã lợi dụng danh nghĩa của Prudential, tự đặt in ấn và sử dụng tài liệu giấy tờ giả mạo để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các bị hại.
HĐXX khẳng định bị cáo Bùi Thị Thu Hằng và các đồng phạm phải bồi thường cho người bị hại, chứ không có căn cứ buộc Prudential phải bồi thường cho bị hại.
Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào tháng 10-2013, TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên phạt Bùi Thị Thu Hằng mức án chung thân với tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", 16 đồng phạm của Hằng cũng bị tuyên phạt từ 3 năm đến 13 năm tù với cùng tội danh.
Quần jeans chống hiếp dâm gây sốt ở Ấn Độ
Hai sinh viên nữ Diksha Pathak, 21 tuổi, và Anjali Srivastava, 23 tuổi, đến từ thành phố Varanasi, Ấn Độ cho biết họ đã lắp một nút bấm điện tử vào bên trong chiếc quần để gửi tín hiệu đến sở cảnh sát gần nhất nếu bị tấn công. Thiết bị này có tác dụng như bộ theo dõi, vì thế cảnh sát có thể đến thẳng chỗ nạn nhân.
Hiện có gần 200 đồn cảnh sát trong khu vực đã được lắp đặt thiết bị công nghệ hiện đại để nhận các cuộc gọi khẩn cấp từ những chiếc quần jeans nói trên. Nếu việc thử nghiệm thành công trong tháng tới, các nhà lập pháp sẽ áp dụng công nghệ này trên khắp cả nước.
"Chúng tôi đã nung nấu ý tưởng này suốt một thời gian dài", Pathak, hiện là sinh viên ngành khoa học, nói với Central European News. "Bố tôi thường lo lắng mỗi khi tôi đi đâu về muộn. Những vụ án hiếp dâm trong thời gian gần đây khiến tôi và các bạn cùng lớp rất sốc. Hy vọng sẽ không có thêm phụ nữ nào bị tấn công nếu họ mặc loại quần mà chúng tôi thiết kế".
Pin của thiết bị cảnh báo này có thể dùng trong vòng 3 tháng, trong khi giá của chiếc quần jeans này chỉ là 43 cents (tương đương hơn 80 nghìn đồng).
Theo số liệu thống kê của chính phủ Ấn Độ, cứ 22 phút lại có mọt vụ tấn công xảy ra ở quốc gia này.
Theo Xahoi
Đã có người bị lấy ảnh "nóng" bằng phần mềm để tống tiền Tính đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều người bị cài phần mềm theo dõi Ptracker đến cơ quan công an để nhờ sự giúp đỡ. Phần mềm theo dõi Ptracker: Đã có người bị lấy ảnh "nóng" Ngày 24/6, trao đổi với phóng viên Lao Động, Đại tá Lê Hồng Sơn cho biết: Kể từ khi cung cấp gói phần mềm...