Người đứng đầu Nord Stream khẳng định Nga không phá hoại đường ống dẫn khí đốt
Giám đốc Điều hành của Nord Stream AG cho rằng Nga không đứng sau vụ đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc bị hư hỏng hồi tháng 9/2022.
Theo ông Matthias Warnig, người đứng đầu Nord Stream AG và Nord Stream 2 AG, hai công ty có trụ sở tại Thụy Sĩ điều hành các đường ống dẫn khí đốt của Nga, Nga không có khả năng đứng sau sự cố rò rỉ đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc vào tháng 9/2022.
Dòng chảy phương Bắc 1 là đường ống khí đốt lớn nhất từ Nga sang Đức. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
“Nga ư? Không phải đâu”, ông Warnig trả lời khi được hỏi về khả năng Moskva có liên quan trong sự cố khiến cả hai đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 và Dòng chảy phương Bắc 2 bị hư hại nghiêm trọng.
Tuy nhiên, ông Warnig không đưa ra câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi bên nào đứng sau vụ việc này. Khi được hỏi liệu Anh có thể đứng đằng sau vụ việc hay không, ông cho rằng đó là “sự suy đoán”.
Các đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 và Dòng chảy phương Bắc 2, được xây dựng để cung cấp khí đốt cho thị trường EU, đặc biệt là Đức, đã bị hư hỏng trong một loạt vụ nổ vào ngày 26/9/2022. Các đường ống, ngoại trừ một tuyến của Dòng chảy phương Bắc 2, đã bị hư hại và cần sửa chữa.
Sự cố xảy ra ngoài khơi đảo Bornholm, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Đan Mạch và Thụy Điển. Thụy Điển, Đan Mạch và Đức đã tiến hành điều tra vụ việc song từ chối chia sẻ kết quả với Nga. Các chuyên gia từ Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga chỉ được phép điều tra vụ việc một lần vào cuối tháng 10/2022.
Các quan chức phương Tây đã đổ lỗi cho Nga về vụ việc. Trong khi đó, Moskva gọi vụ phá hoại đường ống Dòng chảy phương Bắc là một “hành động khủng bố” và cáo buộc Mỹ đứng sau. Cho đến nay, vẫn chưa có kết quả điều tra chính thức về sự cố và không có nghi phạm nào được xác định.
Quan chức Nga chỉ rõ nguyên nhân EU rơi vào khủng hoảng năng lượng
Từ ngày 27/7, đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu, chỉ hoạt động với khoảng 20% công suất tối đa.
Tuy nhiên, theo một quan chức cao cấp của Nga, nguyên nhân Liên minh châu Âu (EU) rơi vào khủng hoảng năng lượng hiện nay nằm ở lệnh trừng phạt Nga sau khi xung đột ở Ukraine bùng nổ.
Đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 tại Lubmin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng Times Radio ngày 7/8, Phó Đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại Liên hợp quốc, ông Dmitry Polyansky cho hay các thủ tục mang tính kỹ thuật liên quan đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1 không thể hoàn thành do các lệnh trừng phạt chống lại Nga của châu Âu và Anh, và chính vì thế mà các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đang rơi vào tình trạng khủng hoảng năng lượng.
Theo phóng viên TTXVN tại Nga, trả lời câu hỏi về lý do tại sao Nga cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu, qua đó tạo thêm áp lực lên các nhóm người dân dễ bị tổn thương ở châu Âu và Anh, ông Polyansky cho biết: "Liên quan đến tình hình hiện tại của Dòng chảy phương Bắc, tôi tin rằng đã được giải thích chi tiết, rằng có một số quy trình kỹ thuật nhất định cần được hoàn thành nhờ thiết bị của đường ống Dòng chảy phương Bắc, và điều này không thể thực hiện được do các lệnh trừng phạt chống Nga". Quan chức ngoại giao Nga khẳng định: "Nga đã và vẫn là nhà cung cấp khí đốt đáng tin cậy cho châu Âu".
Kể từ ngày 27/7, đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu, chỉ hoạt động với khoảng 20% công suất tối đa do hai tuabin khí ngừng hoạt động. Một tuabin được công ty Siemens Energy ở Canada sản xuất, đã được gửi tới Montreal để sửa chữa. Tuy nhiên, do các lệnh trừng phạt của Ottawa chống lại Moskva, nhà sản xuất ban đầu đã từ chối trả lại thiết bị đã sửa chữa, nhưng sau nhiều lần Đức yêu cầu, công ty này đã quyết định trả lại.
Vào ngày 25/7, Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga thông báo về việc buộc phải ngừng hoạt động của một động cơ tuabin khác tại trạm máy nén Portovaya do hết thời hạn hoạt động giữa các lần đại tu. Hiện nay chỉ còn lại 1 tuabin hoạt động.
Hiện phía EU chưa bình luận gì về quan điểm trên của quan chức ngoại giao Nga.
NATO và EU phối hợp bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng Ngày 11/1, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU) đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm chung nhằm tăng cường bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (thứ 2, trái), Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel (phải) và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula...