Người đứng đầu ngành y tế Đài Loan từ chức vì dầu bẩn
Trong khi đó, nhiều đối tượng liên quan đến vụ việc này lại không có thái độ hối lỗi.
Want China Times ngày 4.10 đưa tin, người đứng đầu ngành y tế Đài Loan tên là Chiu Wen-ta đã từ chức do vụ bê bối dầu bẩn, sau khi chính quyền Đài Loan phá một đường dây bán hàng trăm tấn dầu ăn tái chế từ thịt gà bẩn và mỡ của các nhà máy sản xuất da thuộc.
AFP cũng đưa tin ông Chiu đã nhiều lần xin từ chức sau khi vụ bê bối dầu ăn bẩn bị phanh phui hồi tháng rồi, nhưng hôm qua đơn từ chức của ông mới được chính quyền Đài Loan chấp thuận.
Đây là vị quan chức thứ ba của Đài Loan từ chức trong vòng vài tháng gần đây. Trước đó, Chang Chia-juch, quan chức đứng đầu ngành kinh tế Đài Loan, từ chức sau vụ nổ khí gas hồi tháng 8.2014 và Chiang Wei-ling, quan chức đứng đầu ngành giáo dục, từ chức vào tháng 7.2014 sau một vụ bê bối ngành giáo dục.
Trước đó vào ngày 3.10, nhà chức trách Đài Loan đã truy tố lãnh đạo công ty Chang Guan bán hàng trăm tấn dầu bẩn gây phẫn nộ trong công chúng xứ Đài.
Theo AFP, ông Yeh Wen Hsiang – chủ tịch công ty Chang Guan, bị cáo buộc tới 235 tội danh lừa đảo, vi phạm các quy định an toàn thực phẩm vì tội bán dầu bẩn cho các công ty thực phẩm, nhà hàng, cửa hàng làm bánh… kể từ tháng 3.2014.
Video đang HOT
Hơn 1.000 nhà hàng, tiệm ăn, tiệm bánh và các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề thực phẩm khác tại Đài Loan đã bị phát hiện có tiêu thụ loại dầu bẩn trên.
Ba người khác, gồm giám đốc nhà máy đã cung cấp dầu nguyên liệu cho Chang Guan, bị truy tố các tội danh tương tự. Bốn người khác bị buộc tội vi phạm luật xử lý rác thải.
Một công tố viên cho biết các bị cáo không hề tỏ ra hối lỗi, trong khi hành động của họ không chỉ dẫn tới một cuộc khủng hoảng an toàn thực phẩm mà còn hủy hoại hình ảnh của Đài Loan trên thị trường quốc tế.
Theo luật Đài Loan, hành vi lừa đảo và vi phạm luật an toàn thực phẩm bị xử mức án tối đa từ 5-7 năm tù giam. Nhưng hiện chính quyền Đài Loan cũng đã lên kế hoạch tăng gấp 10 lần mức phạt đối với hành vi vi phạm luật an toàn thực phẩm và nâng mức án tù giam.
Ông Yeh bị bắt từ hôm 13.9 sau khi nhà chức trách phát hiện Chang Guan mua 243 tấn dầu nguyên liệu bẩn để sản xuất hơn 700 tấn dầu ăn và đem bán.
Hơn 1.000 nhà hàng, tiệm ăn, tiệm bánh và các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề thực phẩm khác tại Đài Loan đã bị phát hiện có tiêu thụ loại dầu bẩn trên.
Tin về dầu bẩn nhập khẩu từ Đài Loan cũng được thông báo về Việt Nam vào giữa tháng 9 vừa qua. Nhưng sau khi kiểm tra, truy lùng, các cơ quan chức năng quản lý thị trường, y tế đều báo cáo không phát hiện một sản phẩm nào như được báo tin. Điều này càng khiến người dân hoang mang, không hiểu rõ.
Theo Một Thế Giới
Đài Loan xét xử vụ bê bối dầu bẩn
Người đứng đầu Công ty sản xuất dầu ăn Cường Quán (Chang Guann) của Đài Loan (Trung Quốc) đã bị kết tội lừa đảo do liên quan tới vụ bê bối về an toàn thực phẩm mới đây tại hòn đảo này.
Ảnh minh họa.
Theo Tân Hoa xã, ngày 3/10, cơ quan kiểm sát Bình Đông đã kết thúc công tác điều tra, khởi tố 8 người gồm Quách Liệt Thành, người mở xưởng ngầm sản xuất dầu ăn kém chất lượng, Diệp Văn Tường, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cường Quán thu mua và bán dầu ăn kém chất lượng, với các tội danh lừa đảo, vi phạm "Luật Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm", đồng thời yêu cầu xử lý theo khung hình phạt nặng.
Theo tuyên bố của Văn phòng Công tố viên quận Bình Đông, Chủ tịch của Công ty Cường Quán Diệp Văn Tường đã bị kết tội với 235 tội danh, bao gồm lừa đảo và vi phạm quy định an toàn thực phẩm với hành vi bán dầu ăn tái chế từ tháng Ba vừa qua.
Tuyên bố trên cho biết, các công tố viên đã yêu cầu tòa án đưa ra mức phạt nặng do các bị cáo không có thái độ hối lỗi và đây là vụ việc nghiêm trọng, không chỉ gây khủng hoảng an toàn thực phẩm mà còn làm tổn hại đến hình ảnh quốc tế của Đài Loan.
Theo luật pháp Đài Loan, tội danh lừa đảo và vi phạm quy định an toàn thực phẩm có thể đối mặt với mức phạt tù tối đa lần lượt là 7 năm và 5 năm.
Ngày 4/9/2014, Cảnh sát Đài Loan thông báo, qua điều tra phát hiện Quách Liệt Thành kinh doanh xưởng sản xuất dầu ngầm, sản xuất dầu ăn hỗn hợp từ "dầu bẩn" và mỡ lợn đã thu mua được, Công ty Cường Quán mua vào với giá thấp hơn giá thị trường và gia công thành "Dầu Toàn Thống Hương".
Trong vụ án này, Công ty Cường Quán bị phanh phui đã mua lại 243 tấn dầu bẩn, thải loại từ các nhà hàng và "phù phép" để đưa trở lại thị trường, bán lại cho hàng trăm công ty thực phẩm và nhà hàng.
Hơn 1.000 doanh nghiệp, trong đó có các hãng lớn được xác định là đã sử dụng loại dầu ăn bẩn của Công ty Cường Quán.
Vụ bê bối trên đã dẫn tới lệnh thu hồi hàng loạt sản phẩm, từ bánh ngọt đến mỳ ăn liền.
Đây là vụ bê bối thực phẩm thứ hai tại Đài Loan trong chưa đầy một năm qua.
Tháng 10/2013, dầu ô liu tại Đài Loan đã bị phát hiện chứa các chất có chất lượng thấp và một loại hóa chất tạo màu bị cấm dùng trong thực phẩm.
Ngày 17/9 vừa qua, chính quyền Đài Loan đã thông báo sẽ siết chặt trừng phạt những vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Theo Chính Phủ
Hà Nội: Dầu ăn rẻ như... trà đá tràn khắp hàng quán Tại một quầy bày bán đồ khô ở chợ Đồng Xuân (Hà Nội) bày la liệt những can dầu từ 5-20 lít đủ loại. Chỉ vào một can dầu ăn 10 lít, có nhãn hiệu gần giống một thương hiệu dầu ăn khá nổi trên thị trường, chị chủ hàng bảo: 260.000 đồng. Loạn dầu đong can, đựng túi Vờ lựa chọn dầu,...