Người đứng đầu cơ sở tôn giáo chịu trách nhiệm nếu để dịch lây lan
Ban Tôn giáo Chính phủ yêu cầu các cơ sở tôn giáo tạm dừng sinh hoạt tập trung. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nếu để lây lan dịch bệnh.
Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) vừa có công văn đề nghị lãnh đạo giáo hội của các tôn giáo tiếp tục vận động chức sắc, tín đồ thực hiện nghiêm hướng dẫn về phòng, chống dịch Covid-19.
Công văn do Phó trưởng ban Trần Thị Minh Nga ký nêu rõ ổ dịch tại Hội thánh truyền giáo Phục Hưng tính đến ngày 4/6 đã có 310 F0, 5.377 F1 và 320.000 người thuộc diện theo dõi y tế. Cũng từ điểm nhóm này, một số tín đồ của 3 hội thánh Tin Lành khác đã trở thành F1 và F2.
Một nhà thờ Tin Lành trên địa bàn quận Gò Vấp đã dừng đón tín đồ đến sinh hoạt tập trung. Ảnh: Ngọc Tân.
Nhằm phòng dịch triệt để, Ban Tôn giáo Chính phủ yêu cầu tạm dừng mọi sinh hoạt tôn giáo tại các cơ sở thờ tự, các điểm đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung và treo biển cảnh báo tại các cơ sở, điểm nhóm này.
Các cơ sở, điểm nhóm tôn giáo có người nghì nhiễm phải phối hợp với chính quyền để truy vết dịch tễ, khai báo lịch trình di chuyển, thực hiện cách lý theo quy định.
Các trang thông tin của các tổ chức tôn giáo phải cập nhật thông tin, tình hình phòng, chống dịch Covid-19 từ các nguồn tin chính thống để phổ biến đến các cơ sở thờ tự, điểm nhóm đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng trọng điểm về dịch; vận động chức sắc, tín đồ nghiêm túc thực hiện việc khai báo y tế online.
Ban Tôn giáo Chính phủ nhấn mạnh người đứng đầu, đại diện tổ chức tôn giáo, cơ sở tôn giáo, điểm nhóm sinh hoạt lớn giáo tập trung chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không chấp hành các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, làm phát sinh dịch bệnh tại cơ sở tôn giáo, lây nhiễm trong chức sắc, tín đồ các tôn giáo và cộng đồng.
Hiện, Việt Nam có 36 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động. Trong đó, các tôn giáo lớn đang hoạt động gồm Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Hồi giáo…
Video đang HOT
TPHCM ghi nhận thêm 31 ca mắc COVID-19 trong 24h
Tính từ 18.00' ngày 5/6 đến 18.00' ngày 6/6, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 31 trường hợp nhiễm mới trong đó Bộ Y tế đã công bố 20 trường hợp, còn 11 trường hợp đang chờ công bố.
Chiều 6/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tính từ 6 giờ đến 18 giờ ngày 6/6, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận thêm 21 trường hợp nhiễm COVID-19. Trong đó 10 trường hợp đã được Bộ Y tế công bố vào trưa cùng ngày, 11 trường hợp nghi nhiễm (đang chờ Bộ Y tế công bố).
Trước đó, theo bản tin sáng ngày 6/6, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã ghi nhận 10 trường hợp nhiễm (đã được Bộ Y tế công bố).
Như vậy tính từ 18.00' ngày 5/6 đến 18.00' ngày 6/6, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 31 trường hợp nhiễm mới trong đó Bộ Y tế đã công bố 20 trường hợp, còn 11 trường hợp đang chờ công bố.
Trong 31 trường hợp này có 28 trường hợp là các tiếp xúc đã được cách ly từ trước liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục Hưng.
3 trường hợp còn lại là các trường hợp được phát hiện khi đi khám sàng lọc tại các bệnh viện trong đó 2 trường hợp cư trú tại quận Gò Vấp, 1 trường hợp cư trú tại quận Bình Tân.
31 trường hợp nhiễm trong 24 giờ qua được phân bố như sau: Thành phố Thủ Đức (06), quận 12 (05), Gò Vấp (13), Tân Phú (01), Tân Bình (01), Bình Tân (03), Bình Chánh (02).
Phát hiện 3464 trường hợp nguy cơ lây nhiễm cao thông qua khai báo y tế điện tử
Trong ngày 6/6, Trung tâm Y tế quận Gò Vấp đã tổ chức lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho 1.976 người là cán bộ, công chức, người lao động cư trú tại quận Gò Vấp, đang làm việc tại các sở, ngành Thành phố Hồ Chí Minh và các quận, huyện khác trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ra vào quận Gò Vấp, từ ngày 3/6, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế và UBND quận Gò Vấp phối hợp triển khai quy trình khai báo y tế điện tử cho người dân.
Cụ thể tính đến 15 giờ ngày 6/6 đã có hơn 185.000 lượt khai báo của người dân được ghi nhận trên hệ thống, trong đó thông qua việc kiểm tra, lực lượng kiểm soát tại các chốt ra vào tại quận Gò Vấp đã phát hiện và áp dụng các biện pháp y tế đối với 3.464 trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao.
Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả của hệ thống khai báo y tế điện tử và tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian cho người dân khi ra, vào khu vực quận Gò Vấp, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế và UBND quận Gò Vấp đã phối hợp tổ chức triển khai thêm các giải pháp hỗ trợ.
Trong đó, bố trí lực lượng tình nguyện viên gần các chốt kiểm soát nhằm hỗ trợ việc khai báo hộ cho các trường hợp gặp khó khăn trong khai báo y tế điện tử hoặc chưa thực hiện khai báo y tế điện tử.
Tại các chốt kiểm soát y tế, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố đã phối hợp các đơn vị triển khai kết nối Internet không dây (wifi) để hỗ trợ lực lượng chức năng và các tình nguyện viên thực hiện hỗ trợ khai báo y tế, xác nhận thông tin khai báo của người dân.
Ngoài ra, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Vinaphone cũng chung tay đồng hành cùng các lực lượng tuyến đầu chống dịch thông qua việc cung cấp các gói cước thoại và truy cập 4G miễn phí.
Để tạo điều kiện thuận tiện cho người dân quét mã khai báo y tế khi có nhu cầu ra khỏi khu vực quận Gò Vấp, Sở Thông tin và Truyền thông đang cho in 2000 đề can (decal) cỡ A4 hình ảnh mã QR code để dán từng khu phố.
Bên cạnh đó, UBND quận Gò vấp đang tiến hành công tác truyền thông đến từng người dân trong quận và người ở địa phương khác có nhu cầu ra vào quận thực hiện khai báo y tế tại nhà trước khi đến các trạm kiểm soát, nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch và tránh ùn tắc tại các chốt kiểm soát của quận Gò Vấp.
Kiểm soát chặt việc đi lại của người dân ra vào quận Gò Vấp
Một vấn đề lớn mà quận Gò Vấp đang ra sức giải quyết là kiểm soát việc đi lại của người dân đi đến Gò Vấp và từ Gò Vấp đi ra.
Trước thực trạng có nhiều người dân "né" các chốt kiểm soát chính trên địa bàn quận Gò Vấp để đến các địa bàn khác, UBND quận Gò Vấp đang phối hợp với các quận lân cận gồm Tân Bình, Bình Thạnh, Phú Nhuận thực hiện phương án kiểm soát tại các hẻm thông từ quận Gò Vấp sang các địa bàn nói trên.
Theo đó, trên cơ sở đề nghị của quận Gò Vấp, hiện nay các quận lân cận đã lập 26 chốt và thực hiện nhiệm vụ kiểm soát ở các hẻm thông với quận Gò Vấp.
Việc nhắc nhở, xử phạt hoặc hướng dẫn quay đầu xe, cho người dân ra, vào sẽ do từng chốt giải quyết tùy vào điều kiện, tình hình cụ thể.
Bổ sung 32 dịch vụ công mức độ 4 cho các dịch vụ thiết yếu
Trong diễn biến liên quan, thực hiện việc thay đổi phương thức làm để đảm bảo phù hợp với đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, quận Gò Vấp đang phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai hạ tầng công nghệ thông tin hỗ trợ bổ sung 32 dịch vụ công mức độ 4 cho các thủ tục thiết yếu ở các lĩnh vực đô thị, bảo trợ xã hội, kinh tế, lao động và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hiện nay quận Gò Vấp có tổng cộng 23 dịch vụ trực tuyến mức độ 3 (gồm 17 dịch vụ công mức độ 3 do quận triển khai và 8 dịch vụ công trực tuyến do Bộ Tư pháp triển khai) trên tổng số 200 thủ tục cấp quận và 113 thủ tục cấp phường, nhưng chưa có dịch vụ công mức độ 4.
Đối với 23 dịch vụ công mức độ 3 đang triển khai, quận Gò Vấp sẽ phối hợp với Bưu điện thành phố để thực hiện nhận và trả hồ sơ tại nhà. Như vậy, Gò Vấp sẽ nâng từ 23 dịch vụ công mức độ 3 lên 55 dịch vụ công mức độ 3, 4 kết hợp dịch vụ nhận trả tại nhà của Bưu điện thành phố.
Người dân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định
Trước đó, từ 0 giờ ngày 31/5 quận Gò Vấp thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trong vòng 15 ngày với 10 chốt kiểm soát dịch COVID-19. Tuy nhiên trong thời gian đầu, việc thực hiện giãn cách diễn ra khá lúng túng, gây ùn ứ giao thông tại các khu vực xung quanh chốt trạm.
UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa bàn giáp ranh cùng hỗ trợ quận Gò Vấp. Lãnh đạo UBND quận Gò Vấp cũng đã có những điều chỉnh kịp, nhờ đó thời đến nay tình hình đã ổn định, người dân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định.
Hiện tại, lực lượng chức năng đã lập 12 chốt kiếm soát tại cửa ngõ quận Gò Vấp gồm khu vực đường Nguyễn Thái Sơn, khu vực trước số 399 Tân Sơn, cầu Bến Phân, cầu An Lộc, cầu Thép An Phú Đông, khu vực trước số 185 đường Phan Huy Ích, cầu Trường Đai, cầu Chợ Cầu, ngã tư Lê Quang Định - Phạm Văn Đồng, ngã tư Phan Văn Trị - Phạm Văn Đồng, cầu vượt thép vòng xoay Phạm Văn Đồng, khu vực đường Lê Quang Định.
Ngoài 12 chốt do quận Gò Vấp thành lập, 16 phường thuộc quận Gò Vấp cũng đã chủ động thành lập các chốt phòng, chống dịch COVID-19 tại những tuyến đường, hẻm, ngã rẽ... nhằm hạn chế tình trạng tránh, né chốt kiểm soát dịch của một số người dân, đồng thời tăng cường kiểm soát lượng người cùng phương tiện qua lại trên địa bàn quản lý./.
Sáng 6/6, TP.HCM có thêm 10 người nghi nhiễm SARS-CoV-2 Các bệnh nhân mới có kết quả nghi nhiễm nCoV đang chờ Bộ Y tế công bố. Đây là thông tin được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) công bố vào sáng 6/6. Như vậy, tính từ 18h ngày 5/6 đến 6h ngày 6/6, thành phố ghi nhận 20 người nhiễm mới, trong đó, Bộ Y tế đã công bố 10...