Người dùng chưa chuộng smartphone thương hiệu Việt
2012 là thời điểm smartphone thương hiệu Việt ra mắt ồ ạt với lợi thế giá rẻ hơn hẳn so với các sản phẩm ngoại, tuy nhiên, rất ít người dùng chọn mua smartphone của các thương hiệu này.
Lê Tiến Thịnh, sinh viên Đại học Điện Lực cho biết có nghe nói đến một số tên tuổi smartphone Việt như S10 của Q-mobile nhưng đã lâu rồi, ngoài ra, anh cũng không biết có những thương hiệu khác của Việt Nam. Theo Nguyễn Anh Tuấn, nhân viên một công ty chuyển phát, khi anh tìm mua điện thoại, các nhân viên bán hàng thường chỉ giới thiệu những sản phẩm đang có khuyến mại hay quà tặng kèm và thường là của các hãng như Samsung, HTC… chứ không thấy nói gì đến điện thoại của Việt Nam nên anh cũng không biết. Anh Tuấn cho rằng, nếu điện thoại Việt mà có khuyến mại “khủng” thì cũng chưa chắc anh đã dám mua vì không rõ chất lượng. “Điện thoại ngoại nhiều người dùng rồi đánh giá tốt thì mình mua yên tâm hơn”, anh nói.
Người tiêu dùng không dễ tìm được một chiếc smartphone thương hiệu Việt nếu không được nhân viên bán hàng giới thiệu. Ảnh: Hải Mỹ.
Một nhân viên siêu thị Thế giới Di động trên đường Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết hầu như cả ngày chỗ anh không có ai hỏi xem điện thoại của Việt Nam. Cũng theo nhân viên này, các smartphone Việt được bày ở đây mẫu mã cũng giống với các thương hiệu ngoại, tính năng không có gì nổi bật. So với cùng mức giá, các hãng nước ngoài có rất nhiều mẫu cho khách hàng lựa chọn, chưa kể, smartphone giá rẻ của Trung Quốc thi thoảng cũng có chương trình quà tặng nên hấp dẫn người xem hơn còn smartphone Việt chỉ mang về bày lên kệ là hết.
Video đang HOT
Tuy nhiên, qua sử dụng thực tế của nhiều người, smartphone Việt chất lượng cũng ổn. Vũ Quốc Huy (Cầu Giấy, Hà Nội) dùng chiếc Q-mobile S10 đã hơn một năm, nhận xét máy chạy ổn định, cảm ứng tốt, đáp ứng được các nhu cầu, chỉ các phím cứng là ngày càng khó bấm. Nguyễn Thanh Hường, sinh viên Đại học Giao thông Vận tải, đang dùng smartphone của Mobiistar cũng thấy chiếc điện thoại cô đang dùng có chất lượng khá ổn định, cảm ứng mượt, nhạy, hỗ trợ nhiều ứng dụng, download nhạc nhanh. Tuy nhiên, thiết kế nhìn không được tinh tế. Dù vậy, với mức giá gần 3 triệu đồng của Touch S01 phù hợp với những sinh viên có việc làm thêm như Hường có thể dành dụm mua được. Lý do Hường chọn mua smartphone này vì hỗ trợ 2 sim trong khi các smartphone ngoại rất ít model hỗ trợ 2 sim và giá cũng cao hơn.
Theo giới kinh doanh điện thoại di động, smartphone Việt lựa chọn thường tập trung ở tầm giá từ 2 đến 5 triệu, hoàn toàn phù hợp với khả năng mua sắm của người tiêu dùng trong nước, tuy nhiên, đây cũng là phân khúc có sự cạnh tranh mạnh nhất. “Sắp tới smartphone sẽ thay thế điện thoại đơn giản (feature-phone), vì vậy sự cạnh tranh không chỉ giữa các smartphone Việt với nhau, mà còn với các thương hiệu điện thoại có tên tuổi khác. Ví dụ, dòng smartphone Q-smart của Q-Mobile với S15-3G có giá niêm yết 2,79 triệu đồng hay Mobistar Touch S03 cùng tầm giá sẽ phải cạnh tranh rất nhiều với sản phẩm cùng tầm tiền của các hãng lớn LG với LG400 hay Samsung Galaxy Y – S5360 và các điện thoại dòng Asha của Nokia…”, anh Nguyên nhận định.
Thế nhưng, trong cuộc đua này, các hãng điện thoại Việt vẫn “non nớt” hơn rất nhiều về kinh nghiệm làm thị trường. “Q-Mobile, Mobiistar, F-Mobile… cũng đã khá tập trung cho công tác truyền thông sản phẩm và thương hiệu cũng như phát triển kho ứng dụng riêng, nhưng quy mô truyền thông chưa được rầm rộ và chuyên nghiệp như các thương hiệu nước ngoài. Chương trình khuyến mại cũng không được nhiều”, anh Nguyên nói.
Theo anh Nguyên, “Smartphone Việt đang nhắm vào giới trẻ, những người có nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh với giá cả hợp lý, không quan tâm tới thương hiệu mà thường ưu tiên về kiểu dáng, giá thành và nhu cầu. Do đó, nếu chuyển những dòng smartphone này về mức giá có phân khúc từ 1,5 đến 3,5 triệu đồng thì sẽ đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu của người Việt cũng như tạo được lợi thế cạnh tranh về giá cả so với sản phẩm của các thương hiệu khác”.
Trái với quan điểm trên, ông Lê Tùng, Giám đốc Marketing siêu thị Topcare cho rằng thói quen người tiêu dùng Việt đã đi vào tiềm thức, thích hàng hiệu có chất lượng, do đó, “sự non trẻ của thương hiệu, kiểu dáng và mẫu mã luôn ra sau và nhái các thương hiệu toàn cầu nên khả năng cạnh tranh của smartphone Việt còn gặp nhiều khó khăn , chủ yếu dựa và giá cả rẻ để cạnh tranh nên không mang tinh lâu dài”.
Theo anh Trần Thanh Nguyên, siêu thị Pico, lợi thế của smartphone Việt đang nằm ở phân khúc điện thoại 2 sim, chiếm 80% thị trường. Thêm vào đó, sản phẩm của các thương hiệu Q-Mobile, Mobiistar, F-mobile, Avio, Masstel… đều sử dụng chip MTK và hệ điều hành Android, có cùng cấu hình và tính năng với smartphone tầm thấp của Samsung, HTC nhưng giá thành rẻ hơn.
Tuy nhiên, nếu xét về mẫu mã, sản phẩm của các công ty trong nước không có cá tính riêng, không có thiết kế nổi trội hay để lại ấn tượng đặc biệt, nếu không nói là na ná các sản phẩm hiện có trên thị trường, như Mobistar Touch S01 bị cho là giống với HTC Desire…, do đó, không tạo được sự trung thành từ một nhóm khách hàng có gu.
Ngoài ra, cũng không ít người cho rằng họ không quan tâm đến smartphone Việt “vì bản chất là hàng Trung Quốc gia công”, hoặc thậm chí có người còn lầm tưởng một Mobiistar, Mastel… là thương hiệu Trung Quốc.
Theo VNE
Điện thoại nhiều sim nhiều sóng: Có nên lựa chọn?
Các dòng điện thoại nhiều sim được có nhiều mẫu mã hấp dẫn để khách hàng lựa chọn.
Giá rẻ, hợp với túi tiền thời bão giá!
Chẳng hạn dòng điện thoại AVIO của một doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, trong thời gian ngắn trở lại đây, đã có tới vài chục mẫu mã điện thoại hai sim được tung ra thị trường. Thậm chí, không dừng lại ở hai sim, thương hiệu điện thoại Bluefone của CMC còn có cả những dế có tới ba sim, bốn sim tích hợp.
Ưu điểm lớn nhất của các dòng điện thoại này trước hết là sự phong phú về kiểu dáng, mẫu mã. Sự phong phú về chủng loại, mẫu mã này lại đi kèm mức giá thành cực mềm, hợp lý, chỉ từ 900 ngàn đồng đến 2,5 triệu đồng là người dùng đã có thể sở hữu một chiếc điện thoại nhiều sim với nhiều sự lựa chọn khác nhau.
Yếu tố thứ hai mà điện thoại nhiều sim sóng hiện nay hầu như vẫn còn chưa đáp ứng được đó là pin đủ khoẻ, đủ bền với thời gian sử dụng dài. Trong quá trình sử dụng máy nhiều sim, bạn cũng phải nhớ rằng, do một lúc nó phải hoạt động, vận hành duy trì kết nối cho hai, ba sim số trở lên do đó việc ngốn pin hơn cũng là điều dễ hiểu.
Theo VNMedia
Thương hiệu Việt đua nhau tung ra điện thoại cảm ứng giá rẻ Sau trào lưu hai sim và kiểu dáng giống BlackBerry, các hãng di động Việt Nam rầm rộ giới thiệu các mẫu di động cảm ứng trên dưới một triệu đồng. FPT vừa trình làng loạt di động cảm ứng mới, trong đó, B990 là thiết bị đáng chú ý nhất của họ. Model này có giá dưới 2 triệu, hỗ trợ Wi-Fi,...