Người Đức và bài học lịch sử 25 năm thống nhất
Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi người dân lấy bài học lịch sử từ ngày thống nhất 25 năm trước để vượt qua những khó khăn lúc này, AFP cho biết hôm 3.10.
Người Đức mừng ngày kỷ niệm 25 năm thống nhất tại thành phố Franfurt hôm 2.10 – Ảnh: Reuters
Hôm nay 3.10 là lúc người Đức kỷ niệm đúng 25 năm ngày Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) và Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) thống nhất.
Đây là một năm đặc biệt khó khăn khi nước Đức thống nhất, nền kinh tế hàng đầu châu Âu, đang đứng giữa ngã ba đường, hãng tin AFP nhận xét.
Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ cùng Tổng thống Joachim Gauck sẽ tham dự buổi lễ kỷ niệm thường niên tổ chức tại thành phố Frankfurt. Bà Merkel, người sẽ đánh dấu tròn 10 năm trên cương vị đứng đầu nước Đức trong tháng 10 này, đang đối mặt với làn sóng người tị nạn kỷ lục.
Những tín hiệu tốt về kinh tế khiến bà Merkel nhận được sự ủng hộ. Tuy nhiên bên cạnh những lời tán dương về thái độ nồng hậu dành cho người tị nạn, việc đứng ra gánh vác tránh nhiệm cho dự kiến một triệu người tràn vào Đức năm nay cũng khiến bà vấp phải không ít chỉ trích, theo AFP.
Video đang HOT
Trong một phát biểu tại thành phố Halle, phía đông nước Đức vào hôm thứ năm 1.10 qua, bà Merkel đã nhắc lại tinh thần đồng lòng vượt qua khó khăn của nước Đức trong những tháng giữa giai đoạn phá sập bức tường Berlin và thống nhất Đông Đức và Tây Đức.
“Ngay cả khi mục tiêu của chúng ta có vẻ quá tham vọng, nhiệm vụ quá lớn, một xung đột khó vượt qua, chúng ta vẫn không nản lòng. Chúng ta có thể hoàn thành tất cả dựa trên những gì có thể. Đó là những gì chúng ta học được từ lịch sử nước Đức của mình”, AFP dẫn lời Thủ tướng Merkel.
Lễ kỷ niệm ngày thống nhất Đức năm nay cũng trùng với giai đoạn Thủ tướng Merkel đứng trước sự chỉ trích của các nước châu Âu về vấn đề đón nhận người tị nạn.
Bà Merkel (phải) chụp ảnh cùng người tị nạn. Đây là vấn đề khiến bà “khó ăn khó nói” với các nước xung quanh – Ảnh: Reuters
Khi nước Đức có dấu hiệu ngăn dòng người tị nạn, trách nhiệm buộc phải san sẻ cho những nơi như Croatia, Hungary, Serbia… và bản thân những nước này cũng bày tỏ thái độ bất mãn với việc bà Merkel không “giữ lời”, đẩy họ vào thế khó.
Ngoài ra, ngày người Đức tưởng nhớ tới tinh thần vượt khó của họ cũng bị vụ bê bối gian lận khí thải của tập đoàn Volkswagenphủ bóng. Mỹ, châu Âu và nhiều khu vực đã chỉ trích thương hiệu “Made in Germany” này lừa dối họ suốt 6 năm qua…
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Tổng thống Đức phát biểu 'gây bão' về vụ thảm sát người Armenia
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, những phát biểu gần đây của các nhà lãnh đạo Đức, đặc biệt là của Tổng thống Joachim Gauck về vụ thảm sát người Armenia trong thời kỳ đế chế Ottoman đã gây ra làn sóng phản đối dữ dội tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Tối 24/4, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã ra tuyên bố nhấn mạnh "người dân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không tha thứ cho những phát biểu của Tổng thống Gauk", đồng thời cảnh báo về "những ảnh hưởng tiêu cực" đối với quan hệ giữa hai nước.
Tổng thống Joachim Gauck phát biểu tại Nhà thờ lớn ở thủ đô Berlin hôm 23/4.
Trước đó, ngày 23/4, trong bài phát biểu tại Nhà thờ Lớn ở thủ đô Berlin tưởng niệm các nạn nhân người Armenia bị tàn sát trong thế chiến thứ nhất, Tổng thống Đức Gauck cho rằng "người Armenia là nạn nhân của tội ác giết người hàng loạt, của sự xua đuổi và thủ tiêu các dân tộc thiểu số, hay nói cách khác là sự diệt chủng". Ông Gauck cũng bày tỏ quan điểm rằng đế chế Ottoman khi đó đã theo đuổi "xu hướng diệt chủng" đối với dân tộc Armenia, đồng thời thừa nhận đế chế Đức cũng có trách nhiệm trong vụ này.
Quan điểm trên của Tổng thống Gauk cũng được Chủ tịch Hạ viện Đức Nobert Lammert chia sẻ trong phát biểu tại Hạ viện sáng 24/4.
Những phát biểu của Tổng thống và Chủ tịch Hạ viện Đức đang trở thành chủ đề tranh luận gay gắt tại Đức, và nhiều chính trị gia lo ngại những phát biểu này có nguy cơ gây ra những căng thẳng ngoại giao không cần thiết cho Đức.
Cùng ngày 24/4 tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, hàng nghìn người đã tham gia một lễ tưởng niệm các nạn nhân người Armenia bị tàn sát trong thế chiến thứ nhất.
Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, người Armenia là dân tộc thiểu số của đế chế Ottoman với số lượng khoảng 2,5 triệu người chủ yếu theo Công giáo. Theo ước tính, trong giai đoạn 1915-1916, khoảng từ 200.000 đến 1,5 triệu người Armenia đã bị đế chế Ottoman tàn sát, nhiều người bị buộc phải cải đạo sang đạo Hồi.
Armenia luôn kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận hành động trên là diệt chủng. Cho đến nay, hơn 20 nước trên thế giới, trong đó có Pháp và Nga, đã công nhận đây là vụ diệt chủng người Armenia. Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần xin lỗi người Armenia, song phản đối dùng từ diệt chủng.
Theo Tin Tức
Đức lên án vụ phóng hỏa các tòa nhà của người xin tị nạn Mặc dù các tòa nhà đã trống trơn vào thời điểm xảy ra vụ phóng hỏa nhưng an ninh vẫn được tăng cường, thắt chặt ở Đức. Tổng thống Đức Joachim Gauck ngày 12/12 lên án vụ tấn công đốt phá các tòa nhà được dùng làm nơi ở cho người xin tị nạn ở thành phố Vorra, bang Bavaria. Những tòa nhà...