Người Đức phê phán TQ về Biển Đông
Một cựu Chủ tịch Nghị viện châu Âu gọi hành động đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông là “không thể chấp nhận”.
Ông Hans-Gert Pttering, chủ tịch Quĩ Konrad-Adenauer (KAS) và là thành viên kỳ cựu nhất của Nghị viện Châu Âu, cho biết tranh chấp ở Biển Đông “cần được giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế”.
Cựu Chủ tịch Nghị viện châu Âu Hans-Gert Pttering phê phán “hành động đơn phương” của Trung Quốc ở Biển Đông
Ông Pttering nói báo Philippines Star: “Tôi nghĩ rằng người Châu Âu phải quan tâm đến tình hình Biển Đông. Không có cường quốc nào được phép thống trị khu vực này và quan hệ giữa các quốc gia có liên quan phải hòa bình. Hành động đơn phương là không thể chấp nhận”.
Hans-Gert Pttering là một trong những thành viên đầu tiên của Nghị viện Châu Âu kể từ khi tổ chức này được thành lập năm 1979 và là Chủ tịch Nghị viện Châu Âu trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2009.
Video đang HOT
Ông lên tiếng báo động về các biện pháp đơn phương của Trung Quốc, trong đó có luật thủy sản mới và thành lập Khu vực xác định phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông bao trùm lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản.
Luật thủy sản mới của Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, yêu cầu tất cả tàu nước ngoài đánh bắt cá hoặc tiến hành các hoạt động khảo sát ở Biển Đông phải có giấy phép của chính quyền Trung Quốc.
Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, thông qua cái gọi là “đường 9 đoạn” bao trùm lên hơn 100 đảo nhỏ và rạn san hô. Yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc chồng chéo với tuyên bố chủ quyền của Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam.
Hồi tháng 3/2013, Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị bày tỏ ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc lên trọng tài quốc tế, theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS ) năm 1982.
Cựu Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Hans-Gert Pttering, vốn là cố vấn cao cấp của Thủ tướng Đức Angela Merkel và cựu Tổng thống Christian Wulff, cho biết điều quan trọng là Nghị viện Châu Âu và Liên minh Châu Âu phải nói rõ lập trường của họ về vấn đề này.
Theo Đời sống pháp luật
Châu Âu sẽ trừng phạt người coi cơ thể phụ nữ như món hàng
Nghị viện châu Âu hôm qua phê chuẩn luật trừng phạt khách mua dâm để bảo vệ phụ nữ trước những nguy cơ tiềm ẩn trong ngành công nghiệp tình dục.
Với 343 phiếu thuận, 139 phiếu chống và 105 phiếu trắng, Nghị viện châu Âu thông qua luật mại dâm mới nhằm hình sự hóa tội mua dâm, Euro News đưa tin.
Mary Honeyball, người đại diện cho thành phố London trong Nghị viện châu Âu, là người đề xuất luật mới.
"Luật này sẽ trừng phạt những người coi cơ thể phụ nữ như món hàng, chứ không nhằm vào những người hành nghề mại dâm", Mary phát biểu.
Ảnh minh họa: blogspot.com
Theo bà Mary, quyết định của Nghị viện châu Âu là tín hiệu cho thấy người dân của cựu lục địa không muốn tiếp tục làm ngơ trước tình trạng lạm dụng phụ nữ.
"Nhiều người nghĩ mại dâm là nghề cổ xưa nhất trên thế giới. Vì thế một bộ phận dư luận nghĩ rằng chúng ta nên coi mại dâm là một phần tất yếu của cuộc sống và việc duy nhất chúng ta có thể làm là quản lý nó tốt hơn. Kiểu tư duy đó chỉ khiến mại dâm phát triển hơn, khiến mua dâm trở thành việc bình thường và khiến mức độ bất bình đẳng trong công nghiệp tình dục tăng", Mary nói với International Business Times.
Trước khi Nghị viện châu Âu bỏ phiếu, bà Belinda Brooks-Gordon, một chuyên gia về luật mại dâm, cảnh báo rằng luật có thể khuyến khích bọn buôn người hoạt động mạnh hơn.
"Sau này cảnh sát sẽ chỉ nhằm vào khách mua dâm thay vì theo đuổi những vụ phạm tội nguy hiểm hơn trong lĩnh vực mại dâm. Đó là một vấn đề nghiêm trọng", Belinda lập luận.
Một số nước châu Âu - bao gồm Đan Mạch và Thụy Điển - đã thực thi việc trừng phạt khách mua dâm. Tại Pháp, cảnh sát có thể phạt 1.500 euro đối với những người trả tiền để mua dâm lần đầu tiên. Nếu tái phạm, mức phạt sẽ tăng lên 3.000 euro trong lần thứ hai.
Theo Zing
Anh khuyên công dân nữ cảnh giác trước nạn hiếp dâm tại Ấn Độ Sau liên tiếp các vụ hiếp dâm du khách nước ngoài được báo giới Ấn Độ đăng tải, Bộ ngoại giao Anh ngày hôm nay (17/1) đã phát đi khuyến cáo các nữ công dân nước mình cần cảnh giác khi đi lại tại Ấn Độ bất kể ngày hay đêm. (Ảnh minh họa) Thứ Ba vừa qua, một nữ du khách 51...