Người Đức nói “Không” với xe Hàn, xe Nhật
Là cái nôi của nền công nghiệp ôtô thế giới, nước Đức tự hào sở hữu hàng loạt thương hiệu ôtô mà tầm ảnh hưởng đã không còn gói gọn trong biên giới nước này hay châu Âu. Những cái tên như Audi, BMW, Merdeces, Porsche, Volkswagen… đã trở thành quen thuộc. Vậy có bao giờ bạn tò mò người Đức thích mẫu xe nào nhất.
Thị trường Đức năm 2018 vẫn thuộc về các thương hiệu Đức
Theo thống kê của cơ quan quản lí giao thông vận tải của Đức (KBA), trong năm 2018 vừa qua, số lượng ô tô đăng kí mới tại Đức đạt 3.435.778 chiếc, thấp hơn chút ít so với năm 2017 (0,2%, tương đương 5.484 xe). Con số này được đánh giá là chưa thể hiện hết được nhu cầu về tôtô (bao gồm cả xe điện, xe dùng pin nhiên liệu và xe dùng động cơ đốt trong truyền thống), do trong 4 tháng cuối năm 2018, thị trường ô tô mới của Đức bị ảnh hưởng bởi những quy định mới về tiêu chuẩn xả thải do Bộ Giao thông vận tải và Cơ sở hạ tầng đưa ra (hệ thống khí nitơ ôxít và các hợp chất gây hại cho môi trường khác).
Có thể thành công với các thị trường châu Âu khác nhưng với các hãng xe Nhận Bản hay Hàn quốc, việc chinh phục khách hàng Đức là điều vô cùng khó khăn.
Đáng chú ý là không một mẫu xe Nhật Bản hay Hàn Quốc nào lọt vào top 20 mẫu xe bán nhiều nhất trong năm 2018 vừa qua, hay nói cách khác, người Đức ít quan tâm đến các dòng xe có xuất xứ từ châu Á, bất kể là xe hạng sang hay bình dân.
Top 10 mẫu xe bán nhiều nhất nước Đức chỉ có duy nhất một cái tên có xuất xứ ngoài châu Âu, đó là mẫu xe Mỹ Ford Focus, và trong top 20 thì cũng chỉ có thêm 2 cái tên khác góp mặt, cũng của Ford, là Fiesta và Kuga.
Trong khi đó, ở top đầu, thương hiệu xe bình dân Volkswagen thắng lớn trong năm 2018 bất chấp cuộc khủng hoảng diesel, khi chiếm lĩnh tới 4 vị trí đầu tiên, bao gồm: Golf, Tiguan, Polo và Passat. Đặc biệt, mẫu Golf độc chiếm ngôi đầu với doanh số bán ra tới hơn 211.000 xe, cao hơn gần gấp ba so với mẫu xe đứng kế tiếp là người anh em Tiguan.
Và dưới đây là thống kê 20 mẫu xe bán nhiều nhất thị trường Đức năm 2018 vừa qua:
Theo dantri.com.vn
Người Việt chuộng xe Đức, sedan Nhật Hàn dần hết chỗ đứng
2018 là năm có nhiều mẫu xe mới chào sân thị trường Việt. Điều đó khiến không ít cái tên phải ngậm ngùi rút khỏi đất nước hình chữ "S" do doanh số kém khả quan, kén khách.
Xe sang Đức trở thành lựa chọn hàng đầu so với một số mẫu sedan hạng D của Nhật và Hàn trong cùng phân khúc giá tiền.
Thanh lọc để đổi mới
Nửa đầu 2018 với Nghị định 116 hạn chế xe nhập khẩu khiến hàng loạt mẫu xe gặp khó trong việc điều chỉnh giá để níu chân người tiêu dùng. Sự xuất hiện của các tân binh lắp ráp trong nước và nhập khẩu từ khu vực Đông Nam Á, hay xe Trung Quốc giá rẻ với nhiều tính năng, mẫu mã đẹp đã "vô tình" khiến nhiều cái tên gạo cội bắt buộc phải nói lời chia tay. Hai mẫu sedan hạng D âm thầm bị khai tử khỏi Việt Nam là Hyundai Sonatavà Nissan Teana, cả 2 đều là xe nhập khẩu. Trong phân khúc xe Nhật, Hàn hạng D chỉ còn những cái tên Toyota Camry, Mazda6, Honda Accord và Kia Optima. Duy nhất Accord là sản phẩm nhập khẩu từ Đông Nam Á (Thái Lan).
Hồi đầu tháng 1/2018, Hyundai Thành Công tuyên bố ngừng nhập khẩu Sonata để tập trung sản xuất các mẫu xe lắp ráp trong nước. Thay thế cho Sonata là mẫu Hyundai Accent có lượng bán cực tốt, luôn nằm trong top 10 xe bán chạy hàng tháng. Hyundai Kona ra mắt hồi tháng 8 cũng đang là một trong những mẫu crossover bán chạy nhất phân khúc. Hiện tại, Hyundai chưa công bố kế hoạch nào liên quan tới việc tiếp tục phân phối Sonata. Giá xe Sonata trước khi bị khai tử là 1,024 tỷ đồng.
Hyundai Sonata được khá nhiều người ưa chuộng nhưng vẫn biến mất khỏi thị trường
Trong khi đó, mẫu xe đối trọng của Toyota Camry một thời và có sức bán khá ổn là Nissan Teana lại "dính đòn" từ Nghị định 116 khiến xe mới không thể tới tay người tiêu dùng. Các phiên bản cũ đời 2017, thậm chí 2016 tại đại lý phải giảm giá sâu để đẩy hàng tồn. Mặc dù được giảm giá liên tục, đỉnh điểm 295 triệu đồng, Teana có tháng vẫn không bán nổi một chiếc. Giá niêm yết ban đầu của Teana là 1,49 tỷ đồng. Tháng 12 vừa qua, Nissan cũng tuyên bố ngừng nhập khẩu mẫu sedan hạng D này.
Nghị định 116 là 1 phần dẫn đến nguyên nhân Nissan Teana thất bại tại thị trường Việt Nam
Phân khúc hạng D chỉ còn Camry, Mazda6 và Accord. Trong đó, doanh số bán hàng của Camry là 4.084 xe và Mazda6 là 2.214 xe trong 11 tháng đầu năm. Tính trung bình, mỗi tháng Toyota bán được khoảng 370 chiếc và Mazda bán 200 xe. Doanh số Accord theo tháng cao nhất mới chỉ chạm mốc 60 xe.
Bước sang năm 2019, cuộc đua phân khúc hạng D xe Nhật, Hàn hứa hẹn sẽ còn hấp dẫn hơn khi Accord sẽ được thay bằng thế hệ mới với rất nhiều thay đổi, Mazda6 cũng có thể được nâng cấp facelift. Camry thế hệ tiếp theo đã có mặt tại Thái Lan vào tháng 10/2018 cũng khiến người Việt mong mỏi một sự lột xác của mẫu xe này tại Việt Nam trong năm nay.
Xu hướng thay đổi, xe sang "lên ngôi"?
Sự cạnh tranh trong phân khúc D năm 2019 không chỉ dành cho các mẫu xe Nhật, Hàn mà còn có thêm sự góp mặt của xe Đức. Giá không chênh quá nhiều, trang bị và giá trị thương hiệu lại được đánh giá cao hơn. Mercedes-Benz C-Class chính là đối thủ đáng gờm của Toyota Camry, Mazda6 hay Honda Accord.
Bản thấp nhất của C-Class là C200 (1,489 tỷ) có nhiều trang bị cao cấp hơn những mẫu xe Nhật hạng D bản cao nhất. Nội thất sang trọng và hệ thống giải trí âm thanh Burmester cao cấp. Cùng những tính năng an toàn hàng đầu phân khúc đã biến C-Class đang là mẫu sedan thuộc thương hiệu hạng sang được bán chạy nhất. Không những vậy, Mercedes-Benz Việt Nam đang nhắm vào tệp khách hàng "bình dân" hơn khi hỗ trợ khách hàng trả góp chỉ 15 triệu đồng/tháng từ chính hãng.
Khách hàng dễ dàng sở hữu những chiếc xe sang lướt đến từ Đức với cùng tầm tiền của những chiếc xe Nhật, Hàn mới
3-Series của BMW cũng là một cái tên được trông chờ sẽ có tác động lớn vào phân khúc. Mẫu xe này đang được bán với giá từ 1,6 tỷ đồng. Nếu đổi từ nhập châu Âu sang nhập Malaysia, giá xe BMW 3-Series nhiều khả năng sẽ giảm mạnh nhờ thuế nhập khẩu giảm. Tuy THACO chưa công bố kế hoạch nhưng phía BMW Malaysia đã xác nhận xe 3-Series sẽ lắp ráp tại đây sẽ xuất sang Việt Nam.
"Con cưng" VinFast Lux A2.0 được kỳ vọng trở thành trụ cột chính của Vingroup trong kinh doanh thời gian tới
Sẽ là thiếu sót nếu không kể tới sự góp mặt của VinFast Lux A2.0 với định vị hạng D, cạnh tranh với các đối thủ Toyota Camry, Mazda6, Honda Accord. Định vị ở mức trên xe phổ thông, dưới xe sang khiến mẫu xe Việt có tương lai khó đoán định trước cuộc thanh lọc và sắp xếp lại trật tự thị trường xe hơi cùng phân khúc.
Xuân Phong
Theo tuoitrethudo
Honda HR-V đối đầu Hyundai Kona: Crossover Nhật - Hàn phân tranh Mẫu xe Nhật Bản Honda HR-V vừa gia nhập thị trường VN đã gặp phải sự cạnh tranh từ đối thủ Hàn Quốc Hyundai Kona tung ra trước đó, cuộc đối đầu này được xem hấp dẫn trong phân khúc Crossover hiện nay. Honda HR-V và Hyundai Kona cạnh tranh trong phân khúc Crossover đô thị tại VN Phân khúc Crossover đô thị...