Người Đức coi việc vũ trang cho Ukraine là tham gia vào cuộc xung đột
Một cuộc thăm dò dư luận mới đây cho thấy phần lớn người Đức coi việc Berlin giao vũ khí cho Ukraine là tham gia vào cuộc chiến chống lại Nga.
Đức đã đồng ý gửi xe tăng chiến đấu chủ lực cho Ukraine. Ảnh: DW
Theo báo Deutsche Welle (Đức), một cuộc thăm dò mới nhất do hãng thông tấn DPA của Đức tiến hành cho thấy nhiều người Đức không tán thành việc trang bị vũ khí cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
Cuộc thăm dò được thực hiện bởi Viện nghiên cứu dư luận YouGov đại diện cho hãng thông tấn DPA của Đức, với sự khảo sát 2.072 người Đức trên toàn quốc từ ngày 21/2 đến ngày 23/2, trước thời điểm kỷ niệm một năm cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra.
51% số người được hỏi cho rằng trang bị vũ khí cho Ukraine đồng nghĩa với việc tham gia vào cuộc chiến, một lập luận mà Nga đã đưa ra. Trong khi đó, 37% không đồng tình với nhận định trên.
Video đang HOT
Đức đã phê duyệt một số gói vũ khí trị giá 2,6 tỷ euro (2,75 tỷ USD) cho Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột.
40% những người được hỏi cho rằng số lượng vũ khí hỗ trợ từ Đức là quá nhiều, 22% cho rằng quá ít và 23% cho rằng đó là số tiền vừa phải.
Những người được hỏi đã được thăm dò cụ thể về quyết định gây tranh cãi gửi xe tăng hạng nặng Leopard 2 của Đức cho Ukraine.
Chính phủ Đức đã thông qua quyết định gửi 18 xe tăng hiện đại Loepard 2 vào tháng trước sau rất nhiều do dự vì lo ngại khiêu khích Nga và kéo dài xung đột.
Những người được thăm dò gần như bị chia rẽ với 44% phản đối và 41% ủng hộ.
Khi được hỏi về khả năng Đức gửi máy bay chiến đấu tham gia cuộc xung đột, 56% những người được hỏi không tán thành, trong khi 27% ủng hộ.
Đức được coi là nhà cung cấp vũ khí lớn thứ tư cho Ukraine kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine một năm trước, sau Mỹ, Anh và Ba Lan.
Đức phản ứng với bình luận của Mỹ về gửi xe tăng Abrams cho Ukraine
Berlin đã bác bỏ bình luận của Nhà Trắng rằng Tổng thống Biden chỉ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine theo yêu cầu của Đức.
Xe tăng Abrams của Mỹ. Ảnh: AFP
Chính phủ Đức ngày 27/2 đã bác bỏ tuyên bố của Nhà Trắng rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ đồng ý chuyển giao xe tăng chiến đấu Abrams cho Ukraine khi Berlin trì hoãn việc xem xét khuyến nghị của các quan chức quân sự của nước này.
Phó phát ngôn viên chính phủ Đức Wolfgang Bchner cho biết trong một cuộc họp báo rằng quyết định cùng cung cấp xe tăng chiến đấu là sự đồng thuận từ quan điểm của Đức. Ông Bchner nói: "Đây là những cuộc đàm phán tốt, mang tính xây dựng, trong đó cả hai bên luôn quan tâm đến việc đi đến một cách tiếp cận chung".
Trước đó ngày 26/2, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói: "Ban đầu, Tổng thống (Biden) quyết định không gửi xe tăng Abrams vì Lầu Năm Góc cho biết chúng sẽ không hữu ích trên chiến trường trong cuộc xung đột này".
Thay vào đó, ông Sullivan cho rằng xe tăng Leopard của Đức được coi là hữu ích nhất.
"Nhưng phía Đức đã nói với Tổng thống Biden rằng họ sẽ không sẵn sàng gửi xe tăng Leopard để tham gia cuộc xung đột cho đến khi Mỹ cũng đồng ý chuyển giao xe tăng Abrams", ông Sullivan thông báo.
Ông Sullivan giải thích vì lợi ích của "sự thống nhất trong liên minh" và "để đảm bảo Ukraine có được thứ họ muốn", Tổng thống Biden đã đồng ý giao xe tăng Abrams mặc dù chúng không phải là thứ Ukraine cần nhất.
Tuy nhiên, ông Bchner nhắc lại một tuyên bố trước đó của người phát ngôn chính phủ Đức Steffen Hebestreit rằng Thủ tướng Olaf Scholz chưa bao giờ nói với Tổng thống Biden rằng việc giao xe tăng Leopard của Đức đi kèm với điều kiện chuyển giao xe tăng Abrams.
Thủ tướng Đức Scholz từ lâu đã do dự trong việc đơn phương gửi xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard của Đức. Ông Scholz, người dự kiến sẽ đến thăm Nhà Trắng vào cuối tuần này, thường nhấn mạnh sự phối hợp chặt chẽ với Washington.
Cách Đức và EU tài trợ thiết bị quân sự cho Ukraine Đức và các đối tác EU đã chuyển các thiết bị quân sự trị giá hàng tỷ euro cho Ukraine. Viện trợ đó đến từ nhiều nguồn khác nhau. Xe tăng chiến đấu Leopard tham gia cuộc tập trận Arrow 22 ở Kankaanpaa, Phần Lan ngày 4/5/2022. Ảnh: Reuters Sau nhiều tuần chịu áp lực từ các đồng minh phương Tây, Chính phủ...