Người đồng tính ở Đức và Philippines muốn được như Mỹ
Cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) tại Đức và Philippines đã ăn mừng, chia vui cùng cộng đồng LGBT Mỹ sau quyết định chấp nhận hôn nhân đồng giới trên toàn nước Mỹ, theo Reuters.
Buổi diễu hành lớn tại thủ đô Berlin (Đức) chào mừng quyết định thông qua luật hôn nhân đồng tính của Mỹ – Ảnh: Reuters
Quyết định của Tòa án Tối cao Mỹ hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính trên toàn nước Mỹ không chỉ khiến cộng đồng LGBT Mỹ vui mừng. Tại Đức và Philippines, gần như lập tức phong trào kêu gọi được công nhận tương tự cũng đã diễn ra.
Tại thủ đô Berlin của Đức, một buổi diễu hành của cộng đồng LGBT với hàng ngàn người đã diễn ra hôm 27.6 dưới sự hỗ trợ của Đại sứ Mỹ tại Đức.
Video đang HOT
Một người tham gia buổi diễu hành nói với Reuters rằng họ không được như Mỹ vì hôn nhân đồng tính tại Đức không được công nhận. Trong khi đó, nhiều người cho rằng các cặp vợ chồng ở Đức vẫn bị phân biệt đối xử.
Cùng ngày 27.6 tại Philippines, hơn 500 người trong cộng đồng LGBT cũng diễu hành tại thủ đô Manila, hy vọng pháp luật sẽ thay đổi theo quyết định mang tính bước ngoặt như ở Mỹ.
Việc Mỹ thông qua luật hôn nhân đồng tính trên cả nước hôm 26.6 là một sự kiện thu hút sự quan tâm trên toàn thế giới. Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố rằng đây là “chiến thắng của tình yêu”.
Trước đó một tháng, Ireland trở thành nước đầu tiên trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính qua hình thức lấy phiếu bầu cả nước, thay vì quyết định từ chính phủ.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Mỹ hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính: Phán quyết đầy ý nghĩa
Với 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống, Tòa án tối cao Mỹ đã phán quyết hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính trên khắp lãnh thổ nước Mỹ.
Hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính là quyết định lịch sử đối với nước Mỹ - Ảnh: Reuters
Ai cũng cho rằng quyết định ấy có ý nghĩa lịch sử đối với nước Mỹ. Nó là đỉnh điểm của phong trào được phát động cách đây 46 năm đòi bình đẳng thực sự về mọi phương diện cho người đồng tính ở Mỹ. Nó giúp nước Mỹ từ nay thuộc diện những nước đi đầu trên thế giới ở phương diện bình đẳng, bình quyền cho người đồng tính.
Phán quyết này thực tế cũng còn có thể được coi là một thắng lợi của cá nhân Tổng thống Barack Obama. Ông Obama luôn cổ súy và ủng hộ phong trào nói trên. Nó bổ sung cho những thành quả mới của vị tổng thống này, như được quốc hội trao cho quyền chủ động đàm phán nhanh hay Tòa án tối cao công nhận tính hợp hiến của cuộc cải cách y tế và bảo hiểm xã hội.
Phán xử này sẽ có tác động về chính trị và xã hội rất to lớn. Kết quả thăm dò dư luận cho thấy gần 2/3 dân Mỹ ủng hộ hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Chính trường nước Mỹ rồi đây sẽ biến động bởi tác động của nó. Nó làm cho những lực lượng bảo thủ cực đoan và giáo điều ngày càng bị cô lập nhiều hơn trên chính trường và trong nội bộ xã hội.
Nó sẽ trở thành một trong những chủ đề tranh cử nổi bật trong cuộc vận động bầu cử tổng thống và quốc hội năm tới. Nó buộc tất cả các ứng cử viên dân biểu cũng như tổng thống phải lưu ý để xác định quan điểm riêng nhằm tranh thủ cử tri. Nó góp phần đưa lại nhiều thay đổi lớn ở nước Mỹ.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính khắp nước Mỹ- dấu mốc lịch sử cho LGBT Ngày hôm nay (ngày 27/6 theo giờ Việt Nam) Tòa án Tối cao Mỹ đã thông qua Luật hôn nhân đồng tính trên cả 50 bang của nước Mỹ. Sau 54 năm chờ đợi, ông George Harris, 82 tuổi và Jack Evans (người cầm hoa), 85 tuổi đã trở thành cặp đôi đồng tính đầu tiên kết hôn tại Dallas trong ngày lịch...