Người đồng tính công khai lớn tuổi nhất Hà Nội đã qua đời
Ông Vũ Trọng Hùng – được xem là người đồng tính công khai lớn tuổi nhất Hà Nội – đã qua đời lặng lẽ sau một tai nạn khiến ông chìm vào hôn mê.
Ông Hùng đã ra đi trong lặng lẽ
Ông Vũ Trọng Hùng (sinh năm 1940) đã từ trần vào sáng 23/8, hưởng thọ 73 tuổi. Đám tang của ông diễn ra lặng lẽ, không thông báo rộng rãi và được hoàn thành ngay trong ngày nên không nhiều người được biết về thông tin này.
Theo một số nguồn tin, trước đó vài ngày, ông Hùng bị ngã cầu thang dẫn đến vỡ xương chậu và tụ máu ở não. Một người hàng xóm đã phát hiện và đưa ông tới bệnh viện cấp cứu nhưng ông Hùng đã lịm đi, chìm vào hôn mê và sau đó đã không qua khỏi.
Sự ra đi đột ngột của ông Hùng đã để lại nhiều tiếc thương cho những người quen biết ông.
Trước đó, chúng tôi đã từng có bài viết về người đồng tính có cuộc đời cô đơn, chịu nhiều thiệt thòi này.
Trong giới đồng tính nam, ông Hùng là người nổi tiếng đào hoa với hàng chục cuộc tình đã trải qua. Cuộc tình dài nhất kéo dài tới 5, 6 năm, cũng có cuộc tình chỉ thoáng qua trong vài tháng. Nhiều người trong giới vẫn gọi ông Hùng là “hot boy đào hoa”.
Cuộc đời trở thành “hot boy” của ông Hùng có những chi tiết khiến nhiều người bất ngờ. Theo như lời kể của ông Hùng, ông sinh ra không phải là người đồng tính. Ông cũng có một thời tuổi trẻ yêu đương say đắm cô hàng xóm, rồi sau đó kết hôn với một cô gái khác và có con cái đề huề. Nhưng nhiều biến cố của cuộc sống khiến những người phụ nữ thân yêu rời xa ông Hùng. Cho rằng mình bị phụ bạc, ông Hùng căm hận phụ nữ và “tự biến mình thành gay” khi đã gần 40 tuổi. Từ đó, ông Hùng chuyển sang yêu, quan hệ tình dục với những người trong giới đồng tính nam.
Video đang HOT
Ở vào cái tuổi thất thập cổ lai hi, sau mấy chục năm sống thảnh thơi với các mối tình đồng tính, ông Hùng phải một mình đối mặt với tuổi già. Những người tình đồng tính của ông cuối cùng đều ra đi tìm cuộc sống riêng của họ.
Những ngày cuối đời, ông Hùng sống cô đơn một mình tại một căn nhà trọ tồi tàn
Khi còn sống, ông Hùng đã từng tâm sự: “Đã nhiều lần, tôi và người yêu muốn được đăng kí kết hôn để về chung sống hợp pháp, lâu dài với nhau nhưng không được. Nhiều người xung quanh vẫn còn cái nhìn kì thị về người đồng tính nên chúng tôi không dám bộc lộ. Hơn nữa, luật pháp nước ta vẫn chưa cho phép những người đồng tính kết hôn với nhau nên mong ước của tôi và nhiều người khác chẳng thể thực hiện được. Vì thế, khi đã gần đất xa trời, dù rất muốn có người bên cạnh bầu bạn nhưng tôi vẫn đành sống lủi thủi một mình”.
Vốn dư dả tiền bạc, có nhà cửa giữa trung tâm Hà Nội nhưng những ngày cuối đời, ông Hùng phải sống tạm bợ trong một căn nhà trọ xập xệ ở nơi heo hút ven đê sông Nhuệ. Căn phòng xây sơ sài chỉ rộng chừng 10m2, bốc mùi ẩm thấp. Bên trong chẳng có đồ đạc gì giá trị, ngoài tấm phản ọp ẹp làm giường nằm, một cái mắc treo đầy quần áo, một cái bàn gỗ ép và chiếc chạn nhựa đựng vài cái bát, đôi đũa cùng vài thứ lặt vặt.
Cuối năm 2012, ông Vũ Trọng Hùng được nhiều người biết đến và chú ý khi ông cùng người tình đồng tính cuối cùng của mình là nhân vật xuất hiện trong bộ ảnh về đề tài đồng tính của nữ nhiếp ảnh gia Maika Elan. Bộ ảnh này đã gây tiếng vang lớn, sau đó còn đoạt giải nhất tại một cuộc thi ảnh quốc tế uy tín.
Theo Xahoi
Bỏ cấm kết hôn đồng giới để chống kỳ thị
Ngoài việc bỏ "cấm kết hôn đồng giới", Luật sẽ có những biện pháp để chống kỳ thị đối với người đồng tính.
Nhiều cặp đôi đồng giới mong muốn được công nhận "vợ-chồng"
Bộ Tư pháp vừa trình chính phủ xin ý kiến về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình. Một trong những nội dung gây chú ý trong Dự án Luật HN&GĐ (sửa đổi) được Bộ Tư pháp đề xuất là bãi bỏ quy định về cấm kết hôn giữa những người cúng giới tính.
Thay đổi thái độ
Tuy nhiên, nội dung dự thảo nêu rõ "Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn." Theo Bộ Tư pháp trong Luật HN&GĐ sửa đổi, Nhà nước vẫn không thừa nhận việc kết hôn giữ những người cùng giới tính.
Mặt khác, Ban soạn thảo đã bổ sung thêm quy định việc giải quyết hậu quả của việc chung sống như vợ chồng cùng giới tính. Dự thảo Luật cũng quy định được áp dụng các quy định về giải quyết hậu quả của nam, nữ sống chung như vợ chồng.
Tại cuộc Họp báo công tác tư pháp quý II/2013, vấn đề được nêu ra là, "cấm" và "không thừa nhận" thì khác gì nhau. Có chăng chỉ là "bình mới rượu cũ"?
Tuy nhiên, ông Dương Đăng Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế (Bộ Tư pháp) cho rằng, chuyển từ "cấm" sang "không thừa nhận" có ý nghĩa rất lớn. Mặc dù bản chất không khác đi, nhưng sự thay đổi từ ngữ chính là thay đổi thái độ của cộng đồng với người đồng giới.
Theo ông Huệ, từ "cấm" nghe rất nặng nề, có nghĩa là không cho phép bất cứ sự qua lại nào. Còn "không thừa nhận" là vẫn cho phép người đồng giới quan hệ, qua lại, sống chung nhưng không công nhận trên giấy tờ mà thôi.
Nếu ai đó đặt câu hỏi, "hai người đàn ông, hoặc hai người đàn bà đến cơ quan nhà nước xin đăng ký kết hôn" có được không. Ông Huệ khẳng định là chưa thể giải quyết. Bởi Luật vẫn chỉ thừa nhận "kết hôn là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà".
Chưa thể thừa nhận ngay
Ông Dương Đăng Huệ cũng cho biết, hiện nay, toàn thế giới mới chỉ có 11 nước thừa nhận kết hôn đồng giới. Pháp là nước thứ 11, thừa nhận cách đây không lâu. Mặc dù các nước này đã chuẩn bị cho việc thừa nhận hôn nhân đồng giới từ nhiều năm, nhưng khi Tổng thống ký quyết định, đã vấp phải những phản ứng từ dư luận. Nhiều cuộc biểu tình phản đối đã diễn ra.
Ông Huệ phân tích thêm, ngoài việc bỏ "cấm kết hôn đồng giới", Luật sẽ có những biện pháp để chống kỳ thị đối với người đồng tính. Mặt khác, Luật đã bổ sung những cơ sở pháp lý để giải quyết những vấn đề phát sinh, hậu quả đời sống của họ.
Theo ông Huệ, đây là vấn đề phức tạp. Việc bổ sung một số điều liên quan đến người đồng tính được Ban soạn thảo đưa ra trong Dự án Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi) là phù hợp với với điều kiện phát triển kinh tế, nhận thức xã hội Việt Nam hiện nay.
Trước đó, Ông Nguyễn Hồng Hải (Trưởng phòng Pháp luật Dân sự - Vụ Pháp luật Dân sự Kinh tế - Bộ Tư pháp) cho biết, nhiều người ý kiến cũng cho rằng Luật chưa công nhận cần bổ sung các quy định về người đồng tính (trước đây chưa có). Một mặt, điều này ngăn ngừa thái độ kỳ thị với người đồng tính, mặt khác tạo cơ sở pháp lý giải quyết các quan hệ về tài sản, con cái (nếu có) trong trường hợp họ sống chung với nhau như vợ chồng.
Chưa thể thừa nhận vì theo quan niệm truyền thống, người Việt dựng vợ, gả chồng của từ hàng ngàn năm nay phải là quan hệ tình cảm giữa nam và nữ. Quan niệm đó đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt.
Việc thừa nhận kết hôn đồng giới phải có lộ trình, bước đi phù hợp, chưa thể đưa vào luật ngay bây giờ. Với xã hội Việt Nam hiện nay, bước đi phù hợp nhất là Nhà nước không nên can thiệp hành chính vào quyền được sống theo bản dạng giới của người đồng tính. Nhà nước cần có những quy định thích hợp để giúp họ giải quyết ổn thỏa các hậu quả pháp lý của việc sống chung. Điều đó cũng đảm bảo sự ổn định các quan hệ xã hội.
Theo Xahoi
Mại dâm nam - bệnh tật và những "cái chết" được báo trước Khi nghiên cứu và tiếp xúc với các đối tượng mại dâm nam, chúng tôi mới thật sự cảm thấy rùng rợn bởi nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Một mại dâm nam ngồi đợi khách ở Wat Phnom, Phnom Penh - Ảnh: Phnom Penh Post Nhiễm bệnh Có lẽ Nguyễn H.N. là trường hợp đặc biệt....