Người dồn chính phủ Mỹ đến bờ vực đóng cửa
Một nghị sĩ ít tên tuổi thuộc đảng Cộng hòa chính là người có vai trò rất lớn trong việc đẩy chính phủ Mỹ đến tình cảnh phải đóng cửa.
Lần đầu tiên trong suốt 17 năm, chính phủ Mỹ đã phải đóng cửa vì những bất đồng trong Quốc hội về Đạo luật Chăm sóc Y tế hay còn gọi là Obamacare do Tổng thống Obama đề xuất, dẫn tới việc dự luật về ngân sách cho chính phủ không được thông qua. Và ít ai biết rằng người đã góp phần rất lớn vào việc đẩy chính phủ Mỹ đến bờ vực đóng cửa này lại là một nghị sĩ ít tên tuổi mới chỉ trúng cử được 8 tháng.
Chính phủ Mỹ bị đóng cửa xuất phát từ yêu cầu của các nghị sĩ đảng Cộng hòa rằng đạo luật Obamacare cần phải bị hủy bỏ hoặc ít nhất là bị trì hoãn, và họ cho rằng cách tốt nhất để làm được điều đó là gộp nó vào với một đạo luật cần phải được thông qua để cấp ngân sách cho chính phủ.
Tuy nhiên nguồn cơ của chiến thuật này của đảng Cộng hòa lại xuất phát từ lá thư của một nghị sĩ ít tên tuổi là Mark Meadows, đại diện cho khu vực phía tây của Bắc Carolina, người mới trúng cử hồi cuối năm ngoái.
Nghị sĩ Mark Meadows
Hồi tháng 8, trong khi các nghị sĩ khác đang bận rộn tiếp xúc cử tri ở khu vực của mình thì ông Meadows đã viết một bức thư cho các lãnh đạo đảng Cộng hòa đề nghị họ thực hiện chiến lược gắn yêu cầu hủy bỏ đạo luật Obamacare với việc thông qua đạo luật cấp ngân sách cho chính phủ trong năm tài khóa tới.
Ban đầu các lãnh đạo đảng Cộng hòa trong Hạ viện Mỹ đã tỏ ra do dự và bác bỏ chiến lược này. Lãnh đạo đảng Cộng hòa John Boehner và nhiều đảng viên khác tin rằng chiến lược này có thể sẽ dẫn tới việc chính phủ phải đóng cửa vì Thượng viện do đảng Dân chủ kiểm soát sẽ không bao giờ nhất trí với kế hoạch như vậy.
Ngoài ra, lãnh đạo đảng Cộng hòa tin rằng họ sẽ bị nhân dân Mỹ đổ lỗi trong trường hợp chính phủ bị đóng cửa. Các kết quả thăm dò dư luận cho thấy 51% người được hỏi đều cho rằng đảng Cộng hòa có lỗi trong việc để chính phủ bị đóng cửa. Đó là một sự mạo hiểm chính trị lớn mà không một lãnh đạo nào muốn gánh lấy.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bằng tài vận động của mình, ông Meadows đã thuyết phục được 79 nghị sĩ ký vào lá thư của ông. Sau đó ông này còn đi xa hơn khi dẫn đầu một nhóm 40 nghị sĩ đòi không thông qua dự luật ngân sách tạm thời cấp tiền cho chính phủ của ông Obama tiếp tục hoạt động.
Mặc dù lá thư của ông Meadows không đại diện cho đa số trong đảng Cộng hòa nhưng nó là một yếu tố rất quan trọng thuyết phục được chủ tịch đảng Boehner thay đổi chiến lược và thúc đẩy kế hoạch nhằm ra điều kiện cấp ngân sách cho chính phủ phải đi đôi với việc hủy bỏ đạo luật Obamacare. Thượng viện Mỹ bác bỏ yêu sách này, và sự bế tắc đã đẩy chính phủ Mỹ vào bước đường cùng phải đóng cửa vào ngày 1/10.
Nhiều cơ quan chính phủ Mỹ đã phải ngừng hoạt động sau khi chính phủ đóng cửa
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Meadows nói rằng ông không cố tình khiến chính phủ phải đóng cửa mà chỉ nhằm “ngăn chặn Đạo luật Chăm sóc Y tế”. Ông nói: “Nhiệm vụ của tôi đầu tiên là phải đảm bảo rằng tôi đại diện cho cử tri của mình chứ không phải thăm dò những ẩn ý chính trị.”
Đối với Meadows, việc ngăn chặn đạo luật Obamacare là ưu tiên số 1 “bất chấp mọi hậu quả”, và việc “phớt lờ ưu tiên này là phớt lờ nghĩa vụ đại diện cho 749.000 cử tri” đã bầu ông làm nghị sĩ Hạ viện.
Ông Meadows đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào Hạ viện Mỹ trước đối thủ đảng Dân chủ Heath Shuler vào cuối năm 2012 với tỉ lệ phiếu bầu cao hơn 15%.
Theo khampha
Vàng lao dốc, chênh lệch lại cao ngất ngưởng
Sáng nay 2/10, giá vàng trong nước lao dốc xuống mốc 37 triệu đồng/lượng (chiều mua vào) khi giá vàng thế giới giảm mạnh. Dù điều chỉnh giảm mạnh theo mức lao dốc của giá thế giới nhưng vàng trong nước lại nới rộng khoảng cách lên 4,5 triệu đồng/lượng.
Vàng lao dốc về mốc 37 triệu đồng/lượng.
Mở cửa thị trường vàng trong nước sáng nay 2/10, giá vàng SJC tại Hà Nội và TPHCM được Tập đoàn VBĐQ DOJI niêm yết giao dịch ở mức 37 triệu đồng/lượng (mua vào) - 37,3 triệu đồng/lượng (bán ra) đối với giao dịch bán lẻ và 37,01 triệu đồng/lượng - 37,29 triệu đồng/lượng đối với giao dịch bán buôn.
So với chốt phiên chiều qua, giá vàng SJC tại hai thị trường lớn được Tập đoàn DOJI điều chỉnh giảm mỗi chiều 480.000 đồng/lượng và 300.000 đồng/lượng.
Theo báo giá của Công ty VBĐQ Sài Gòn, giá vàng SJC tại TPHCM được niêm yết giao dịch ở mức 37 triệu đồng/lượng - 37,3 triệu đồng/lượng, giảm mạnh mỗi chiều 450.000 đồng/lượng và 300.000 đồng/lượng so với chốt phiên hôm qua.
Tương tự, Công ty CP Đầu tư Vàng Phú Quý điều chỉnh giảm mạnh mỗi chiều 530.000 đồng/lượng và 350.000 đồng/lượng, xuống mức 36,95 triệu đồng/lượng - 37,25 triệu đồng/lượng.
Dù điều chỉnh giảm mạnh theo mức lao dốc của giá thế giới nhưng vàng trong nước lại nới rộng khoảng cách lên 4,5 triệu đồng/lượng. Hiện tại, giá vàng thế giới quy đổi ở mức 32,79 triệu đồng/lượng.
Trên thị trường thế giới, giá vàng giảm mạnh nhất gần 2 tháng trong bối cảnh chính phủ Mỹ đóng cửa. Lúc 8h30 sáng nay, giá vàng giao ngay tại châu Á qua niêm yết của Kitco.com có biên độ giảm nhẹ xuống 1.285,7 USD/ounce. Trước đó, giá vàng lao dốc tới 39,4 USD/ounce.
Còn chốt phiên hôm qua, giá vàng giao tháng 12 trên sàn Comex giảm 3,1%, xuống mức 1.286,1 USD/ounce, mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 5/7. Trước khi chốt phiên, giá vàng còn giảm xuống 1.282,4 USD/ounce, mức thấp nhất 7 tuần. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch cao hơn 19% so với trung bình 100 ngày.
Giá vàng giảm gần 3% trong phiên giao dịch hôm qua bởi hoạt động bán tháo ồ ạt của nhà đầu tư trên thị trường kỳ hạn sau thông tin chính phủ Mỹ đóng cửa.
Đầu phiên, giá vàng có lúc còn tăng nhẹ vì nhu cầu trú ẩn an toàn. Thị trường sau đó đột ngột rớt mạnh vì nhà đầu tư nhận thấy việc chính phủ Mỹ đóng cửa thực sự là rủi ro rất lớn. Do đó, hoạt động bán tháo càng diễn ra nhanh hơn, với tâm lý chặn lỗ bao trùm, sau khi giá vàng chọc thủng mức hỗ trợ tâm lý tại 1.300 USD/ounce.
Chính phủ Mỹ vừa đóng cửa lần đầu tiên trong 17 năm, khiến 800.000 người mất việc làm, đóng cửa công viên quốc gia và ngừng hoạt động một số dịch vụ công cộng sau khi Quốc hội thất bại trong việc thỏa thuận về ngân sách trước hạn chót.
Ngoài ra, giá vàng giảm còn do nhu cầu tiêu thụ vàng vật chất tại Ấn Độ yếu đi. Ngoại trưởng Arvind Mayaram cho biết, lượng vàng mua vào bởi người dân sẽ giảm 5,3% trong năm nay, xuống còn 800 tấn. Chính phủ nước này đã nâng thuế nhập khẩu vàng lần thứ 3 trong năm hồi tháng 8 để giảm thâm hụt thương mại, hạn chế đáng kể nhu cầu kim loại quý.
Như vậy, giá vàng đã giảm tổng cộng 23% từ đầu năm đến nay, hướng tới năm giảm giá đầu tiên trong 13 năm, sau khi lạm phát Mỹ thấp và thị trường chứng khoán tăng kỷ lục khiến nhà đầu tư mất niềm tin vào khả năng cất giữ giá trị của vàng.
Theo đó, lượng vàng các quỹ ETF nắm giữ giảm 27% trong năm nay, xuống thấp nhất kể từ tháng 5/2010, tương đương giảm giá trị 61,8 tỷ USD.
Một số chuyên gia cho biết, giới đầu tư trên thị trường vàng đang tập trung chú ý vào hạn chót nâng trần nợ của Mỹ vào giữa tháng 10. Năm 2011, những lo lắng về trần nợ ở Mỹ đã đẩy giá vàng lên cao kỷ lục, ở mức 1.920 USD/ounce.
An Hạ
Theo Dantri
Quý IV-2013:Phải hoàn thành Đề án tái cơ cấu Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước triển khai một số nhiệm vụ nhằm thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế. Theo đó, trong quý II-2013, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố...