Người đi xe máy không được mua xăng nếu không đội mũ bảo hiểm
Từ 1/6, tại một quận của bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, các trạm xăng sẽ không bán nhiên liệu cho người đi xe hai bánh không đội mũ bảo hiểm.
Ở Gautam Budh Nagar, từ đầu tháng 6, nhiên liệu sẽ không được cung cấp cho các loại xe hai bánh nếu người điều khiển cũng như người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm. Nhân viên của các trạm xăng được yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt quy định mới, theo Indian Express.
Tại một địa phương từng thực hiện quy định tương tự, thậm chí các nhân viên an ninh phải có mặt nhằm ngăn chặn việc người dân vi phạm cũng như nguy cơ xảy ra xung đột. Ảnh: Hindustan Times
Quy định “Không mũ bảo hiểm, không xăng” sẽ được áp dụng trên toàn quận Gautam Budh Nagar từ 1/6. Tuy nhiên, các chủ trạm xăng hiểu rằng khách hàng sẽ phạm luật.
“Gánh nặng từ quy định tác động trực tiếp tới các nhân viên trạm xăng. Nỗi lo lớn nhất của chúng tôi là người dân địa phương. Chúng tôi chắc chắn sẽ gặp sự chống đối”, Sukhpal, một giám sát viên tại một trạm xăng phát biểu.
Video đang HOT
Ngày 15/5, giới chức địa phương đã tổ chức một cuộc họp với các chủ trạm xăng để tiếp nhận phản hồi, đồng thời yêu cầu treo băng rôn tại các cột xăng nhằm nhắc nhở người dân về quy định mới.
Dự kiến khi được thực thi, quy định sẽ gây ra nhiều xáo trộn. “Hôm nay, khi nói với một lái xe về việc này, tôi được đáp lại rằng không đội mũ bảo hiểm là lựa chọn của họ và việc của tôi là bơm xăng cho họ. Quy định mới rất tuyệt vời, nhưng cái giá phải trả là sự an toàn của chúng tôi”, Mohit, một nhân viên bán xăng cho biết.
Thậm chí tình huống sẽ nguy hiểm hơn vào ban đêm. “Một số khách hàng của chúng tôi là học sinh, sinh viên ở các trường gần đây. Họ thường xuyên đi xe không có mũ bảo hiểm. Khi xảy ra tranh cãi dù rất nhỏ, họ cũng sẽ gọi thêm những người khác tới”, Mohit nói thêm.
Tại Ấn Độ, quy định tương tự cũng đã được thực hiện hồi đầu 2017 ở một huyện thuộc bang Andhra Pradesh. Nhưng sau đó, mọi thứ bị xóa bỏ do việc thực hiện gặp quá nhiều khó khăn.
Trong trường hợp xảy ra bạo lực, người vi phạm sẽ bị bắt theo luật pháp hiện hành của Ấn Độ. Và dù có thể phải đối mặt với những nguy cơ với sự an toàn của bản thân, các chủ trạm xăng cùng nhân viên của họ tỏ ra ủng hộ quy định mới. “Chúng tôi có thể gặp khó. Nhưng một mạng người có thể được cứu sống nếu ai đó đội mũ bảo hiểm”, một người phát biểu.
Theo luật ở Ấn Độ, đi xe hai bánh không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt 15 USD và tước giấy phép lái xe 3 tháng. Tuy nhiên, đây lại là một trong những vi phạm phổ biến nhất tại quốc gia này. Theo thống kê của cảnh sát và cơ quan giao thông vận tải Ấn Độ, trong 2017, mỗi ngày có 98 người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm tử vong khi gặp tai nạn.
Mỹ Anh
Theo VNE
Honda phát triển mũ bảo hiểm thông minh, giúp cảnh báo nguy cơ phía sau tay lái
Honda đang phát triển mũ bảo hiểm thông minh hoàn toàn mới. Chiếc mũ này sẽ thông báo cho người đi xe về tai nạn tiềm ẩn phía sau tay lái.
Các nhà sản xuất xe đang tích cực phát triển các công nghệ tăng cường an toàn bao gồm các hệ thống dựa trên radar để phát hiện các tình huống nguy hiểm tiềm tàng và báo trước cho người lái. Những chiếc xe máy trong tương lai sẽ được trang bị một bộ hệ thống điện tử toàn diện giống như một chiếc xe hơi hiện đại. Bằng sáng chế mũ bảo hiểm thông minh mới của Honda là một phần của sự tiến bộ đó.
Những tiến bộ gần đây trong công nghệ cơ điện tử và cảm biến đã mở ra rất nhiều tính năng an toàn cho ô tô và các công nghệ hỗ trợ người lái tiên tiến hưng hiện tại, chúng chỉ giới hạn chủ yếu ở các xe bốn bánh. Nhờ các nghiên cứu không ngừng nghỉ trong lĩnh vực này, các bộ phận tạo nên các hệ thống cảnh báo hiện đại đã phát triển kích thước nhỏ hơn và bây giờ có thể được ứng dụng trên một chiếc xe máy.
Honda đang phát triển mũ bảo hiểm thông minh hoàn toàn mới.
Mới đây, Honda đã nộp một hệ thống tránh va chạm gắn trên mũ bảo hiểm. Mục đích là cảnh báo cho người lái một mối nguy hiểm tiềm tàng phía sau. Hệ thống này bao gồm một camera phía sau được tích hợp vào vỏ mũ bảo hiểm có thể chụp một loạt các hình ảnh. Các hình ảnh này sau đó được định hướng đúng dựa trên dữ liệu vị trí không gian nhờ đơn vị đo lường quán tính (cũng được gắn trong mũ bảo hiểm).
Hệ thống có thể xác định một chiếc xe mục tiêu trong các khung hình ảnh với sự trợ giúp của các cảm biến, dựa trên sự tính toán tốc độ và vị trí trên cơ sở thời gian thực. Nếu xảy ra sự cố sắp xảy ra, hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo cho người lái (có thể thông qua cảnh báo như hệ thống rung trên tay cầm hoặc ghế).
Mũ bảo hiểm sẽ cảnh báo người lái về mối nguy hiểm phía sau tay lái
Hệ thống tiên tiến này sẽ bao gồm rất nhiều phần cứng trên mũ bảo hiểm bao gồm camera, cảm biến, IMU, bảng mạch, nguồn điện, v.v ... Vì vậy, không rõ liệu công nghệ này sẽ đi vào sản xuất đại trà hay không, bởi sẽ rất khó khăn để chứa tất cả các vật dụng này trong mũ bảo hiểm mà không ảnh hưởng đến tiêu chuẩn và trọng lượng an toàn khi va chạm.
Theo dan viet
Những lưu ý quan trọng khi chọn mua mũ bảo hiểm cho biker Không phải chiếc mũ bảo hiểm nào cũng giống nhau: ngoài kiểu dáng và độ vừa vặn với đầu, bạn nên tìm hiểu về các tiêu chuẩn an toàn và hạn sử dụng của mũ. Mũ bảo hiểm là trang bị bảo hộ thiết yếu nhất - xét cả trên phương diện bảo vệ an toàn và tuân thủ pháp luật. Một chiếc...