Người đi đường né giàn giáo “khủng” của đường sắt trên cao

Theo dõi VGT trên

Sau 2 vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại công trường thuộc Dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, nhiều người đi đường đã chủ động “né” khi lưu thông tới vị trí giàn giáo “khủng” của Dự án này hoặc lựa chọn cung đường khác để đi.

Người đi đường né giàn giáo khủng của đường sắt trên cao - Hình 1

Nhiều người đi đường đã chủ động tránh việc chui qua giàn giáo “khủng” của đường sắt trên cao

Chưa đầy 2 tháng, Dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông đã để xảy ra 2 vụ tai nạn nghiêm trọng. Điều này đã gây tâm lý hoang mang, bất an cho người đi đường mỗi lần phải lưu thông dọc tuyến đường này. Nhiều người đã chủ động “né” vị trí qua giàn giáo “khủng” của Dự án trên.

Theo quan sát của PV Dân trí, tại một vị trí có giàn giáo “khủng” bắc qua đường Nguyễn Trãi, khu vực gần phố Chính Kinh (Thanh Xuân – Hà Nội), công nhân cùng chiếc cần cẩu lớn vẫn vươn “cánh tay” thi công hối hả cho kịp tiến độ… Bên cạnh những người đi đường vẫn “dũng cảm” lưu thông phía dưới giàn giáo này, rất nhiều người đã chủ động rẽ phải cho xe đi vào làn đường trong để tránh “hầm” nguy hiểm rồi mới cho xe quay lại làn đường cũ.

Người đi đường né giàn giáo khủng của đường sắt trên cao - Hình 2

… sau đó mới cho xe quay lại vào đường làn đường cũ

Chị Lê Thị Huyền (32 tuổi, ở Bùi Xương Trạch, Hoàng Mai – Hà Nội) cho biết: “Xem đài báo thấy có 2 vụ tại nạn tại công trường đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, mỗi lần đi qua đoạn đường này tôi cũng thấy sờ sợ. Tới khu vực phải chui qua giàn giáo, tôi toàn phải đi vào làn trong của xe buýt để tránh sau đó mới dám quay lại làn đường cũ”.

Người đi đường né giàn giáo khủng của đường sắt trên cao - Hình 3

Chị Huyền không dám đi qua gầm giàn giáo “khủng” của đường sắt trên cao

Cùng tâm trạng với chị Huyền, anh Lưu Trọng Đức (24 tuổi, quê Hưng Yên), hiện đang công tác tại Hà Nội chia sẻ, khi đi tới vị trí có giàn giáo lớn bắc qua đường, anh luôn có cảm giác bất an. Anh cho rằng lưu thông qua vị trí đó hệ số an toàn không cao, vì bên trên nhiều vật nặng và anh Đức đã chọn phương án đi tránh qua vị trí này, sau đó mới dám quay lại làn đường cũ.

Video đang HOT

Người đi đường né giàn giáo khủng của đường sắt trên cao - Hình 4

Anh Đức cho rằng, đi qua gầm giàn giáo đường sắt trên cao hệ số an toàn không cao

Anh Nguyễn Văn Sơn ( ở Văn Quán, Hà Đông – Hà Nội) lại có sự lựa chọn lộ trình an toàn cho riêng mình: “Tôi làm việc ở đường Láng, trước đây tôi vẫn đi theo đường Trần Phú rồi đi Nguyễn Trãi, sau đó tới Ngã Tư Sở tôi rẽ trái một chút là tới chỗ làm. Nhưng mấy ngày hôm nay tôi đều đi vào đường Thanh Bình để tránh qua khu vực đường sắt trên cao đang thi công. Tuy đường nhỏ và dễ xảy ra ùn tắc vào giờ cao điểm nhưng vì sự an toàn nên tôi không dám đi qua đường Nguyễn Trãi, sợ lại xảy ra sự cố lần nữa”.

Người đi đường né giàn giáo khủng của đường sắt trên cao - Hình 5

Để yên tâm, anh Sơn tạm thời đã phải chọn lộ trình khác để đi làm

Người đi đường né giàn giáo khủng của đường sắt trên cao - Hình 6

Tại vị trí xảy ra sự cố sập giàn giáo rạng sáng 28/12, cơ quan chức năng đã mở rộng vỉa hè làn đường phía trong để cho các phương tiện lưu thông.

Trục đường Nguyễn Trãi, nơi có tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông chạy ở giữa là một trong những tuyến đường huyết mạch của Thủ đô, nối liền với quốc lộ 6. Hàng ngày lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tại tuyến này rất lớn. Chính vì vậy việc cấm tuyệt đối tuyến đường này để thi công đường sắt trên cao là không thể.

Cơ quan chức năng đã phải chọn phương án vừa thi công vừa vẫn để các phương tiện tiện lưu thông, đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân. Mặc dù 2 vụ tai nạn nghiêm xảy ra tại công trường của Dự án trên, đã khiến nhiều người lo ngại khi lưu thông trên trục đường này, nhưng cung đường này dường như là độc đạo của nhiều người, nên số đông vẫn phải lưu thông theo kiểu “sống chung với lũ”.

Nguyễn Dương

Theo Dantri

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Vốn tăng triệu đô và những "lỗi chết người"!

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông từng bị phản ứng khi "đội" vốn thêm hơn 300 triệu USD vì tiến độ thi công theo kiểu "rùa bò". Cũng công trình này, trong vòng gần 2 tháng xảy ra một vụ tai nạn chết người, một vụ sập hệ thống giàn giáo.

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông do Bộ GTVT cấp quyết định đầu tư, ban đầu Cục Đường sắt Việt Nam làm đại diện chủ đầu tư nhưng từ ngày 1/9/2014, quyền chủ đầu tư dự án đã được chuyển về Bộ GTVT. Dự án sử dụng vốn vay tín dụng ưu đãi của Trung Quốc.

Công cuộc "rùa bò" và " chiến dịch " đội vốn

Được phê duyệt từ tháng 10/2008, Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có tổng mức đầu tư (TMĐT) 8.770 tỷ đồng (tương đương 552,86 triệu USD), trong đó vốn vay của Trung Quốc là 419 triệu USD và 133,86 triệu USD là vốn đối ứng của Việt Nam.

Theo Ban Quản lý dự án, trong quá trình thực hiện có một số hạng mục phải bổ sung, phát sinh và điều chỉnh, chậm giải phóng mặt bằng làm thời gian thực hiện dự án kéo dài... làm tăng tổng mức đầu tư và cần sớm được giải quyết các thủ tục để kịp thời bổ sung nguồn vốn thì dự án mới có thể hoàn thành kế hoạch đề ra. Vì vậy, tháng 4/2014, Bộ GTVT đã kiến nghị Thủ tướng điều chỉnh mức đầu tư từ hơn 552,86 triệu USD lên 891,92 triệu USD, tăng 339 triệu USD (tăng 61% so với phê duyệt dự án ban đầu).

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Vốn tăng triệu đô và những lỗi chết người! - Hình 1

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông "đội" vốn thêm hơn 300 triệu USD (ảnh: Hữu Nghị)

Lý giải việc "đội" vốn thêm hàng trăm triệu USD, Ban Quản lý Dự án này cho biết, do dự án trải qua thời gian khá dài, được bắt đầu nghiên cứu từ năm 2004 và quyết định đầu tư vào tháng 10/2008, cho đến nay có nhiều biến động lớn về giá đầu vào cho các công trình xây dựng, làm ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư của dự án. Chi phí dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư đã duyệt năm 2008 là 17%, tương ứng 69,1 triệu USD, tuy nhiên tính toán của chủ đầu tư và Tedi cho thấy giá cả và chế độ chính sách thay đổi nên kinh phí trượt giá cho khối lượng xây lắp phải bổ sung dự tính khoảng 134,1 triệu USD.

Cũng theo Ban Quản lý dự án, đây là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên ở Việt Nam có quy mô lớn và tính chất kỹ thuật phức tạp nên các đơn vị làm dự án "chưa có nhiều kinh nghiệm"... Một điều đáng nói khác là cả Chủ đầu tư lẫn Tổng thầu đều lần đầu tiên thực hiện hợp đồng EPC nên các điều khoản hợp đồng thống nhất lấy theo mẫu hợp đồng EPC của FIDIC, nhưng việc cụ thể hóa thành các điều khoản chi tiết cho phù hợp với quy định hiện hành và điều kiện cụ thể của dự án lại chưa được xây dựng đầy đủ, nên quá trình thực hiện đã phát sinh nhiều tình huống phức tạp và phải thảo luận kỹ mới thống nhất được.

Với việc phải điều chỉnh TMĐT, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội làm rõ nguyên nhân và kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân, tổ chức về việc chất lượng thiết kế cơ sở hạn chế dẫn đến phải điều chỉnh, chậm trễ trong giải phóng mặt bằng, kéo dài thời gian thi công làm tăng tổng mức đầu tư và phải điều chỉnh dự án Dự án Cát Linh - Hà Đông.

Ở dự án này, tiến độ thực hiện theo phê duyệt ban đầu là phải hoàn thành vào tháng 11/2013, tuy nhiên thực tế tháng 10/2011 dự án mới khởi công nên dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác thương mại ngày 31/12/2015.

Từ rơi một thanh thép... đến sập cả hệ thống sàn

Hồi đầu tháng 11/2014, trong quá trình cẩu thép cây để thi công kết cấu phần trên ga Thanh Xuân III, nhà thầu đã để tuột rơi thanh thép khiến một người điều khiển xe mô tô tên là Nguyễn Như Ngọc (học viên Học viện An ninh) tử vong và 2 người khách đang cùng tham gia giao thông bị thương.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Vốn tăng triệu đô và những lỗi chết người! - Hình 2

Hiện trường vụ sập hệ thống sàn đường sắt trong khi thi công hôm 28/12 (ảnh: Hữu Nghị)

Sau khi tai nạn xảy ra, Bộ GTVT đã đình chỉ thi công toàn bộ dự án nhằm rà soát, thực hiện các biện pháp bảo đảm tuyệt đối an toàn lao động, an toàn thi công và hướng dẫn giao thông. Ban Quản lý dự án Đường sắt, Tổng thầu là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc (FPC), nhà thầu phụ, Tư vấn giám sát kiểm điểm và phối hợp với các cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan để xử lý nghiêm minh và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, "kiên quyết không để xảy ra sự cố tương tự trong thi công dự án".

Tuy nhiên, chỉ hơn 1 tháng sau, ngày 28/12, nhà thầu phụ tiếp tục để xảy ra sự cố đáng tiếc trong khi thi công đã đè bẹp chiếc taxi 4 chỗ đang di chuyển qua đoạn này, rất may cả 4 người đều được cứu hộ kịp thời nên thoát chết. Nguyên nhân là giàn giáo bị dịch chuyển, khi đổ bê tông, giàn giáo mất khả năng chịu lực dẫn đến sập hệ thống sàn, đà giáo và sụt bê tông.

Phó Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án Đường sắt bị đình chỉ công tác để kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm (trực tiếp giám sát dự án). Nhà thầu phụ thi công - Công ty CP Tư vấn Công nghệ và Đầu tư xây dựng Việt Nam (Vinacontech) bị Bộ GTVT đình chỉ và "cấm cửa" không cho tham gia thi công bất kỳ hạng mục nào khác của Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông. Bộ GTVT Đình chỉ vô thời hạn đối với ông Tạ Trung Văn, Tư vấn giám sát phụ trách nhà ga Bến xe Hà Đông và nghiêm khắc cảnh cáo Tư vấn giám sát trưởng Diêm Chí Cương.

Một ngày sau khi xảy ra sự cố, Bộ trưởng Bộ GTVT đã quyết định giáng chức người đứng đầu Ban Quản lý Dự án đường sắt từ quyền Tổng Giám đốc xuống làm Phó Tổng Giám đốc. Lãnh đạo Cục Quản lý Xây dựng và chất lượng công trình giao thông cũng bị kỷ luật cảnh cáo.

Rõ ràng, lo sợ chồng chất lo sợ khi chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng mà liên tiếp các sự cố nguy hiểm xảy ra trên tuyến đường sắt trên cao đang thi công. Và sẽ không có gì là khó hiểu khi người tham gia giao thông đang có ý định tự bảo vệ mình bằng cách "tẩy chay" cả tuyến đường trên cao Cát Linh - Hà Đông và tuyến đường Nguyễn Trãi.

Châu Như Quỳnh

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích
19:39:21 18/11/2024
Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà
07:15:49 18/11/2024
Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa
08:06:09 19/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Huy động tối đa lực lượng tìm kiếm
11:16:44 19/11/2024
Bão Man-yi vào Biển Đông, hướng vào vùng biển Trung Trung Bộ
10:58:59 18/11/2024
NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu
12:58:53 18/11/2024
Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung
13:02:04 18/11/2024

Tin đang nóng

Sửa nhà, thợ sửa ống nước tìm thấy rương "kho báu" 64 tỷ đồng
16:16:03 19/11/2024
Công ty của nghệ sĩ Quyền Linh nợ bảo hiểm xã hội hơn 2 tỉ đồng
13:46:09 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long bật khóc: "Suýt nữa là tôi về Mỹ mất rồi, không thể nào quay lại được"
12:53:49 19/11/2024
Thu Minh lên tiếng khi bị chỉ trích hỗn láo với diva Thanh Lam
15:23:42 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long khóc đỏ mắt trong đám tang của con gái, đau đớn: "Ba Long đến rồi Ly của ba ơi"
13:42:07 19/11/2024
Gương mặt biến dạng của "quốc bảo nhan sắc" khiến dân tình sốc nặng
14:54:08 19/11/2024
15 giây tiết lộ quá khứ của 1 sao hạng A, đúng là ai cũng phải bắt đầu từ đâu đó!
14:42:16 19/11/2024
Thanh Thảo rút đơn kiện Thúy Vinh sau 13 năm: "Tôi muốn ngừng đấu đá"
13:33:13 19/11/2024

Tin mới nhất

Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh

17:52:15 19/11/2024
Lớp 8B, Trường THCS Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ có 5 chỗ ngồi trống vắng, tiết học bao trùm bởi sự đau buồn sau vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông.

Vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng: Tìm thấy thi thể thứ 2 bị trôi xa 20km

17:45:12 19/11/2024
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn cứu hộ tỉnh Phú Thọ đã tìm thấy thi thể thứ 2 trong vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng thuộc địa phận xã Hiền Quan, huyện Tam Nông.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Hà Nội: Đã dập tắt vụ cháy nhà kho trong đêm

11:13:32 19/11/2024
Sau đó, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy vẫn tiếp tục phun nước làm mát và túc trực để phòng lửa bùng phát trở lại. Đến khoảng 5 giờ ngày 19/11, lực lượng chức năng đã rời hiện trường.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cá sấu gần 100 kg mắc cạn ven biển Bạc Liêu

22:15:26 18/11/2024
Chiều 18.11, ông Phan Minh Kha, Bí thư Đảng ủy P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong lúc đi bắt ốc ở bãi bồi ven biển, người dân phát hiện con cá sấu khủng bị mắc cạn.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

18:57:05 18/11/2024
Chiều ngày 18/11/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công điện số 8736/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão số 9.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h

15:05:34 17/11/2024
Do tác động của bão Man-yi, từ chiều 17/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-12, giật cấp 16; sóng biển cao 2-4 m, vùng gần tâm bão 5-7m; biển động dữ dội.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

Có thể bạn quan tâm

Cực từ Bắc di chuyển bí ẩn gần Nga hơn?

Thế giới

18:23:07 19/11/2024
Các nhà khoa học phát hiện hoạt động bất thường ở Cực Bắc trong lúc cực từ Bắc di chuyển gần Nga hơn theo cách thức chưa từng có trước đây.

Vinicius bị tước vai trò đá phạt đền

Sao thể thao

18:17:40 19/11/2024
HLV Dorival Junior có quyết định táo bạo trước thềm trận đại chiến với Uruguay tại vòng loại World Cup 2026. Theo đó, Raphinha sẽ là người thực hiện phạt đền nếu Brazil được hưởng.

"Ảnh đế" Yoo Ah In dùng cái chết của cha xin giảm án tù gây phẫn nộ

Sao châu á

18:12:18 19/11/2024
Vào ngày 19/11, Yoo Ah In đã kháng cáo lên Phòng hình sự số 5, Tòa án tối cao Seoul. Phía Yoo Ah In cho rằng mức án 1 năm tù giam cho tội vi phạm Đạo luật kiểm soát ma túy là quá nặng.

Cựu phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB: 'Thời thơ ấu của con mình sẽ không được gặp mẹ'

Pháp luật

17:49:53 19/11/2024
Trong phần tự bào chữa, bị cáo Trần Thị Mỹ Dung (cựu phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) chua xót với hình phạt 30 năm tù và nhớ về con của mình.

Bức ảnh gây "nóng mắt" của Lisa

Nhạc quốc tế

17:41:47 19/11/2024
Đầu tháng 11, tour gặp gỡ người hâm mộ Fan Meetup của Lisa (BLACKPINK) đi qua 5 thành phố lớn của châu Á đã phát động đêm đầu tiên tại Singapore.

Tử vi ngày mới 12 cung hoàng đạo thứ 3 ngày 19/11: Cự Giải tiêu không nhìn giá, Song Ngư có đột phá

Trắc nghiệm

17:10:55 19/11/2024
Xem tử vi của 12 cung hoàng đạo trong ngày 19/11 về tài lộc, tình yêu, công việc. Hôm nay, Song Ngư có thể tạo ra những bước đột phá lớn trong công việc.

Bức ảnh chụp một gia đình đi chơi sở thú trông rất bình thường, nhưng nhìn đến chiếc túi mà người mẹ đeo ai cũng sốc

Netizen

17:04:53 19/11/2024
Cuộc hôn nhân của thiếu gia Hà Du Quân và siêu mẫu Hề Mộng Dao vào năm 2019 là sự kiện thu hút đông đảo sự quan tâm của netizen Trung Quốc.

Vũ Luân làm điều gì với đàn anh mà để bị nhớ suốt đời?

Sao việt

16:58:56 19/11/2024
Mạng xã hội hiện đang chia sẻ lại đoạn clip nghệ sĩ Bạch Long chia sẻ trong một chương trình. Theo đó, Bạch Long kể về Vũ Luân bằng thái độ vô cùng niềm nở.

Mãn nhãn mùa 'quả vàng' trên thảo nguyên Mộc Châu

Du lịch

16:58:20 19/11/2024
Không chỉ nổi tiếng với mùa hoa mận hoa đào làm say đắm lòng người, những ngày này, có dịp đến với Mộc Châu, du khách còn được đắm mình trong khu vườn rộng với những trái hồng đang mùa chín rộ

Hôm nay nấu gì: Cơm tối ngon miệng, thanh mát, nhìn là muốn ăn ngay

Ẩm thực

16:45:52 19/11/2024
Bữa cơm này tuy không cầu kỳ nhưng lại có thể gây thương nhớ cho những ai thưởng thức. Cơm tối ngon miệng, thanh mát, nhìn là muốn ăn ngay