Người di cư tại Đức bị tấn công
Căng thẳng đã bắt đầu xuất hiện khi người dân thành phố Cologne kêu gọi tấn công người di cư để trả đũa các vụ xâm hại tình dục xảy ra trong lễ đón năm mới.
Biểu tình tại Cologne sau các vụ tấn công tình dục đêm giao thừa. Ảnh: AFP
Tối ngày 10/1, khoảng 20 thanh niên Cologne đã tấn công 6 người di cư Pakistan và Syria tại khu vực nhà ga thành phố, khiến hai trong số họ phải nhập viện, l’Express hôm nay cho biết.
Cảnh sát Cologne cảnh báo tình hình còn diễn biến phức tạp khi tâm lý bài người di cư và “trả thù” của người dân thành phố đang ở mức cao.
Video đang HOT
Một thông điệp “săn người” nhắm vào các nhóm người di cư đã được nhóm thanh niên trên đăng tải trên mạng xã hội. Mục tiêu của họ là nhằm “lập lại trật tự” cho thành phố.
Cảnh sát Đức ghi nhận hàng trăm vụ tấn công, trong đó 40% liên quan đến tình dục đã diễn ra trong lễ hội năm mới ở nhiều thành phố của Đức, đặc biệt khu vực nhà thờ Cologne, nơi có tính biểu tượng tôn giáo cao.
Thủ phạm hầu hết được cho là đến từ khu vực Arab hay Bắc Phi. Điều này châm ngòi tranh cãi về khả năng kiểm soát và tiếp nhận hàng triệu người di cư vào nước Đức.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Giọt nước tràn ly
Việc người tị nạn bị thành kiến và phân biệt đối xử, bị đẩy trả chứ không hoan nghênh nữa sẽ là kịch bản xảy ra trong thời gian tới ở nước Đức và trong EU.
Những người chống người nhập cư biểu tình sau vụ phụ nữ bị xâm hại và quấy rối tình dục dịp giao thừa 2016 ở thành phố Cologne, Đức - Ảnh: Reuters
Chậm nhất cho tới khi xảy ra vụ việc phụ nữ bị xâm hại và quấy rối tình dục dịp giao thừa vừa qua ở thành phố Cologne (Đức), vấn đề người tị nạn và nhập cư cùng mọi khía cạnh tác động của nó đều đã thay đổi cơ bản đối với nước Đức và EU.
Trong vấn đề này, nước Đức đóng vai trò then chốt. Chính phủ Đức là tác nhân quyết định nhất đối với việc một số thành viên EU mở cửa biên giới cho người tị nạn.
Vụ việc xảy ra ở thành phố Cologne thức tỉnh nhận thức của cả công chúng lẫn chính phủ Đức về việc tiếp nhận người tị nạn. Thủ phạm xâm hại và quấy rối tình dục phụ nữ ở Cologne phần lớn là người tị nạn mới đến nước Đức và quy trình xét xem họ có được tị nạn ở nước Đức hay không chưa được vận hành.
Dân Đức và xã hội Đức giờ bắt đầu nếm trải hậu quả trực tiếp của việc tiếp nhận ồ ạt người tị nạn và nhập cư theo cách đã được Thủ tướng Angela Merkel quyết định. Bà Merkel và liên minh cầm quyền đã phải đối phó, gỡ gạc và vớt vát bằng tuyên bố nhanh chóng siết chặt luật tị nạn sau khi quyết sách trên bộc lộ rõ tính "lợi bất cập hại" và phản tác dụng.
Cũng vì chuyện xảy ra ở Cologne mà EU càng thêm bị phân rẽ nội bộ. Nó được một số thành viên EU như Hungary, CH Czech, Slovakia và cả Ba Lan coi là bằng chứng về những cảnh báo của họ và quyết định của họ không nhận người theo đạo Hồi. EU càng thêm bế tắc và bị động. Và chắc chắn việc người tị nạn bị thành kiến và phân biệt đối xử, bị đẩy trả chứ không hoan nghênh nữa sẽ là kịch bản xảy ra trong thời gian tới ở nước Đức và trong EU.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Obama mời người tị nạn Syria dự buổi đọc Thông điệp Liên bang Tổng thống Mỹ Barack Obama mời một người tị nạn Syria dự buổi đọc Thông điệp Liên bang nhằm bày tỏ sự ủng hộ chính sách tiếp nhận người di cư vào nước này. Ông Refaai Hamo được chấp nhận tị nạn tại Mỹ vào tháng 12/2015. Ảnh: Reuters Refaai Hamo, nhà khoa học Syria 55 tuổi, sẽ ngồi gần đệ nhất phu...