Người di cư ồ ạt tràn vào Hungary
Số người di cư tràn tới Hungary từ biên giới Serbia lên tới mức kỷ lục, trong bối cảnh Đông Âu đang căng thẳng nghĩ cách giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Hơn 4.000 người đã vượt qua biên giới Serbia sang Hungary, ngay khi các nhà chức trách Hungary hoàn tất việc chuẩn bị đóng cửa biên giới.
Hàng nghìn người di cưtiếp tục vượt biên từ Serbia sang Hungary. (Ảnh: Reuters)
Châu Âu hiện đang đối mặt với dòng người di cư khổng lồ, chủ yếu là những người chạy trốn chiến tranh và tình trạng nghèo đói ở Syria.
Hungary vấp phải nhiều ý kiến chỉ trích về cách thức nước này giải quyết trình trạng người di cư vượt biên. Thủ tướng Hungaria Viktor Orban tuyên bố sẽ đóng cửa các đường biên giới và bắt giữ bất kể người nào nhập cư trái phép.
Nước này cũng sắp xây xong rào biên giới cao 4m ngăn với Serbia. Hơn 4.000 binh sĩ Hungary đã được điều động tới giúp cảnh sát thực thi lệnh cấm mà ông Orban tuyên bố sẽ có hiệu lực từ ngày 15/9.
Hôm 11/9 đã xuất hiện hình ảnh người di cư được ném cho các túi thực phẩm tại trại tị nạn Roske của Hungary giữa lúc có chỉ trích rằng họ bị đối xử như con vật.
Ngày 12/9, khoảng 4.000 người di cư đi bộ vào Hungary đã được hướng dẫn tới một cánh đồng có hàng chục lều rộng, trong đó có nhiều lều của cơ quan tị nạn Liên Hợp Quốc. Không ai biết điều gì sẽ xảy ra vào 15/9, khi lệnh cấm dân nhập cư có hiệu lực.
Video đang HOT
Hungary, cùng với Hy Lạp và Italy, trở thành tuyến đầu của cuộc khủng hoảng người di cư mà châu Âu đang đối mặt.
Nhiều người vượt từ Hy Lạp vào Macedonia trước khi qua Serbia để đến biên giới Hungary. Hầu hết muốn tới Tây Âu nhưng trước khi đặt chân được đến đất nước mong đợi, theo các nhà chức trách Hungary, họ cần phải được đưa tới các trại để đăng ký.
Ở Đức, nước nhiều người di cư muốn tới, các nhà chức trách thông báo 9.000 người đã tới Munich ngày 12/9. Nền kinh tế số 1 châu Âu dự kiến sẽ đón tổng cộng 40.000 người cuối tuần này.
Thủ tướng Angela Merkel bênh vực quyết định tiếp nhận lượng lớn người nhập cư, nói bà “tin điều này là đúng”.
Khủng hoảng di cư phơi bày nhiều chia rẽ trong nội bộ Liên minh châu Âu. Ủy ban châu Âu đã thông báo các định mức ràng buộc mà mỗi thành viên trong khối này phải thực hiện để chia sẻ 120.000 người xin tị nạn mới.
Tuy nhiên, Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan và Slovakia phản đối việc bị ép phải tiếp nhận những người mới đến.
Theo Vietnamnet
Vì sao người tị nạn Syria rời Thổ Nhĩ Kỳ đến Tây Âu?
Thủ tướng Hungary, ông Viktor Orban cho rằng người tị nạn Syria không nên vượt biên sang nước ông để đến Tây Âu: "Thổ Nhĩ Kỳ là nước an toàn. Hãy ở lại đó". Tuy nhiên, người tị nạn Syria không màng đến lời ông, bởi tại Thổ Nhĩ Kỳ họ không được phép làm việc và đối mặt với nhiều thiếu thốn trong cuộc sống.
Người tị nạn Syria tại Thổ Nhĩ Kỳ phải sống cuộc sống thiếu thốn - Ảnh: Reuters
Các nhà hoạt động nhân quyền cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã rất rộng lượng khi tiếp nhận khoảng 2 triệu người Syria. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã chu cấp cho người Syria với chi phí đến hàng tỉ USD trong 4 năm qua. Nhưng tình hình vẫn rất bấp bênh, theo hãng thông tấn Đức DPA ngày 5.9.
"Tại Thổ Nhĩ Kỳ, người Syria chỉ được bảo vệ tạm thời. Thổ Nhĩ Kỳ cho phép họ ở lại nhưng không cho họ chút an ninh nào", luật sư Mustafa Rollas làm việc cho Hiệp hội nhân quyền (IHD) tại Thổ Nhĩ Kỳ cho biết. Ông Rollas nói rằng nhiều người Syria rất sợ hãi vì họ không có được sự hợp thức của một người tị nạn và có thể bị trả về quê hương, nơi chiến tranh vẫn đang xảy ra.
Hơn 240.000 người đã thiệt mạng tại Syria kể từ khi xung đột bắt đầu hồi tháng 3.2011. Sau hàng tháng trời, các nhóm quân nổi dậy lớn mạnh và giờ đây là các nhóm Hồi giáo cực đoan như al-Qaeda, Nhà nước Hồi giáo (IS) tràn ra khắp lãnh thổ đất nước. Chiến tranh càng kéo dài thì càng nhiều người phải bỏ nhà cửa ra đi.
"Syria là một trong những nước thảm họa về vấn đề nhân đạo", nhà nghiên cứu Andrew Gardner của tổ chức Ân xá quốc tế đánh giá. Tuy nhiên mọi điều chỉ tốt lên đôi chút cho những người rời nước và đến được Thổ Nhĩ Kỳ. Những tiêu chuẩn sống cho người tị nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ là rất tồi tệ, ông Gardner nhận định.
Họ tìm cách vượt biển đến châu Âu mặc cho những nguy hiểm, thậm chí mất mạng - Ảnh: Reuters
Thiếu từ lương thực, chỗ ở đến việc làm
Các trại tị nạn chỉ chứa khoảng 10% người Syria tại Thổ Nhĩ Kỳ. Số còn lại sống rải rác, khoảng 10% là người vô gia cư trong khi số khác sống tạm bợ tại các khu lán trại thiếu vệ sinh.
Những đường phố miền nam và miền tây dọc theo biển Địa Trung Hải, nơi những con thuyền bắt đầu đến châu Âu, đầy rẫy người tị nạn.
"Họ sẽ là những người tiếp theo bị đuối nước và sẽ được tìm thấy tại bờ biển", ông Rollas cảnh báo.
Ông Gardner chỉ ra nhiều vấn đề mấu chốt mà người tị nạn phải đối mặt tại Thổ Nhĩ Kỳ và lý giải vì sao họ lại muốn tìm kiếm cuộc sống tốt hơn ở châu Âu. "Vấn đề khó khăn nhất là mọi người sống phụ thuộc vào nguồn từ thiện và không đủ tiền để chuẩn bị cho những bữa ăn sắp tới".
Về mặt pháp lý, người Syria không được phép làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này buộc họ tìm đến thị trường chợ đen.
"Chúng tôi đã nói chuyện với nhiều người làm những công việc tồi tệ nhất vì những đồng lương ít ỏi, chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3 lương của người Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi cũng gặp nhiều người không thể tìm nổi một công việc", ông Gardner nói.
Nhà nghiên cứu này lo ngại những người tị nạn có thể bị nhóm buôn người bóc lột và đối mặt với nguy hiểm, thậm chí mất mạng ngoài biển xa khi cố đến được châu Âu.
Ông Gardner cho rằng cách tốt nhất để bảo vệ người tị nạn là cho họ một cuộc sống xứng đáng tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên theo ông, châu Âu và các nước phương Tây khác cũng cần san sẻ bớt gánh nặng của cuộc khủng hoảng.
Điều đó có thể là giúp đỡ tài chính cho Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và Lebanon, cùng tiếp nhận khoảng 3,7 triệu người tị nạn Syria. Thậm chí Iraq, đang trong cuộc chiến với IS, cũng đã tiếp nhận 250.000 người tị nạn từ nước hàng xóm Syria. Ngoài ra, các nước phát triển cũng nên rộng lòng trong việc giúp đỡ và tái định cư, tái xây dựng cuộc sống cho người tị nạn.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Nữ quay phim trần tình về vụ ngáng chân người tị nạn Sau khi bị cư dân toàn cầu lên án dữ dội về hành động ngáng chân, đá, đạp những người tị nạn một cách bạo lực, nữ quay phim Petra Laszlo đã giải thích rằng cô làm như vậy là để tự vệ vì "sợ bị họ tấn công". Trước đó, vào ngày 8/9, theo đoạn video được quay lại và đăng tải...