Người “đẹp trai” nhất nhà
Ngày biết tin vợ mang song thai, chồng hét lên vì sung sướng. Tiếng hét chưa kịp lan tỏa khắp phòng trọ chật hẹp, vợ lại thấy ánh mắt chồng xa xăm. Vợ biết chồng đang trăn trở chuyện kinh tế chưa ổn định.
Vợ mang song thai, bao khó khăn đang chờ hai vợ chồng. Tuy vậy, chồng trấn tĩnh ngay vì sợ vợ đoán non đoán già rồi buồn, ảnh hưởng không tốt cho các con.Chồng đẩy xe ra khỏi phòng, lát sau mang về hai hộp sữa bà bầu cùng một bọc nghêu sống. Chồng tự tay rửa sạch nghêu và luộc, rồi làm nước chấm. Chồng bảo vợ từ nay phải ăn nhiều, không chỉ ăn cho hai mẹ con như lúc chưa siêu âm, mà ăn cho cả ba người!
Những ngày sau đó, chồng chăm chút vợ hơn trước. Chồng tranh thủ đi làm về sớm, mua nhiều thức ăn tẩm bổ cho cả ba mẹ con, pha sữa giục vợ uống. Dù rất ghét uống sữa, nhưng vì các con (và vì chồng nữa), vợ phải cố. Chồng còn bảo, vợ thích ăn gì thì cứ bảo chồng, đừng nhịn thèm mà tội nghiệp các con! Không biết có phải vì được chồng chăm sóc chu đáo hay do mang thai đôi mà vợ cảm thấy nặng nề, đến nỗi khi nằm phải có chồng đỡ xuống, lúc ngồi dậy cũng phải có bàn tay nâng đỡ của chồng.
Khi thai được bảy tháng, vợ chẳng thể ngồi giặt đồ được vì bụng đã quá to, thế là một tay chồng lo toan tất cả. Giai đoạn này, bàn chân vợ bắt đầu căng phồng, bác sĩ bảo vợ đang có triệu chứng nhiễm độc thai. Tình trạng của vợ ngày càng xấu đi, đến tháng thứ tám phải mổ cấp cứu. Vợ sinh cho chồng hai nàng công chúa bé tí tẹo, mẹ con phải cách ly vì các con quá yếu, mẹ vẫn được theo dõi vì các biến chứng của tiền sản giật. Chồng xin nghỉ phép, chạy đôn chạy đáo lo cho vợ từng bữa ăn, dìu vợ tập đi sau mổ. Chồng luôn có mặt ở khoa dưỡng nhi, dù bệnh viện quy định giờ thăm nuôi nhưng chồng vẫn thích được nhìn con qua tấm kính.
Gặp vợ, chồng động viên “con lớn nhanh quá, mũi cao, mắt sáng rất xinh”. Thương nhất là những khi vợ cho con bú. Các con lúc nào cũng đòi bú, quấy khóc cùng lúc, vợ chỉ có thể cho bú được một đứa, xót đứa còn lại đang khóc vì khát sữa, chồng liền bế con cho ngậm vú bên kia. Chồng bế con rất khéo, mau chóng phân biệt đâu là chị, đâu là em dù chúng giống nhau như hai giọt nước. Nhìn cảnh tượng ấy, ai cũng thấy vui và nhận xét vợ có một người chồng tuyệt vời, lanh lợi, giỏi giang, biết đồng cảm và chia sẻ. Trước những lời khen, chồng cười hiền, chỉ dám nhận mình là “ người đẹp trai nhất nhà”!
Video đang HOT
Vợ dần hồi phục có lẽ do sự chu đáo và nguồn động viên rất lớn từ chồng. Vợ thầm cảm ơn ông trời “có mắt”, run rủi cho vợ gặp người chồng tốt bụng. Trước đây, sáng sáng chồng dậy chạy bộ, nay phải tạm ngưng thói quen ấy để lo việc chợ búa, còn tham khảo thực đơn từ sách báo để chăm sóc cho mẹ và bé. Mỗi chiều cuối tuần, chồng “tha” về hàng đống tã giấy và sữa cho các con. Những khi thời tiết oi bức, vì ngủ quạt nhiều nên các con nghẹt mũi, khó thở, chồng bảo “ước gì ba thở giúp các con”, rồi canh giấc ngủ cho cả ba mẹ con. Mọi việc hình như đều “đổ” lên vai chồng, chưa kể chuyện kinh tế gia đình chẳng mấy dư dả. Giai đoạn này, chồng bỏ cả thuốc lá vì sợ ảnh hưởng đến các con, thế mới thấy chồng đáng tự hào biết bao. Giờ đây, vợ chỉ mong mọi điều tốt đẹp cho cả gia đình mình, các con chóng lớn, vợ sẽ đi làm phụ chồng một tay. Với ba mẹ con, chồng là “lá chắn” vững vàng mà êm ái.
Theo PNO
Buồn vì vợ hay kể công
Nhiệt tình, tốt bụng, hết lòng với người khác... đó là 'gien trội' của vợ mà chồng rất tự hào.
Hình minh họa
Em là niềm tự hào của gia đình chồng, khi ba mẹ thường được hàng xóm khen:
'Ông bà thật có phúc, có cô con dâu giỏi giang, lanh lợi, gặp chuyện gì cũng nhanh tay, nhanh chân giúp đỡ người khác, chẳng đợi nhờ vả'.
Em là 'bộ mặt' của anh, làm anh 'sang' hơn khi từ các cháu của anh đến bà con lối xóm đều xem em là sự lựa chọn số 1, khi nhờ tư vấn chuyện học hành, nấu tiệc gia đình...
Em đương nhiên là sự hãnh diện của hai con vì bạn bè các con hay bảo: 'Hôm qua mẹ bạn Bông, bạn Mí mới cho nhà mình món bánh kem bác ý mới thử nghiệm; bác ý giúp đưa mẹ mình đi sinh em bé...'.
Nhưng có lẽ từ những lời khen có cánh này mà sự vô tư, hồn nhiên khi giúp đỡ người khác của vợ dần ít đi. Thay vào đó, vợ nghĩ mình là người quan trọng và hay kể công.
Như cô Sáu vừa khoe con trai chỉ học trung cấp, mới ra trường đi làm mà lương gần chục triệu một tháng, thì vợ đã 'nhảy vào miệng' cô:
'Không nhờ con tư vấn chọn ngành in thì dễ gì thằng Hiệp có được việc làm tốt vậy'.
Hôm qua, hai đứa con của anh Hai tranh cãi quyết liệt về một bài luận tiếng Anh và thông thường, các cháu sẽ cầu cứu 'thím' là vợ, vì đây vốn là sở trường của em.
Nhưng các cháu nhất định không, vì 'mai mốt mất công thím nói tụi con tiến bộ là nhờ một tay thím'.
Hay hôm sinh nhật của bé Mộc - con của chị Tư, chị và cô con gái lớn cứ mày mò đọc sách rồi tra Google học cách làm bánh kem và món vịt nấu cam, trong khi trước đây luôn có 'gia sư' vợ hướng dẫn.
Anh gợi ý để em giúp thì chị Tư thoái thác: 'Thôi, thấy mợ nó bận rộn, chị tự làm cho quen', và nói chuyện một hồi anh mới biết, hóa ra mọi người đều sợ em kể công, nhắc nhở người khác phải mang ơn mình.
Trong khi những người được vợ hỗ trợ, giúp đỡ chưa bao giờ quên ơn vợ. Tuy nhiên, mọi người thích để họ bày tỏ hơn là cách lên mặt, vỗ ngực xưng tên kể công của vợ.
Em đang bị mất điểm trầm trọng, nói thật, anh không buồn vì điều này, mà chỉ thấy xót vì em đã đánh mất lòng tin, sự thương yêu của mọi người.
Theo Datviet
Anh rể tôi Anh là anh rể tôi, chồng người chị thứ năm. Anh nằm đó, người chỉ còn da bọc xương, mặt hốc hác, da bủng vàng. Hàng ngày anh có thể nhịn ăn, nhịn uống chứ rượu thì không thể không có vài chén. Cứ uống rồi đi chữa bệnh. Vợ chồng anh vào bệnh viện Chợ Rẫy thường xuyên đến độ chị phát...