Người đẹp tóc đỏ bị Mỹ cáo buộc là điệp viên Nga
Người phụ nữ gốc Siberia có thể đã tìm cách liên kết tổ chức vận động hành lang lớn nhất ở Mỹ để tiếp cận ông Trump.
Cô Maria Butina (29 tuổi) vừa bị bắt với cáo buộc âm mưu gây ảnh hưởng lên chính trường Mỹ bằng cách xây dựng quan hệ với các nhóm chính trị như Hiệp hội súng trường Quốc gia Mỹ (NRA)- chức vận động hành lang quyền lực nhất tại Mỹ đã từng ủng hộ chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump lên tới số tiền kỷ lục- 30 triệu USD.
Mỹ gọi Maria Butina là điệp viên Nga khi liên kết với Hiệp hội súng trường Mỹ.
Maria Butina bị bắt tại Washington hôm 14/7 và xuất hiện tại tòa án Mỹ trong ngày 16/7, chỉ ít giờ trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin tiến hành cuộc họp cấp thượng đỉnh tại Helsinki (Phần Lan).
Cáo buộc được đưa ra không liên quan tới cuộc điều tra của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller về nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016.
Nhưng cáo buộc với Maria Butina đưa ra cùng vào ngày 12 sĩ quan tình báo Nga bị Mỹ truy tố với cáo buộc tấn công mạng máy tính đảng Dân chủ trong chiến dịch tranh cử năm 2016.
Cô Maria Butina bị cho là từng tìm cách làm trung gian cho cuộc gặp bí mật giữa ông Donald Trump khi còn là ứng cử viên Tổng thống Mỹ và Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi năm 2016.
Hồ sơ Tòa án Mỹ nêu rõ Maria Butina thừa lệnh của một quan chức chính phủ cấp cao của Nga, đã tìm cách kết nối với NRA và các tổ chức tôn giáo và chính trị khác ở Mỹ nhằm lái Đảng Cộng hòa về phía các chính sách thân Nga hơn.
Washington Post thông tin, Butina gốc ở Siberia, tới Mỹ dưới dạng visa sinh viên theo học tại ĐH America.
Cô thành lập một nhóm được gọi là Quyền Giữ Vũ khí ở Nga trước khi tới Mỹ. Butina là trợ lý của một quan chức ngân hàng Nga từng là nghị sỹ có tên Alexander Torshin. Nhân vật này bị liệt vào danh sách trừng phạt của Bộ Tài chính Mỹ hồi tháng 4.
Cả hai đã từng gặp mặt ông Trump khi ông còn chưa tuyên bố tranh cử Tổng thống Mỹ.
Maria Butina và nhân vật cấp cao trong Chính phủ Nga Alexander Torshin
Maria Butina đã gặp Donald Trump Jr., con trai cả của ông Trump, tại một Hội nghị của NRA vào tháng 5/2016 ở Louisville. Tại hội nghị này, ông Torshin và Butina đề xuất một cuộc gặp giữa ông Trump và Tổng thống Putin.
Theo The New York Times, con rể của ông Trump là Jared Kushner lúc đó đã chặn đường kế hoạch.
Video đang HOT
Sau khi tham dự sự kiện với một phái đoàn lớn của Nga, Butina đã viết thư cho một nhà tổ chức để cung cấp “thông tin quan trọng nhằm tiếp tục mối quan hệ mới này” với Nga.
Theo Đặc vụ FBI Kevin Helson, Maria Butina đã nỗ lực suốt 2 năm nhằm thâm nhập và tác động đến hệ thống chính trị của Mỹ bằng cách xây dựng mối quan hệ với các phong trào bảo thủ của Mỹ để tìm kiếm những lợi ích của Nga.
Butina bắt đầu tiếp cận với các thành viên NRA và những người đam mê súng khác của Mỹ trong năm 2013. Cô cũng tổ chức cho các đoàn đại biểu của các nhà điều hành NRA với các nhà hoạt động súng tại Moscow.
Cô và nhân vật cấp cao Torshin cũng tham dự một loạt các sự kiện NRA tại Mỹ bắt đầu từ năm 2014.
Alexander Torshin và Maria Butina từng cố gắng kết nối chính quyền Nga và Tổng thống Mỹ?
Vào tháng 6/2015, khi Tổng thống Trump tuyên bố ứng cử Tổng thống Mỹ, Maria Butina đã có mặt trong một bài viết của National Interest – một Tạp chí bảo thủ Mỹ – gợi ý rằng, chỉ có cách bầu chọn một Tổng thống Mỹ từ Đảng Cộng hòa thì mới hy vọng cải thiện được quan hệ Nga- Mỹ.
Cuối tuần vừa rồi, các quan chức thực thi pháp luật Mỹ đã bày tỏ lo ngại khả năng Butina lên kế hoạch rời khỏi Washington khiến gia tăng thách thức trong điều tra. Điều này đã khiến họ quyết định bắt giữ cô vào hôm 14/7.
Mặc dù công tố viên đặc biệt Robert Mueller nhận thức được chi tiết về vụ kiện Butina là phức tạp và không có sự liên quan đến các cáo buộc với Maria Butina nhưng công việc điều tra cô gái trẻ tuổi này đã được bắt đầu trước khi ông Mueller được bổ nhiệm làm công tố viên đặc biệt.
Vụ cáo buộc đã được xử lý bởi các nhân viên liên bang và các công tố viên bên ngoài văn phòng của ông.
Maria Butina tham dự một hội nghị của NRA.
Luật sư của Maria Butina, Robert Neil Driscoll, đã phủ nhận rằng cô là một điệp viên người Nga và nói rằng cô chỉ đơn thuần là kết nối mạng để phát triển mối quan hệ với người Mỹ.
Ông nói với thẩm phán rằng Maria Butina đã làm chứng trước Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ trong một phiên họp kín vài tháng trước và đã được đề nghị hợp tác với chính phủ trước khi bị bắt hôm 14/7.
Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết trong một thông báo với Cơ quan Thông tấn Interfax rằng cơ quan này đang “tìm kiếm quyền lãnh sự” cho Butina “với mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân Nga”.
Huy Vũ
Theo_Báo Đất Việt
Những "điểm nghẽn" cần khơi thông tại thượng đỉnh Trump-Putin
Trong hội nghị thượng đỉnh hôm 16.7, ông Donald Trump và Vladimir Putin có thể thảo luận về nhiều vấn đề như: Syria, Ukraina...
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP.
Cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ
Quan hệ Nga-Mỹ xấu đi bởi những cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016 và nghi ngờ nhóm tranh cử của ông Donald Trump hợp tác với điện Kremlin.
Nga phủ nhận bất kỳ sự can thiệp nào. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhấn mạnh, trong cuộc họp ngày 16.7, ông Trump "sẽ làm rõ việc can thiệp vào cuộc bầu cử của chúng tôi là hoàn toàn không thể chấp nhận được".
Mới đây, 12 điệp viên tình báo quân sự Nga bị truy tố vì xâm nhập máy tính của đảng Dân chủ Mỹ trong cuộc bầu cử.
Ukraina
Washington cáo buộc Mátxcơva hỗ trợ quân sự cho lực lượng ly khai thân Nga ở miền đông Ukraina. Nga phủ nhận.
Washington phản đối việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraina, lo ngại trầm trọng xung đột. Tuy nhiên, tháng 3.2018, Washington phê chuẩn thỏa thuận bán tên lửa chống tăng cho Kiev, khiến Mátxcơva lo ngại.
Syria
Các cuộc không kích Syria của Mỹ, đồng minh vào tháng 4.2017, tháng 4.2018 khiến Nga phẫn nộ.
Hồi tháng 2, Nga cho biết, một số công dân nước này bị sát hại trong các vụ đánh bom của liên quân do Mỹ dẫn đầu tiến hành.
Vấn đề giải trừ vũ khí
Mỹ, Nga cáo buộc đối phương phá vỡ các thỏa thuận quốc tế về giải trừ vũ khí. Hồi tháng 3, ông Putin tuyên bố Nga phát triển những vũ khí "bất khả chiến bại" mới như tên lửa siêu thanh, tàu ngầm không người lái.
Trong tháng 2, Lầu Năm Góc kêu gọi sửa các kho vũ khí hạt nhân và phát triển vũ khí nguyên tử công suất thấp mới. Mátxcơva lên án chính sách hạt nhân mới của Mỹ là "hiếu chiến", "bài Nga".
NATO
Mátxcơva xem động thái tăng cường phòng thủ về phía đông của NATO là để bao vây Nga.
Nga cũng quan ngại các kế hoạch của NATO về một lá chắn tên lửa Châu Âu lắp đặt tại Romania và Ba Lan sẽ hoàn thành năm 2020.
Mới đây, ông Donald Trump hối thúc các đồng minh trong NATO chi nhiều hơn cho quốc phòng.
Thỏa thuận hạt nhân Iran
Quyết định đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt với Iran khiến cả Nga và phương Tây bất ngờ.
Nga cho biết, các nước Châu Âu cần phải "cùng nhau bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ" trong thỏa thuận này.
Triều Tiên
Nga có phản ứng tích cực với cuộc họp thượng đỉnh ngày 12.6 của ông Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sau đó chia sẻ với hãng thông tấn RIA Novosti: "Chúng tôi rất hy vọng ông ấy (Trump) bắt đầu tiến trình giảm căng thẳng".
Vụ cựu điệp viên bị hạ độc
Mỹ cùng nhiều quốc gia Châu Âu tham gia trục xuất các nhà ngoại giao Nga sau vụ cựu điệp viên Nga bị hạ độc ở Anh. London cáo buộc Mátxcơva đứng sau vụ hạ độc, Nga phủ nhận.
Thương mại
Hồi đầu tháng 7, Nga tăng thuế nhập khẩu với một số mặt hàng nhập khẩu của Mỹ, đáp lại việc Mỹ đánh thuế thép, nhôm.
THANH HÀ
Theo Dantri
Tổng thống Trump phát biểu "sốc" trước giờ thượng đỉnh với Tổng thống Putin Chỉ vài tiếng trước khi bắt đầu hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ, Tổng thống Donald Trump tuyên bố, quan hệ giữa Washington và Mátxcơva chưa bao giờ tồi tệ hơn bây giờ, vì "sự ngu ngốc kéo dài trong nhiều năm" từ phía Mỹ. Tổng thống Donald Trump và phu nhân Melania Trump đến Helsinki ngày 15.7. Ảnh: AFP "Quan hệ giữa chúng...