Người đẹp Đông Nam Á quyết tâm giành huy chương golf ở Olympic 2020
Trước khi nội dung nữ trong môn golf tại Olympic Tokyo 2020 khai diễn vào hôm nay (4/8), golfer người Malaysia Kelly Tan thể hiện quyết tâm cao.
Kelly Tan năm nay 27 tuổi, cô sinh ra tại Malaysia nhưng hiện tại chủ yếu sinh sống tại Mỹ.
Nữ golfer này tiết lộ trên tờ New Straits Times của Malaysia, cô mới bay về Nhật Bản hôm thứ Bảy vừa rồi, từ Los Angeles (Mỹ).
Kelly Tan là đại diện duy nhất của golf nữ Malaysia tại Olympic Tokyo 2020, và cô được xếp hạng 41 tại giải.
Dù không nằm trong nhóm những golfer được chú ý nhiều nhất, nhưng Kelly Tan vẫn đặt quyết tâm rất cao.
Video đang HOT
Cô nói trên tờ New Straits Times: “Mục tiêu cuối cùng của tôi là giành huy chương cho Malaysia”.
VĐV xinh đẹp này vừa có buổi tập làm quen sân thi đấu chính của đại hội.
“Đấy là buổi tập luyện rất bổ ích, tôi sẵn sàng cho những ngày thi đấu trước mắt, từ thứ Tư đến thứ Bảy tới đây (từ ngày 4 – 7/8)” – vẫn là lời của Kelly Tan trước báo giới Malaysia.
Kelly Tan có lẽ cũng là niềm hy vọng huy chương cuối cùng của đoàn thể thao Malaysia ở Thế vận hội năm nay.
Trong sự nghiệp nhà nghề, cô từng giành danh hiệu tại Floridas Natural Charity Classic (Mỹ) năm 2019, trong giải đấu thuộc hệ thống Symetra Tour dành cho nữ.
Những nhà vô địch Olympic túng quẫn, phải bán huy chương sống qua ngày
Vì nhiều lý do, những nhà vô địch Olympic có thể phải bán đi những tấm huy chương danh giá của mình.
"Tôi sẽ không bao giờ bán đi những chiếc huy chương của mình", Kelly Sotherton, từng giành 2 huy chương đồng 7 môn phối hợp và chạy tiếp sức 4x400m ở 2 kỳ Olympic, chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với CNN. Những tấm huy chương Thế vận hội là vô giá về mặt tinh thần, ít nhất là với các vận động viên.
Ở Olympic Tokyo 2020, huy chương vàng thực ra là bạc nguyên chất mạ vàng, nặng khoảng hơn 500g. Nếu nung chảy rồi đem bán, mỗi chiếc có giá trị khoảng 800 USD. Rõ ràng là không có nhà vô địch Thế vận hội nào muốn đổi những tấm huy chương của mình lấy số tiền như vậy.
Nhưng chuyện đó hoàn toàn có thể xảy ra, dưới tác động của hoàn cảnh và với một mức giá cao hơn gấp nhiều lần.
Mỗi tấm HCV ở Olympic Tokyo 2020 có giá trị vật liệu khoảng 800 USD.
Những tấm HCV cứu đói
Greg Louganis giành cú đúp huy chương vàng ở 2 kỳ Thế vận hội liên tiếp, Los Angeles 1984 và Seoul 1988. Ông được mệnh danh là vận động viên nhảy cầu xuất sắc nhất mọi thời đại.
Thế nhưng, Louganis phải sống trong cảnh túng thiếu sau khi kết thúc sự nghiệp. Tình hình tệ đến mức vào năm 2012, ông phải bán đi từng tấm huy chương của mình.
"Ông ấy muốn 100.000 USD cho mỗi chiếc. Tôi nói với ông ấy rằng khó mà bán được với giá đó. Nhưng bây giờ thì chuyện đó hoàn toàn khả thi", Ingrid ONeil, chủ một công ty bán đấu giá ở California kể lại. Louganis sau đó quyết định bán nhà và giữ lại những chiếc huy chương danh giá.
Ở những môn thể thao phổ biến như bóng đá hay bóng rổ, các vận động viên có thể kiếm bộn tiền khi còn thi đấu và đủ để họ sống dư dả trong những năm tháng sau khi giải nghệ. Tuy nhiên, VĐV của đa số các môn thể thao khác không có điều kiện như vậy. Trong một số trường hợp, những tấm huy chương Thế vận hội có thể là tài sản cuối cùng cứu vớt họ trong cảnh túng thiếu.
"Vấn đề là họ không có thu nhập ổn định và đã dành quá nhiều thời gian cho thể thao đến mức không thể tránh khỏi cảnh khó khăn khi sự nghiệp kết thúc", New York Post dẫn lời Robert Raiola, một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính thể thao.
VĐV Louganis từng rao bán huy chương vàng Olympic vì hoàn cảnh túng thiếu.
Mark Wells, thành viên của đội tuyển khúc côn cầu Mỹ vô địch Thế vận hội 1980, lại là một câu chuyện kiểu khác. Dù sự nghiệp thể thao không phất lên được sau chiến tích đó, ông vẫn giàu có khi mở một nhà hàng ở Michigan. Nhưng một tai nạn trong lúc dỡ hàng đã thay đổi tất cả.
Wells trải qua một ca phẫu thuật kéo dài 11 tiếng mà vẫn không được chữa khỏi hoàn toàn, phải nằm liệt giường sau đó. Dần rơi vào cảnh khánh kiệt, ông bán tấm huy chương vàng cho một nhà sưu tập để đổi lấy 40.000 USD.
"Thật đau khổ khi phải bán chiếc huy chương đó, nhưng tôi sắp mất đi căn nhà. Tôi phải bán nó để phẫu thuật và được sống. Tôi không có lựa chọn nào khác", Wells kể lại trong một cuộc phỏng vấn năm 2010.
HCV Olympic giá bao nhiêu?
Có một vài trường hợp VĐV đem bán huy chương Olympic vì những lý do lạ lùng. Công ty đấu giá của Ingrid ONeil từng nhận rao bán chiếc huy chương bạc của một VĐV môn bơi vì anh này "quá thất vọng đến mức không muốn nhìn thấy nó" sau khi không thể giành được vị trí cao nhất.
Đa số những tấm huy chương được đem bán đấu giá vì mục đích từ thiện, sau khi chủ nhân của chúng qua đời. Cũng có một vài trường hợp các VĐV ủng hộ kỷ vật Olympic của mình cho các chương trình từ thiện, ví dụ như trường hợp của nhà vô địch Olympic Sydney 2000 Anthony Ervin. Ông gây quỹ được 17.000 USD để trợ giúp các nạn nhân trong thảm họa sóng thần ở Ấn Độ vào năm 2004.
Mới đây, một tấm huy chương vàng của Olympic Athens 1896 vừa được mua với giá 180.000 USD (khoảng hơn 4 tỷ đồng) trong một chương trình đấu giá. Nhà tổ chức của sự kiện này cũng từng bán 2 tấm huy chương vàng khác của 2 VĐV người Cuba, khoảng hơn 70.000 USD mỗi chiếc.
Kỷ lục đấu giá huy chương Olympic là 1,46 triệu USD, bán vào năm 2013. Đó là tấm huy chương mà vận động viên da màu người Mỹ Jesse Owen giành được ở Olympic Berlin 1936, một chiến thắng được coi là cú đánh thẳng vào thể diện của Adolf Hitler ngay trên đất Đức.
Vì sao Naomi Osaka được chọn là người thắp đài lửa Olympic Tokyo? Ở Olympic 2020, Naomi Osaka nhận vinh dự mang ngọn lửa thiêng lên đài cao và thắp sáng ngọn đuốc của Thế vận hội. Sinh năm 1997 tại Osaka, cô có mẹ người Nhật, bố người Haiti. Osaka được coi là biểu tượng cho khát vọng học hỏi, hội nhập với thế giới rồi vươn lên đỉnh cao của thể thao Nhật Bản....