Người đẹp 2 bằng thạc sĩ vào chung kết Hoa hậu dân tộc
Tối 14/11, 69 thí sinh phía Nam trải qua phần thi trình diễn bikini và trang phục truyền thống. Huỳnh Thị Ngọc Hân, du học sinh Australia, sở hữu 2 bằng thạc sĩ, là một trong 41 người đẹp vào chung kết.
Huỳnh Thị Ngọc Hân, mang SBD 69, quê ở Cần Thơ. Cô đã lấy bằng Thạc sĩ Kinh doanh quốc tế, Thạc sĩ Quan hệ công chúng tại Australia và hiện là nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành Quan hệ công chúng tại Đại học công nghệ Queensland. Cô còn là đại sứ sinh viên quốc tế thành phố Brisbane (Australia).
Bận rộn với việc học là thế, nhưng khi biết ở quê nhà đang tổ chức cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam, Ngọc Hân lập tức thu xếp bay về tham dự. Cả gia đình cũng hết mình ủng hộ cô tại cuộc thi này. Mẹ cô may cho con gái nhiều bộ bà ba Nam Bộ để trình diễn, còn bố giúp cô tìm những phụ kiện như khăn nón, đơm đó… đi kèm trang phục. Người cô ruột của Ngọc Hân còn chuẩn bị cho cháu gái bộ áo dài với nhiều họa tiết tinh tế.
Huỳnh Thị Ngọc Hân trình diễn trang phục truyền thống trong đêm thi 14/11.
Video đang HOT
Người đẹp mang gương mặt thuần hậu của con gái sông nước miền Tây cho biết, cô sẽ cố gắng hết sức mình ở cuộc thi nhan sắc này, nhưng không chỉ nhằm ganh đua danh hiệu mà còn xem đây là dịp để giao lưu, kết bạn và tìm hiểu thêm về bản sắc các dân tộc anh em trên mọi miền đất nước.
Phần thi trang phục truyền thống và áo tắm của bán kết phía Nam diễn ra sôi nổi tối qua tại khách sạn Windsor, TP HCM, trong sự cổ vũ của hàng trăm khán giả, trong đó có rất nhiều người nhà thí sinh.
Điều tạo nên sự khác biệt giữa Hoa hậu các dân tộc và các cuộc thi nhan sắc khác trong nước chính là dấu ấn bản sắc văn hóa đậm nét mà các thí sinh mang lại. Ở phần thi trang phục dân tộc, bên cạnh tà áo dài quen thuộc, nhiều phục trang của thiếu nữ Việt Nam đến từ mọi miền Tổ quốc đã có dịp tỏa sáng. Chiếc áo sườn xám cách điệu của dân tộc Hoa sóng đôi bên bộ váy kín đáo mà vẫn tôn đường cong người con gái của dân tộc Chăm. Bộ váy mang màu nhũ vàng lấp lánh của dân tộc Khmer thướt tha cạnh chiếc váy thổ cẩm của con gái dân tộc Êđê, K”Ho, Dao đỏ…
Người đẹp Đào Thị Như Ý trong trang phục truyền thống.
Ở phần trình diễn bikini, trong số 69 thí sinh, ngoài các người đẹp đã có danh hiệu, không ít người cho thấy họ còn mang vẻ đẹp nguyên sơ, chẳng khác nào những bông hoa rừng. Trên nền nhạc sôi động, thí sinh khoe đường cong hình thể với những bộ áo tắm hồng mỏng manh. Nếu Ngô Huỳnh Bảo Ngọc và Phan Thị Thanh Nhàn (Kinh) từng có kinh nghiệm dự thi Người đẹp Hoa anh đào năm 2010, Nguyễn Thụy Kiều Tiên từng tham gia cuộc thi Hoa hậu Thế giới Người Việt 2010… có thể tự tin sải bước, thì H” Nữ Bdap (M”Nông) hay Y Hải Yến (Giẻ Triêng)… còn ngượng nghịu, lúng túng. Có thí sinh hầu như không biết trình diễn theo điệu nhạc và họ chỉ đi lại trên sân khấu. Tuy vậy, cũng có thí sinh dân tộc tìm cách khắc phục nhược điểm này bằng cách thể hiện vài động tác múa của dân tộc mình, khiến người xem thích thú vỗ tay tán thưởng.
Hoa hậu Thế giới Người Việt 2010, Lưu Thị Diễm Hương, thành viên trẻ nhất của ban giám khảo vòng bán kết, nhận xét, các người đẹp, nhất là thí sinh đến từ Tây Nguyên, đã dành nhiều thời gian để luyện tập trình diễn catwalk. “Họ tập khá vất vả vì còn bỡ ngỡ với sàn diễn, nhưng khi lên sân khấu, họ đã cho thấy sự tự tin và nỗ lực”, Diễm Hương nói.
Tên tuổi 41 thí sinh phía Nam vào chung kết (xem danh sách) được công bố ngay sau hai phần trình diễn nói trên. Trước đó, tại Hà Nội, ban tổ chức cuộc thi đã chọn 26 người đẹp đại diện cho khu vực miền Bắc vào vòng chung kết Hoa hậu các dân tộc.
Vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam diễn ra từ 26/11 đến 11/12 tại TP HCM.
Theo VN Express
Ngắm các thí sinh Hoa hậu dân tộc diện trang phục truyền thống
Không giống như một số thí sinh vùng cao Tây Bắc khá nhút nhát, những thiếu nữ đến từ các dân tộc miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam lại tỏ ra mạnh mẽ, tự tin và bản lĩnh khi bước lên sân khấu tham dự phần thi ứng xử.
Vòng sơ khảo Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2011 với sự tham gia của 69 thí sinh. Ở khu vực này, các thí sinh dân tộc Kinh vẫn giữ thế áp đảo khi có tới 34 người. Dân tộc Ê Đê gửi đến 7 thí sinh, dân tộc Chăm có 4 người đẹp, còn lại các dân tộc khác chỉ có 1 hoặc 2 thí sinh tham dự như: Gié Triêng, Gia Rai, Mạ, Cơ Ho, Khơ Me...
Các người đẹp dân tộc ít người rất tự tin, bản lĩnh và mạnh mẽ, đặc biệt các cô gái đến từ miền Tây Nguyên hùng vỹ. Những cô gái này thực sự đã mang đến cuộc thi sức sống dạt dào của vùng cao nguyên và đó chính là điểm nhấn ấn tượng của vòng thi sơ khảo.
Một số thí sinh trong phần thi ứng xử:
H" Nữ Bdap 22 tuổi người M"Nông
H"Năm Byă 22 tuổi người Ê Đê
Trần Thị Hường 18 tuổi người Sán Chay
Nông Thị Kiều 22 tuổi người Tày
Đinh Thị Bích Hậu 21 tuổi người Mường
Quảng Lưu Huyền My 20 tuổi người Chăm
Võ Thị Kiều Anh 20 tuổi người Kinh
H"Ăng Niê 19 tuổi người Ê Đê
H"Duyên Niê 23 tuổi người Ê Đê
Phan Thị Thanh Nhàn 22 tuổi người Kinh
Phạm Thị Minh Nguyệt 24 tuổi người Kinh
Theo vnMedia
Cô gái từ làng trẻ SOS vượt khó thi Hoa hậu dân tộc Kră Jăn Loen dân tộc Cơ Ho, quê ở Lâm Đồng đã khiến nhiều người cảm động khi vượt qua những nghịch cảnh, khó khăn trong cuộc sống để tìm đến cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam lần thứ 2. Ban tổ chức cho biết, Kră Jăn Loen sống cùng chị gái tại làng SOS Đà Lạt. Có hoàn cảnh...