Người đến từ Vũ Hán: Đi đâu cũng bị ghẻ lạnh, trở thành tội đồ bị cộng đồng cô lập cách ly và lời khẩn cầu tha thiết
Trở thành tâm dịch của virus corona, người dân ở Vũ Hán rơi vào tình trạng không thể bi đát hơn.
Tại Trung Quốc, Vũ Hán từng được biết đến là một thành phố của loài hoa anh đào, một trung tâm kinh tế của tỉnh Hồ Bắc và là nơi có lịch sử hào hùng. Nhưng giờ đây, đô thị có khoảng 11 triệu người này lại trở thành tâm dịch của virus corona đang đe dọa đến tính mạng của người dân Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới. Vũ Hán giờ đây là cái tên bị mọi người kỳ thị.
Virus corona đã khiến hơn 300 người thiệt mạng và hơn 14.000 ca nhiễm bệnh được xác nhận. Những lo ngại về sự lây lan của dịch bệnh đã khiến người Vũ Hán bị phân biệt đối xử ở khắp mọi nơi. Họ bị chính người dân trong nước ruồng bỏ, các khách sạn hay một số khu vực áp dụng các biện pháp xa lánh, không tiếp đón người Vũ Hán.
Các quan chức Vũ Hán ước tính khoảng 5 triệu người đã rời khỏi thành phố để về quê trong dịp Tết Nguyên đán trước khi chính quyền đưa ra lệnh phong tỏa vào ngày 23/1. Họ là những lao động hoặc sinh viên trở về quê hương để đoàn tụ với gia đình trong năm mới. Những người khác thì đi du lịch để tận dụng thời gian nghỉ ngơi dài nhất trong năm.
“ Nhiều người bạn của tôi rời Vũ Hán đã không nhận ra tình hình nghiêm trọng đến mức nào“, April Pin, một người dân Vũ Hán, viết trong một bức tâm thư cầu xin mọi người hãy tha thứ cho những người đã rời khỏi Vũ Hán mà không biết sự nguy hiểm của dịch bệnh.
Người dân Vũ Hán trở thành tội đồ trong mắt nhiều người.
Pin, một trong hàng triệu người đã ở lại Vũ Hán, nói với CNN rằng cô đã viết bức thư này vì có quá nhiều người dùng mạng tỏ ra kỳ thị và đổ hết trách nhiệm lên người dân Vũ Hán.
Bị mắc kẹt
Sau khi lệnh cấm được đưa ra, người dân Vũ Hán đi du lịch đến các tỉnh khác của Trung Quốc đã không được chào đón ở đây. Các khách sạn và nhà nghỉ địa phương đều không hề tiếp nhận họ. Người dân Vũ Hán cũng không thể quay trở lại thành phố vì mọi thứ đều bị phong tỏa, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Họ bị mắc kẹt ngay trong đất nước của mình.
Trên phương tiện truyền thông xã hội, một khách du lịch người Vũ Hán đã phải đăng một bài viết trên Weibo để tìm kiếm sự giúp đỡ khi cô bị chủ nhà nghỉ ở tỉnh Hồ Nam đuổi đi sau khi dịch bệnh bùng phát. Ludougao, vị khách du lịch nói rằng cô đã rời Vũ Hán hôm 20/1, 3 ngày trước khi lệnh phong tỏa được ban hành.
Cô đến ga xe lửa nhưng không có chuyến tàu nào dừng lại ở Vũ Hán nữa. Cô thậm chí đã đến bệnh viện kiểm tra để chứng minh mình không bị nhiễm bệnh nhưng vẫn không có khách sạn hay nhà nghỉ nào tiếp nhận cô. Ludougao rơi vào tình dạng không có nơi nào để đi. Cuối cùng, nhà chức trách đã xuất hiện và giúp cô đăng ký trú tạm ở một khách sạn địa phương.
Hoàn cảnh của Ludougao cũng tương tự như nhiều người Vũ Hán khác khi đi du lịch trong nước. Các hãng hàng không quốc tế cũng đã hủy các chuyến bay đến Vũ Hán khiến nhiều người Vũ Hán đi du lịch cũng bị mắc kẹt bên ngoài Trung Quốc. Chính quyền đã kết hợp các các nước khác để thu xếp cho người dân Vũ Hán trở về quê hương.
Video đang HOT
Người dân Vũ Hán bi xua đuổi khắp mọi nơi.
Mọi ngả đường bị chặn
Ngoài khách du lịch, chính quyền địa phương cũng đã cảnh giác cao độ đối với những người trở về từ Vũ Hán trong dịp Tết Nguyên đán. Tại một số thành phố, như Thượng Hải và Quảng Châu, các ủy ban khu phố đã được giao nhiệm vụ tìm kiếm người trở về từ Vũ Hán để báo cáo thông tin cho chính quyền.
Eric Chen, một người 33 tuổi đến từ Kinh Châu, Hồ Bắc, sống và làm việc tại tỉnh Chiết Giang cho biết một số người rất cảnh giác với người Vũ Hán đến nỗi có người dân đã gọi điện cho cảnh sát ngay lập tức khi phát hiện một chiếc xe có biển số từ Vũ Hán xuất hiện nơi công cộng. Ở các vùng nông thôn, một số ngôi làng đã cử dân làng canh giữ lối vào, ngăn chặn bất kỳ ai trở về từ Vũ Hán đi vào làng.
Nhiều người ảnh trên các phương tiện truyền thông cho thấy những con đường dẫn vào làng đều bị chặn bởi xe tải, máy xúc, đá, thậm chí là người dân còn đào đường để ngăn người từ Vũ Hán vào làng. Ở một số nơi, những người trở về từ Vũ Hán đều bị cách ly. Video ghi lại cảnh căn nhà của người trở về từ Vũ Hán bị niêm phong bởi các biểu ngữ. Trong một số trường hợp, nhiều ngôi nhà bị chặn bởi các tấm ván gỗ hoặc thanh kim loại.
Một con đường vào làng bị chặn.
Trong một video được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một thông báo màu đỏ trước cửa của một ngôi nhà với nội dung: “ Hộ gia đình này có người trở về Vũ Hán, xin vui lòng không tiếp xúc với họ” đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều.
Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận uy tín của Trung Quốc thừa nhận hành vi lạm dụng trực tuyến nhắm vào người dân từ Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc ngày một nghiêm trọng hơn.
“ Phần lớn trong số 5 triệu người (đã rời Vũ Hán) đã không ‘chạy trốn’ một cách có chủ ý, cũng không có nghĩa là tất cả họ đều ‘mang virus’. Bất kể họ đã đi đâu, chúng ta không nên có thành kiến với họ hay đối xử với họ một cách lạnh lùng.
Trước sự bùng phát của dịch bệnh, họ là những nạn nhân và họ mong muốn rằng mọi người đều được an toàn và nhận được sự quan tâm của cộng đồng thay vì bị ghẻ lạnh. Tại thời điểm này, điều họ cần là sự hiểu biết chứ không phải định kiến sai lầm“, bài báo viết.
Nguồn: CNN
Theo Trí Thức Trẻ
Họ đã chết cho hàng triệu người được cứu sống!
Đã có gần 200 người chết, gần một vạn người mắc bệnh. Nhiều nhà máy, công xưởng phải đóng cửa. Một số nơi người dân rào làng chống dịch "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Hàng triệu người đã chạy trốn khỏi "thành phố chết chóc" này.
(Bác sĩ Tào Hiểu Anh tại Trung tâm điều trị)
Những ngày này, cả thế giới xáo động trong thấp thỏm lo âu bởi dịch corona Vũ Hán.
Thế nhưng, cũng trong thời điểm này đã và đang có hàng ngàn, hàng vạn người khác tự nguyện lao vào tâm dịch trực tiếp đối mặt với hiểm nguy để giành giật sự sống và tìm cách khống chế dịch bệnh.
Đó là các nhà khoa học, các thầy thuốc, "những sứ thần áo trắng" ở khắp nơi trên thế giới đang dồn về "tâm dịch" Vũ Hán.
Đây không phải lần đầu và chắc chắn không phải lần cuối họ làm việc này bởi dịch bệnh có bao giờ hết. Đã có nhiều và rất nhiều y, bác sĩ, hộ lý hi sinh trong cuộc chiến khó khăn, vất vả và nguy hiểm này. Thế nhưng, không có ai lùi bước.
Những ngày qua, trên nhiều tờ báo xuất hiện bức thư rất cảm động của Bác sĩ Tào Hiểu Anh, người hiện làm việc tại khu vực cách ly của Trung tâm điều trị bệnh truyền nhiễm tỉnh Hồ Nam gửi con trai.
Bức thư viết: "Con trai, đã bao giờ con nhìn vào ánh mắt cầu cứu của những bệnh nhân và gia đình họ chưa? Họ luôn nhìn mẹ để gửi trao niềm tin và sự khát khao sống. Mẹ hiểu được nỗi đau và sự tra tấn họ đang phải chịu đựng...
Mẹ yêu con 100%, nhưng thời gian của mẹ không thể dành cho con 100% được. Mẹ biết sự nguy hiểm trong công việc này, mẹ cảm nhận được nỗi đau và sự tra tấn của dịch bệnh. Mong muốn cả đời của mẹ là loại bỏ những điều đó.
Xin lỗi con trai, cuộc chia ly ngắn ngủi của chúng ta sẽ là tiếng cười của hàng triệu gia đình con à. Đây là điều mà những người bác sĩ như mẹ nên làm... Khi dịch bệnh giảm, mẹ hứa sẽ ở bên con nhiều nhất có thể. Mẹ tin con có thể hiểu, phải không?".
Được biết, Bác sĩ Tào Hiểu Anh vừa nghỉ hưu trước Tết Nguyên đán. Thế nhưng khi virus Corona bùng phát, với hơn 30 năm kinh nghiệm, bà quyết định ở lại để cùng các bác sĩ, y tá tại Trung tâm truyền nhiễm chiến đấu với dịch bệnh.
Nhớ lại cách đây 17 năm (2-2003), đại dịch SARS hoành hành tại nước ta. Bệnh viện Việt - Pháp được chọn làm trung tâm nghiên cứu và chữa trị. Một trong những bác sĩ hàng đầu trực tiếp khám và điều trị là Tiến sĩ Carlo Urbani.
Thật đau xót, trong quá trình cứu chữa, ông đã bị lây nhiễm căn bệnh này và đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 11 giờ 45 trưa 29-3-2003.
Sau 45 ngày, ngoài 6 thầy thuốc, đại dịch SARS được khống chế mà không một dân thường nào tử vong.
Giờ đây, tại một góc nhỏ nơi Bệnh viện Việt - Pháp, ít ai biết về cái miếu nằm lặng lẽ thờ 6 y, bác sĩ trong và ngoài nước đã mất trong cuộc chiến này.
Xin nghiêng mình trước sự hi sinh của những thầy thuốc đã, đang không quản thân mình để cứu giúp sự sống trên trái đất này.
Sự hi sinh của họ là vô giá và lòng biết ơn của chúng ta cũng là vô tận.
Ở ta những năm gần đây, có thể chỗ này, chỗ kia, người này, người khác một lúc nào đó quên đi Lời thề Hippocrates.
Song, vẫn còn đó hàng ngàn, hàng vạn những lương y như từ mẫu. Họ thực sự là "những sứ thần áo trắng" trên cõi nhân gian!
Xin kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn các thầy thuốc đã hi sinh trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe và tính mạng con người.
Họ đã chết cho hàng triệu người được cứu sống!
Bùi Hoàng Tám
Theo dantri.com.vn
WHO ban bố tình trạng y tế khẩn cấp, Trung Quốc tự tin sẽ chiến thắng virus Trung Quốc hoàn toàn tin tưởng vào khả năng giành chiến thắng trong cuộc chiến chống bệnh viêm phổi do chủng virus corona mới (2019-nCoV) tại nước này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 31/1 đã đưa ra tuyên bố trên sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) một ngày trước đó tuyên bố tình...