Người đến sau
Cho đến bây giờ, anh vẫn mãi tự nhận là người đến sau, cả trong tình yêu lẫn trong bến đỗ trái tim em.
Ảnh minh họa
Ngày ấy, em yêu người ta thật nhiều nhưng đó chỉ là tình yêu đơn phương, cũng như tình yêu anh dành cho em. Mãi cho đến khi trái tim người ấy rạn vỡ vì nỗi đau bị lừa dối, em đã đến để an ủi vỗ về. Niềm hy vọng trong em càng lớn thì nỗi thất vọng trong anh càng nặng nề. Em và anh bước vào một cuộc thử thách lòng kiên nhẫn. Em dùng tất cả tình yêu và trái tim của người phụ nữ để cố khỏa lấp nỗi đau cho người ta. Anh quay quắt nén nỗi đau vào lòng, cầu chúc em hạnh phúc.
Hai năm trôi qua, tình yêu của em được đáp trả. Em hạnh phúc khi nhìn thấy người ấy hạnh phúc. Với em, điều đó là tất cả. Còn anh, lặng lẽ chôn tình yêu của mình vào một góc khuất, mang nó theo trong chuyến du học dài. Với anh, em là mối tình đầu, mối tình ở tuổi 25. Sau này, anh đã từng hỏi: “Thế có muộn quá không em?”
Những dòng email anh gửi vẫn chỉ là những lời hỏi thăm bình thường. Anh cố tránh những điều có thể làm em trăn trở. Em biết, anh đang cố thật nhiều. Những dòng trả lời của em cũng qua loa, nhạt nhẽo. Em cũng đang cố, cố không làm anh hy vọng vì em biết, anh đang đau.
Cho đến một ngày, em lặng lẽ nhìn người ấy trở về với mối tình đầu, đáp lại sự thương tổn trong em bằng một câu xin lỗi giản đơn, nhẹ bỗng. Không thể nói gì hơn, em can đảm chấp nhận. Đối với em, tình yêu mãi là sự hy sinh. Em đã làm lành vết thương của người ấy, nhưng em không thể mang đến cho người ta một tình yêu trọn vẹn.
Ngày anh về, người đầu tiên anh tìm gặp là em. Hình như đối với anh, em bao giờ cũng là người đầu tiên. Em nhớ mãi câu hỏi của anh hôm ấy: “Có phải sự đến sau nào cũng là muộn màng không em?” Em đọc được trong anh những cảm xúc lẫn lộn giữa hy vọng, tuyệt vọng và mong chờ.
Em đã khóc thật nhiều khi biết anh trở về lần này vì không nhận được email của anh trong một thời gian dài. Đó không đơn thuần là sự lo lắng mà là sự linh cảm. Em đã thua, thua trong cuộc chiến chứng minh tình yêu của mình. Nhưng, em vẫn nhận được lại niềm hạnh phúc từ tình yêu lặng lẽ anh dành cho em trong suốt ngần ấy năm. Bây giờ em có thể trả lời anh rằng, không phải bao giờ người đến sau cũng là người đến muộn. Nhưng, có chắc rằng anh là người đến sau không? Cảm ơn anh vì đã luôn đặt mình ở vị trí sau cùng trong bến đợi trái tim em. Để em biết rằng, sau tất cả mọi sóng gió cuộc đời, cái còn lại duy nhất bên em là tình yêu của anh.
Video đang HOT
Theo Phụ Nữ Online
Những chuyến đò thảm khốc ngày cận Tết
Vụ đắm đò trên sông Lô khiến nhiều người gợi nhớ đến thảm họa tương tự từng xảy ra trong những ngày cận tết trên bên sông Gianh vào những ngày cuối năm 2009.
Niềm vui dìm dưới đáy sông
Phiên chợ Tết cuối năm 2009, khi nào cũng nhộn nhịp không ngờ lại biến thành thảm họa trên sông Gianh, đoạn qua địa bàn xã Quảng Hải, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Chuyến đò chở 80 người rộn ràng đi chợ Tết qua sông Gianh, từ bờ nam đoạn xã Quảng Hải sang xã Quảng Thanh đã chìm lúc 7h30 sáng 25/1/2009 (nhằm ngày 30 tháng Chạp âm lịch) khiến 40 người tử nạn.
Người dân Quảng Bình từng phải chứng kiến vụ tai nạn thảm khốc trong những ngày cận tết
Trên chuyến đò ấy cũng giống như vụ tai nạn tại dòng sông Lô, chiếc đò nhỏ bé nhưng đã chở quá trọng tải với nhiều xe đạp, hàng hóa, một con bò và khoảng 80 người dân, đa số là phụ nữ và trẻ em.
35 người may mắn thoát chết, một số bơi vào bờ, số còn lại được các thuyền câu cứu sống và đưa về cấp cứu tại các bệnh viện, số còn lại vĩnh viễn nằm dưới dòng sông, chưa kịp vui với manh áo mới, đón đêm giao thừa.
Hàng chục quan tài nhanh chóng được chuyên chở qua sông để kịp thời mai táng cho người tử nạn (theo phong tục của người dân xã này). Có gia đình có tới 5 thân nhân bị nạn trên chuyến đò tử thần.
Nổi đau của người dân trên các bến đò miền Trung lại chợt ùa đến đối với người dân vùng núi tỉnh Tuyên Quang.
Giờ, bài học "chủ quan" vẫn chưa đủ sức cảnh tỉnh những chủ đò và người dân Tuyên Quang. Vụ chìm đò này được dự báo trước nhưng những người dân vẫn bất chấp, dùa cợt với tính mạng trên dòng sông Lô
Trong phút chốc, mười mấy sinh mạng đã bất chấp tính mạng, vẫn cố liều lên chuyến đò ngang, nào đâu biết trước định mệnh.
Vụ tai nạn cũng đã xảy ra, số người chết trong vụ đắm đò sông Lô vẫn hiện hình đó, nhưng bài học chủ quan về tính mạng trong các vụ đắm đò dường như vẫn chưa đủ "độ nóng" để cảnh tỉnh những người chủ đò.
Để những sự việc đau lòng như trên xảy ra là một nỗi đau không chỉ riêng những người dân trên bến sông Lô trưa ngày 12/1, tại Bến Đất Phú Hưng, Thành phố Tuyên Quang mà còn là một tiếng chuông cảnh báo sự kém hiệu quả của chính quyền trước những vấn đề dân sinh thiết thực.
Điều quan trọng không chỉ là giải quyết hậu quả mà là làm tất cả những gì có thể để hạn chế một cách thấp nhất những tai họa đang rình rập với người dân.
Hỗ trợ các gia đình gặp nạn
Chính quyền địa phương vẫn đang khẩn trương tìm kiếm những người còn mất tích, cứu chữa các nạn nhân may mắn sống sót. Chính quyền đã hỗ trợ 4,5 triệu đồng/người đối với nạn nhân tử nạn có hộ khẩu trên địa bàn Tuyên Quang và 3 triệu đồng/người đối với nạn nhân không thuộc địa bàn.
Tính đến chiều ngày 13/1, vụ chìm đò này đã làm 3 người chết, gồm: Nguyễn Thị Chúc, (SN 1968, ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc), Hà Thị Hồng Ngọc (SN 2006, ở xã An Tường, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) và La Thị Đức (58 tuổi, ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc).
Chính quyền địa phương sẽ rút ra được những gì từ các vụ đắm đò thảm khốc?
6 nạn nhân còn mất tích đã được xác định danh tính, gồm: Nguyễn Đình Chiểu (SN 1989, ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc), Nguyễn Văn Đại (SN 1987, ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc), La Thị Năm (SN 1963, ở xã Cấp Tiến, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang), La Thị Sáu (SN 1965, ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc), La Thị Tám (SN 1978, ở xã An Tường, thành phố Tuyên Quang) và Nguyễn Thị Sáu (SN 1978, ở xã An Tường, thành phố Tuyên Quang).
Thân nhân những người gặp nạn đang ngóng chờ đợi người thân vẫn nằm dưới đáy sông Lô.
4 người may mắn được cứu sống là: Hà Hữu Bình (SN 1978, ở xã An Tường, thành phố Tuyên Quang), Lê Văn Đăng (ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc), La Thị Mận (ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc) và Lê Văn Xuân (SN 2007, ở xã Thượng Ấm, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang).
Hiện ông Bình đang bị tạm giữ để phục vụ quá trình điều tra làm sáng tỏ vụ việc.
Giang Uyên- Hà Duy
Theo Bưu Điện Việt Nam