Người đầu tiên tử vong sau khi tái nhiễm nCoV
Một phụ nữ lớn tuổi ở Hà Lan đã trở thành người đầu tiên được biết đến tử vong vì mắc Covid-19 lần thứ hai.
Người phụ nữ 89 tuổi mắc một loại ung thư tủy xương hiếm gặp mang tên Waldenstrm’s macroglobulinemia. Hệ thống miễn dịch của bà đã bị tổn hại nặng trong quá trình điều trị bệnh ung thư, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Đại học Maastricht ở Hà Lan cho biết trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Bệnh Truyền nhiễm Lâm sàng.
Nhân viên y tế di chuyển một bệnh nhân nghi nhiễm nCoV bên ngoài bệnh viện Bernhoven ở Uden, Hà Lan, hồi tháng ba. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý phản ứng miễn dịch tự nhiên của bà “vẫn đủ” để chống lại Covid-19, vì phương pháp chữa trị ung thư mà bà được nhận “không nhất thiết dẫn tới tình trạng đe dọa tính mạng”.
Bệnh nhân nhập viện lần đầu hồi đầu năm với tình trạng ho nhiều và sốt, xét nghiệm cho kết quả dương tính nCoV. Bà được xuất viện 5 ngày sau đó khi các triệu chứng đã giảm dần, ngoại trừ một số cơn mệt mỏi dai dẳng.
Video đang HOT
Nhưng hai ngày sau khi điều trị hóa trị, 59 ngày sau khi nhiễm Covid-19 lần đầu tiên, người phụ nữ lại sốt, ho và khó thở. Bà một lần nữa được xét nghiệm nCoV và cho kết quả dương tính. Bác sĩ không phát hiện bất kỳ kháng thể nào trong máu của bà ở ngày thứ tư và thứ sáu. Tình trạng của bệnh nhân xấu đi vào ngày thứ tám. Hai tuần sau, người phụ nữ tử vong.
Bệnh nhân không được xét nghiệm trong khoảng thời gian giữa hai lần nhiễm virus, vậy nên các nhà nghiên cứu không nhận được kết quả âm tính nào. Tuy nhiên, khi kiểm tra mẫu ở cả hai lần xét nghiệm, họ nhận thấy cấu trúc gen của virus khác nhau. Vì thế, họ kết luận “nhiều khả năng lần nhiễm nCoV thứ hai là tái nhiễm”, không phải do virus vẫn còn sót lại và phát triển từ lần đầu.
Đây là ca đầu tiên trên thế giới tử vong do tái nhiễm nCoV. Toàn cầu đã ghi nhận một số trường hợp bị nhiễm lại virus sau khi đã chữa khỏi. Gần đây nhất là trường hợp của một công dân 25 tuổi ở hạt Washoe, bang Nevada, Mỹ.
Người này mắc Covid-19 lần đầu vào tháng 4, nhiễm lại vào tháng 6, đều xuất hiện các triệu chứng như đau họng, ho, đau đầu, buồn nôn và tiêu chảy. Bệnh nhân không có bệnh lý nền nhưng tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn ở lần nhiễm virus thứ hai, giống trường hợp cụ bà người Hà Lan. Song khác với cụ bà, bệnh nhân người Mỹ đã phát triển một phản ứng kháng thể có thể đo lường được sau lần nhiễm thứ hai.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 38,3 triệu người nhiễm và gần 1,1 triệu người chết. Mỹ đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 8 triệu ca nhiễm và gần 221.000 ca tử vong.
Người Mỹ đầu tiên tái nhiễm nCoV gây lo ngại
Người đàn ông ở Nevada trở thành ca tái nhiễm nCoV đầu tiên được công bố ở Mỹ, gây lo ngại về khả năng miễn dịch.
Trong một bài đăng trên tạp chí y khoa Các Bệnh truyền nhiễm Lancet, một nhóm tác giả gồm các nhà nghiên cứu từ Đại học Nevada, đã thuật lại trường hợp của một người đàn ông 25 tuổi nhiễm nCoV hai lần.
Người này nhiễm nCoV lần đầu vào giữa tháng 4 và tái nhiễm virus hồi đầu tháng 6. Anh ta bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của lần nhiễm thứ hai vào cuối tháng 5, một tháng sau khi đã hết các triệu chứng nhiễm virus đợt một.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng lần nhiễm thứ hai của người đàn ông còn nghiêm trọng hơn lần đầu. Người này bị thiếu oxy và phải nhập viện ngay sau khi cảm thấy khó thở.
Nhân viên y tế bên ngoài Trung tâm Y tế Maimonides ở New York, Mỹ, ngày 11/4. Ảnh: NYTimes.
Trường hợp của người đàn ông ở Nevada được ghi nhận sau khi các ca tái nhiễm tương tự được báo cáo ở Hong Kong, Hà Lan, Bỉ và Ecuador. Các nhà nghiên cứu ngày càng có nhiều ví dụ cho thấy khả năng miễn dịch nCoV chỉ có thể tồn tại trong khoảng thời gian nhất định.
"Chúng tôi biết rằng có khả năng tái nhiễm virus này và lần thứ hai thường nghiêm trọng tương tự hoặc nghiêm trọng hơn lần nhiễm đầu tiên", Mark Pandori, giám đốc phòng thí nghiệm sức khỏe cộng đồng bang Nevada, đồng thời là phó giáo sư tại Đại học Nevada, nói, thêm rằng ông vẫn chưa rõ mức độ phổ biến của những lần tái nhiễm nCoV.
Các nhà nghiên cứu cho biết những báo cáo về ca tái nhiễm nCoV có thể là thách thức đối với khả năng miễn dịch cộng đồng mà không cần vaccine. "Điều này chắc chắn làm dấy lên lo ngại rằng các ca nhiễm sẽ không đem lại cho chúng ta khả năng miễn dịch cộng đồng", Otto Yang, giáo sư tại Đại học California, Los Angeles, cho biết.
Akiko Iwasaki, giáo sư tại Đại học Yale, cho biết các ca tái nhiễm nCoV không ảnh hưởng tới nỗ lực tạo ra một loại vaccine Covid-19 hiệu quả. "Sự lây nhiễm tự nhiên không đem tới miễn dịch không có nghĩa là vaccine cũng như vậy. Đó là vấn đề riêng biệt", Iwasaki nói.
Các tác giả nghiên cứu về trường hợp tái nhiễm ở Nevada lưu ý rằng họ không thể đánh giá phản ứng của người bệnh đối với lần nhiễm đầu tiên. Sau lần nhiễm thứ hai, người này đã tạo ra kháng thể, các nhà nghiên cứu cho biết.
"Có một khả năng là những người này không tạo ra phản ứng miễn dịch tốt sau lần nhiễm nCoV đầu tiên", Dan Barouch, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu virus và vaccine tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess, cho biết, song thêm rằng điều này vẫn "đang được làm rõ".
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 38 triệu người nhiễm và hơn một triệu người chết. Mỹ đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 8 triệu ca nhiễm và hơn 220.000 ca tử vong.
Taliban ủng hộ Trump tái đắc cử Một đại diện của phiến quân Taliban ngày 9/10 cho biết nhóm này ủng hộ việc Tổng thống Trump tái đắc cử trong cuộc bầu cử sắp tới. "Chúng tôi hy vọng ông ấy (Tổng thống Donald Trump) sẽ chiến thắng cuộc bầu cử và chấm dứt hiện diện quân sự của Mỹ ở Afghanistan", phát ngôn viên Taliban Zabihullah Mujahid nói với...