Người đầu tiên hiến sữa cho ngân hàng sữa mẹ tại TP HCM
Chị Tuyền chăm con sinh non tại Bệnh viện Từ Dũ, mỗi ngày vắt sữa gửi vào Ngân hàng sữa mẹ.
Con trai đầu lòng chị Phạm Thị Tuyền chào đời tại Bệnh viện Từ Dũ vào mùng một Tết Kỷ Hợi 2019 lúc 26 tuần tuổi. Cậu bé sinh non nặng 900 gram được đưa vào chăm sóc cách ly tại Khoa Sơ sinh.
“Các cô điều dưỡng khi hướng dẫn vắt sữa gửi vào phòng săn sóc đặc biệt cho con trai, có giới thiệu về ngân hàng sữa mẹ. Tôi thấy mình dư sữa nhiều nên ngỏ ý hiến”, chị Tuyền nói.
Ngân hàng sữa mẹ đầu tiên tại TP HCM vận hành thử nghiệm từ ngày 19/3. Mỗi ngày chị Tuyền vắt khoảng 6-7 cữ sữa. Phần sữa dư sau khi dành cho con trai chị được các nhân viên gửi vào ngân hàng sữa. Hiện chị hiến được hơn 14 lít sữa. Bé trai sau gần 2 tháng chăm sóc đặc biệt cũng vừa được ra phòng ngoài với mẹ.
Phần sữa được chị Tuyền vắt ra để gửi vào ngân hàng sữa mẹ. Ảnh: Lê Phương.
Bác sĩ Nguyễn Thị Từ Anh, Trưởng Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Từ Dũ cho biết cùng với người đầu tiên là chị Tuyền, nhiều bà mẹ bắt đầu biết đến và tình nguyện hiến tặng sữa cho ngân hàng.
Theo bác sĩ Từ Anh, sữa mẹ rất cần thiết cho trẻ sơ sinh. Đối với trẻ sinh non, trẻ sơ sinh bệnh lý, trể trạng yếu ớt, sữa mẹ không đơn thuần là dinh dưỡng mà có ý nghĩa liên quan sống còn. Nếu không được dùng sữa mẹ, những trẻ này dễ mắc viêm ruột hoại tử, sức đề kháng yếu, ảnh hưởng tính mạng…
Video đang HOT
“Khó khăn của Bệnh viện Từ Dũ là hơn 70% các bà mẹ đến từ các tỉnh xa, không có điều kiện ở lại gần bệnh viện để trực tiếp gửi sữa cho con, các bé đa phần phải sử dụng sữa công thức”, bác sĩ Từ Anh chia sẻ.
Hiện nay nhiều bà mẹ khi nuôi con còn dư sữa thường có mong muốn chia sẻ nguồn sữa quý giá cho cộng đồng. Tuy nhiên việc cho sữa tự phát tiềm ẩn mối nguy nhiễm khuẩn cho em bé do kỹ thuật vắt, lưu trữ sữa không đúng cách, nguy cơ nhiễm các bệnh lây truyền qua sữa mẹ như HIV, viêm gan B, C, giang mai…
Sau gần hai năm chuẩn bị, ngân hàng sữa mẹ chuẩn quốc tế đầu tiên tại TP HCM ra đời với sự trợ giúp của các tổ chức, chuyên gia quốc tế, đáp ứng nhu cầu của những em bé sinh non đang thiếu sữa mẹ ruột và nhu cầu chia sẻ sữa thiện nguyện của nhiều bà mẹ.
Việc sàng lọc và tuyển chọn sữa mẹ hiến tặng tuân theo quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn. Sau khi thu nhận, vận chuyển về ngân hàng, sữa mẹ hiến tặng được thanh trùng, xét nghiệm, bảo quản an toàn trước khi cung cấp cho trẻ.
Ngân hàng sữa mẹ của Bệnh viện Từ Dũ với những chai sữa mẹ đầu tiên đã được sàng lọc và thanh trùng theo chuẩn quốc tế.
Thạc sĩ hộ sinh Lê Quỳnh Trang Đài, điều phối viên của ngân hàng sữa mẹ, cho biết giai đoạn đầu, đội ngũ hơn 100 đoàn viên thanh niên của bệnh viện được đào tạo kiến thức cơ bản về nuôi con bằng sữa mẹ để tiếp cận cộng đồng, hỗ trợ các bà mẹ hiến tặng sữa.
Mạng lưới tình nguyện viện này sẽ hướng dẫn bà mẹ cách vắt sữa đảm bảo tiệt khuẩn, lưu trữ đúng cách, vận chuyển sữa thô đến ngân hàng sữa mẹ. Họ còn có nhiệm vụ tương tác kêu gọi cộng đồng, giúp ngân hàng sữa mẹ luôn vận hành tốt nhất, đảm bảo số lượng và chất lượng sữa.
Để có thể hiến tặng sữa, người mẹ cần khỏe mạnh, từ 18 tuổi trở lên, không nhiễm HIV, viêm gan B, C, giang mai, không dùng các thuốc chống chỉ định trong thời gian cho con bú. Bà mẹ không hút thuốc, không thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn…
Trung bình mỗi năm bệnh viện có khoảng 6.000-7.000 ca sinh non nhẹ cân cần điều trị. Ước tính mỗi ngày ngân hàng cần khoảng 14 lít sữa mẹ để đáp ứng yêu cầu của trẻ.
Sau thời gian vận hành thử nghiệm và chính thức được thẩm định, dự kiến Bệnh viện Từ Dũ chính thức đưa ngân hàng sữa mẹ đi vào hoạt động từ ngày 10/4. Trước đó ngân hàng sữa mẹ đầu tiên Việt Nam khai trương tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng tháng 2/2017.
Lê Phương
Theo VNE
Sinh con 2 lần chỉ trong 26 ngày, bà mẹ trẻ gây chấn động giới y khoa
Cô Arifa Sultana, 20 tuổi, đến từ Bangladesh đã ghi danh vào lịch sử y khoa khi sinh con lần hai chỉ sau một tháng hạ sinh con trai đầu lòng.
Cô Arifa Sultana cùng chồng và 3 người con mới sinh.
Được biết, Arira, sống tại một ngôi làng nhỏ cùng với chồng là Sumon Biswas. Ngày 25/2, cô sinh con trai đầu lòng tại bệnh viện Đại học Y Khulna ở quận Khulna.
Cô được đưa về nhà sau khi các bác sĩ không phát hiện là một cặp song sinh đang nằm trong tử cung thứ 2 của cô.
Gần một tháng sau, cô cảm thấy đau bụng và được đưa tới bệnh viện Ad-din tại quận Jessore.
Sau khi siêu âm, bác sĩ phát hiện Arifa có 2 tử cung. Cô được mổ lấy thai ngay lập tức và hạ sinh 1 trai 1 gái sau đó. Cả hai đứa trẻ đều có sức khỏe tốt và được xuất viện sau một vài ngày theo dõi.
Các bác sĩ nhận định rằng đứa trẻ đầu tiên được sinh ra từ một tử cung còn cặp song sinh ra đời từ một tử cung khác. Đây là một hiện tượng vô cùng hiếm gặp trong lịch sử y khoa thế giới.
Hai tử cung là một dị tật bẩm sinh hiếm có tên khoa học là Uterus Didelphys. Phụ nữ có hai tử cung thường có tỉ lệ thụ tinh cao. Tuy nhiên, họ thường bị sẩy thai hay sinh non hơn những người phụ nữ bình thường khác.
Hoàng Nguyên
Theo The Sun
Cô bé sinh thường với dây rốn quấn cổ 4 vòng như đeo kiềng Người mẹ 25 tuổi sinh con tại Bệnh viện Từ Dũ, TP HCM, hôm 24/3, cô bé chào đời với 4 vòng dây rốn quấn cổ. Khi vào viện, bác sĩ khám chỉ định sản phụ phù hợp với sinh thường mặc dù khi siêu âm đã xác định em bé bị dây rốn quấn cổ. Trong các cuộc sinh, tất cả em...