Người đầu tiên bị xử phạt xe không chính chủ có thể khởi kiện
Ông Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cho rằng, quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện tại Nghị định 71 là không phù hợp.
Theo ông Lê Hồng Sơn, việc lưu thông chiếc xe chưa sang tên đổi chủ không ảnh hưởng gì đến trật tự giao thông trong bối cảnh không có tranh chấp về quyền sở hữu.
Hiện có nhiều ý kiến khác nhau về quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện. Quan điểm của ông về vấn đề này?
Nghị định 71 đã tạo điều kiện cho CSGT can thiệp quá sâu vào những lĩnh vực không phải trách nhiệm quản lý của mình. Như thế là đang “ép” quan hệ dân sự, làm co lại sự phát triển của xã hội. Người ta đi xe không chính chủ là việc bình thường. Quản lý là điều cần thiết nhưng cũng vừa phải thôi. Quản lý quá sâu, đến mức phạt cả việc không sang tên đổi chủ là không chấp nhận được. Còn việc giải quyết hậu quả do không sang tên đổi chủ, gây khó khăn cho việc xử lý, là trách nhiệm của ngành công an.
Video đang HOT
Ngày 15.11, CSGT Thái Nguyên lập biên bản một trường hợp không chứng minh xe chính chủ. Đây là ví dụ điển hình về nhận thức và xử lý sai của CSGT, cần phải có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Người bị xử phạt có thể nộp hồ sơ kiện ra tòa hành chính về quyết định xử phạt đó.
Ông có thể nói rõ thêm việc CSGT kiểm tra xe mượn, xe không chính chủ để xử phạt không phù hợp ở điểm nào?
Bắt người ta phải chứng minh chiếc xe đang đi là xe mượn hay xe mua nhưng chưa sang tên đổi chủ là vô lý. Đấy là trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền chứ không phải của đương sự, hơn nữa phải trong bối cảnh có tranh chấp về quyền sở hữu. Còn việc lưu thông chiếc xe chưa sang tên đổi chủ không ảnh hưởng gì đến trật tự giao thông cả.
Xin nói thêm, trong xã hội mối quan hệ liên quan đến mượn tài sản để sử dụng là rất sống động, dư luận phản ứng vấn đề này là có lý do. Cơ quan có thẩm quyền nên xem xét.
Nghị định 71 còn xử phạt hành vi không mang theo một số giấy tờ khác như giấy đăng ký xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự… Quan điểm của ông về quy định trên?
Theo tôi, khi người dân tham gia giao thông chỉ cần có giấy phép lái xe, có giấy chứng nhận kiểm định đúng luật là được rồi. Bắt họ mang cả giấy đăng ký xe là không phù hợp. Vì đăng ký xe là quản lý theo chiều sâu liên quan đến sở hữu, người dân mang theo giấy đăng ký xe là không cần thiết, dễ xảy ra mất mát, bất tiện. Hơn nữa, trường hợp cho mượn xe, nếu chấp hành quy định này thì người mượn có thể cầm cố hay bán xe, gây hậu quả nghiêm trọng cho chủ sở hữu.
Về bảo hiểm dân sự, tôi đồng ý là bắt buộc phải mua nhưng cũng không nên nhầm lẫn mục đích xử phạt và thẩm quyền xử phạt. CSGT chỉ nên yêu cầu người lái xe xuất trình khi có tai nạn giao thông phải xử lý trách nhiệm dân sự.
Ông Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội: Nội dung phạt đối với chủ sở hữu tài sản không phải là đối tượng điều chỉnh của lĩnh vực vi phạm giao thông đường bộ. Cơ quan tham mưu trình Nghị định 71 cần đề nghị Chính phủ xem xét, loại nội dung này khỏi Nghị định. Theo Pháp luật TP HCM
Tiếp vụ gõ cửa, tưởng người quen hóa ra cướp: Đòi nợ thuê?
Nghe tiếng gõ cửa, con trai chủ nhà từ trên lầu đi xuống mở ra tưởng người quen, hóa ra gặp bọn cướp. Hôm sau, chúng quay lại và tiếp tục gây rối, hóa ra để đòi nợ thuê.
Anh Dũng cho biết bị đánh và các đối tượng xông vào nhà cướp xe.
Như Báo Lao Động đã đưa tin, lúc 10 giờ 15 phút trưa 19.10, một nhóm đối tượng khoảng 5 tên đi trên 3 xe gắn máy, đến căn nhà 69 đường Hồ Biểu Chánh, phường 12, quận Phú Nhuận, TPHCM gõ cửa. Lúc này, anh Bùi Quang Dũng (20 tuổi, con chủ nhà) đang ở trên lầu liền chạy xuống, tưởng là người quen.
Khi anh Dũng vừa mở cửa, bất ngờ 1 trong 5 tên lao vào nhà đấm thẳng vào mặt anh Dũng và 1 tên khác nhảy vào nhà cướp chiếc xe gắn máy dựng gần đó. Bị đánh bất ngờ gây choáng váng, anh Dũng định thần lại và biết đang bị cướp nên bỏ chạy vào phía sau nhà và tri hô "cướp... cướp".
Nghe tiếng hô hoán của anh Dũng, người dân xung quanh vội chạy đến khá đông bao vây quanh nhà. Bọn cướp thấy vậy vội leo lên xe tẩu thoát.
Theo anh Dũng, trong nhóm cướp có một đối tượng đi chiếc xe gắn máy hiệu Exciter mang BKS 60B5-173.79 màu đen, mà anh kịp ghi nhận lại và trình báo công an.
Đến sáng 20.10, một nhóm người lại xuất hiện trước ngôi nhà này, mà theo chủ nhà là hoàn toàn xa lạ. Họ xưng là một Cty đòi nợ, được thuê đến để đòi nợ số tiền hơn 300 triệu đồng đối với chủ nhà.
Nhóm người này có dấu hiệu gây rối trật tự công cộng, la lối, đe dọa chủ nhà. Ngay sau đó, công an xuất hiện mời cả hai bên về trụ sở làm việc.
Theo trình bày của chủ nhà, bà H (vợ chủ nhà) do không hiểu luật pháp, nên có vay mượn của một người với số tiền 70 triệu đồng năm 2011, có giấy vay nợ với lãi suất lên đến 27%/tháng. Do vậy, đến nay số tiền lãi đã lên đến hơn 300 triệu đồng, khổ chủ mất khả năng chi trả.
Từ việc vay mượn này, thay vì quan hệ dân sự, cần khởi kiện đòi nợ để tòa án giải quyết, thì chủ nợ thuê một Cty đòi nợ, nhưng nhóm người đi đòi nợ thuê lại có dấu hiệu vi phạm hình sự. Hiện cơ quan điều tra đang xác minh, nhóm người đến đòi nợ thuê hôm nay (20.10) có phải là những đối tượng có dấu hiệu "cướp tài sản" vào trưa hôm 19.10 như anh Dũng con trai chủ nhà đã trình báo hay không ?
Theo một cán bộ điều tra Phòng CSĐT- Công an TPHCM, tình trạng đòi nợ thuê hiện nay diễn ra khá nhiều. Từ quan hệ dân sự, nhưng thông qua hình thức đòi nợ thuê nên nhiều vụ án phạm pháp hình sự xảy ra như bắt giữ người trái pháp luật, đánh người gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, đe dọa giết người... Một số đối tượng gọi là "xiết nợ", nhưng thực chất là hành vi "cưỡng đoạt tài sản", "cướp tài sản".
Theo laodong
Phó chi cục trưởng Thi hành án dân sự huyện bị chém Chiều tối 10.10, ông Nguyễn Bá Tình, 44 tuổi, Phó chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự H.Krông Năng (Đắk Lắk) vừa từ xe ô tô vào nhà riêng ở tổ dân phố 7, P.An Lạc, thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) thì bị một người đàn ông lạ mặt phục sẵn dùng dao lao tới chém liên tiếp nhiều...