Người Dao đỏ lập nhóm thích trồng dược liệu
“Từ khi vào nhóm sở thích trồng cây dược liệu, sau đó trở thành cổ đông cho Công ty CP Kinh doanh các sản phẩm bản địa (Sa Pa Napro), người Dao chúng tôi đã có thu nhập ổn định” – ông Tẩn Phú Quan, thôn Tà Chải, xã Tả Phìn (Sa Pa, Lào Cai) cho biết.
Tham gia nhóm sở thích lợi đủ đường
Tìm và chế biến các loại dược liệu để làm thuốc, lá tắm là phương thức bí truyền được người Dao đỏ ở Tả Phìn truyền từ đời này sang đời khác. Nhưng khác với ngày trước là mạnh ai nấy làm, giờ đây bà con vào nhóm sở thích trồng và khai thác cây dược liệu. Ông Tẩn Phú Quan – 1 trong 12 thành viên của nhóm sở thích thôn Tà Chải chia sẻ: “Ngày trước, chỉ đi lấy dược liệu trên rừng thôi. Nay ai vào tổ đều phải tự trồng vườn dược liệu của mình, đồng thời phải chăm sóc vườn dược liệu của nhóm. Như nhóm Tả Phìn mỗi hộ có 5ha vườn cây dược liệu và cùng chăm sóc gần 7ha vườn chung”.
Mỗi người tham gia vào nhóm sở thích đều trồng vườn dược liệu của riêng mình. Ảnh: L.S
Trước đây, người Dao đỏ ở Tả Phìn vẫn khai thác cây dược liệu trên rừng theo kiểu tận diệt. Nay đã khác, họ cùng nhau làm quy ước nhắc nhở các hộ vào rừng lấy thuốc phải để lại gốc ít nhất 1m, cho cây tiếp tục sinh sôi. Những cây dược liệu khó kiếm ở trên rừng, giờ đã hiện diện trong từng góc vườn, được người dân nâng niu, chăm sóc. Từ nhóm ban đầu, xã Tả Phìn đã có 3 nhóm sở thích trồng và khai thác dược liệu với 105 hộ tham gia.
Video đang HOT
Ông Quan chia sẻ: “Làm theo tổ, nhóm thích hơn nhiều, ai cũng có dược liệu để bán quanh năm, thu nhập ổn định. Lại còn bảo vệ được cây rừng, có thêm thu nhập từ dịch vụ môi trường rừng”.
Ai cũng có thể là cổ đông
Năm 2011, xã còn hơn 70% hộ nghèo, đến nay giảm còn hơn 43%. Sự ra đời của nhóm sở thích, “công ty của bản” như Sa Pa Napro đã giúp người dân tăng thu nhập đáng kể. Quan trọng hơn là người dân đã thay đổi nhận thức trong làm ăn, biết liên kết sản xuất nhóm hộ, khai thác triệt để lợi thế của địa phương”. Ông Đỗ Minh Trí – Chủ tịch UBND xã Tả Phìn
Toàn bộ số dược liệu người dân thu hoạch được, hiện bán cho Công ty Sa Pa Napro do anh Lý Láo Lở, người Dao đỏ ở Tả Phìn thành lập. Sa Pa Napro áp dụng chính sách góp cổ phần không tiền mặt, nên ai cũng có cơ hội trở thành cổ đông. Ai có sức, góp sức, ai hiến đất hay dược liệu, đều được quy ra cổ phần. Anh Lở cho hay: “Gia đình tôi gắn bó với nghề làm dược liệu đã nhiều đời, với bí quyết làm ra bài thuốc tắm nổi tiếng, được mọi người ưa chuộng.
Vì vậy, năm 2006 tôi đã đứng ra mở công ty chuyên kinh doanh các sản phẩm lá thuốc của người Dao đỏ và mở dịch vụ tắm lá thuốc với mục tiêu tạo thu nhập cho bà con trong vùng. Năm 2007, doanh nghiệp cổ phần hóa với 14 cổ đông, đến nay là 72 cổ đông. Trước đây, chỉ người Dao xã Tả Phìn góp vốn, nay người Dao các xã Hầu Thào, Sử Pán, Thanh Kim thuộc huyện Sa Pa cũng đến góp cổ phần”.
Mỗi tháng, cổ đông của công ty có thu nhập từ 3 nguồn: Bán cây thuốc tắm cho Sa Pa Napro, thu nhập từ 600.000 – 1.600.000 đồng/tháng; thu từ làm thuê cho công ty; thu từ cổ tức. “Hộ tham gia từ đợt đầu thành lập, được hưởng 17 – 25 triệu đồng/năm, hộ tham gia đợt 2 hưởng 14-16 triệu đồng/năm; cổ đông mới được trả lợi tức khoảng 3-4 triệu đồng. Hàng năm công ty còn tặng cổ tức cho hộ nghèo trong các nhóm trồng thuốc tắm…” – anh Lở cho hay.
Theo Danviet
Nhãn Ido Quả ngọt được ưa chuộng trên thị trường
Vùng đất Châu Thành được mệnh danh là "vương quốc" của các loại ổi, nhãn, chôm chôm, mãng cầu, roi... Nơi đây có một giống nhãn đã giúp bà con làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, đó là nhãn Ido, giống nhãn của Thái Lan được du nhập vào nước ta trong thập niên 90 của thế kỷ trước.
Nhãn Ido có ưu điểm nổi trội hơn các giống nhãn hiện có trong vùng đó là dễ trồng, ít sâu bệnh, năng suất cao, tỷ lệ hao hụt thấp, đặc biệt loại nhãn này có thể xử lý ra hoa, cho quả theo ý muốn. Chất lượng nhãn Ido không thua kém nhãn da bò. Quả có hạt nhỏ, cơm dày, thơm và ngọt lịm. Đặc biệt, nhãn Thái có ưu điểm là ít bị bệnh chổi rồng, nếu tỷ lệ mắc ở nhãn da bò đến hơn 90% thì nhãn Thái chỉ từ 5 - 10%.
Nhãn Ido có cơm dày, hạt nhỏ, độ ngọt vừa phải, kích cỡ trái đồng đều.
Huyện Châu Thành hiện có hơn 3.270 ha nhãn, chiếm trên 50% diện tích vườn cây ăn quả của huyện; Trong đó, diện tích trồng nhãn Idor đạt trên 1.100 ha. Ông Trương Văn Rồi - Giám đốc Hợp tác xã Nhãn Châu Thành cho biết, Hợp tác xã có 56 ha/107 ha nhãn Ido sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký cấp chứng nhận VietGAP cho 3,5 ha; sản lượng nhãn khoảng 500 - 600 tấn/năm.. Bình quân 1 cây trưởng thành cho từ 200 - 300 kg quả, chùm sai có thể cân nặng từ 2 - 3 kg....
Các thành viên Hợp tác xã sản xuất nhãn rải vụ nên nguồn cung ứng quanh năm, đặc biệt né vụ vào khoảng tháng 7, tháng 8 thời điểm thị trường có trái vải thiều, nhãn lồng Hưng Yên để tránh cho nhãn Châu Thành sụt giá. Để nhãn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ, nhà vườn phải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, trái có đường kính 2,5cm, màu vỏ đẹp. Mỗi tuần, doanh nghiệp thu mua nhãn 02 lần, với số lượng khoảng 10 tấn/lần.
Ông Rồi cho biết, để cây cho quả đẹp và năng suất, cần đầu tư chăm sóc nhiều trong cả quá trình sinh trưởng của cây, như bón phân đúng mức, xử lý kali đủ liều để cây đủ sức nuôi dưỡng trái. Làm vậy cây mới cho năng suất cao, quả đẹp, bán được giá cao nhất. Nếu cây đậu quả nhiều mà quả nhỏ, màu sắc không chuẩn thì thương lái cũng không chuộng hàng.
Năm 2015, Bộ Nông nghiệp Mỹ chính thức nhập khẩu nhãn, vải từ Việt Nam, Trung tâm kiểm dịch thực vật Mỹ đã đến vùng nguyên liệu nhãn Châu Thành khảo sát điều kiện sản xuất của các thành viên Hợp tác xã Nhãn Châu Thành (chủ yếu trồng nhãn Ido) và cấp mã code cho các chủ vườn nhãn. Trước cơ hội đó, Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo các ngành chuyên môn hỗ trợ Hợp tác xã, hướng dẫn thành viên Hợp tác xã sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Sau khi những mẫu nhãn được gửi sang Mỹ để kiểm tra, nhãn Châu Thành đã đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Cuối năm 2015, thông qua doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh, các thành viên Hợp tác xã nhãn Châu Thành đã cung cấp 150 tấn nhãn Idor để xuất khẩu sang Mỹ. Tính đến nay, có khoảng 300 tấn được xuất bán sang thị trường khó tính này, trung bình mỗi tuần cung ứng 10 tấn nhãn cho doanh nghiệp xuất khẩu. Giá nhãn ổn định từ 30.000-45.000 đồng/kg. Các thành viên Hợp tác xã Nhãn Châu Thành rất phấn khởi khi nhãn được xuất khẩu sang Mỹ.
Theo một người trồng nhãn Ido lâu năm cho biết, hiện nay giống nhãn Ido rất được thị trường ưa chuộng và giá mua tại vườn với nhãn được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP là 38.000 đồng/kg. Với mức giá này, nông dân với 1 héc ta trồng nhãn, mỗi héc ta trung bình cho 30 tấn/năm, sẽ đạt doanh thu khoảng 1 tỷ đồng mỗi năm. Như vậy sẽ là không quá khi nói rằng nhãn là cây giúp người nông dân thoát nghèo tại Châu Thành - Đồng Tháp.
Nhãn Ido là loại quả mang lại lợi nhuận cao nhất, mặc dù kỹ thuật chăm sóc có khó hơn so với nhãn khác. Tuy nhiên, đây là loại nhãn đã được xuất khẩu sang Mỹ nên bản thân ông Rồi và những thành viên Hợp tác xã quyết tâm áp dụng tốt quy trình sản xuất VietGAP để nhãn của mình được "đi nước ngoài", giúp vùng trồng nhãn Châu Thành ngày càng hồi sinh và phát triển hơn nữa để có mặt tại nhiều thị trường khó tính ngoài nước hơn.
Theo Thu Trang (XTTMNNHN)
"Bão" thực phẩm bẩn "bủa vây" trang trại sạch Nuôi con đặc sản song vẫn tắc đầu ra và bây giờ đến lượt trang trại "sạch" khốn đốn vì chất cấm, thực phẩm bẩn. Thực trạng này khiến người chăn nuôi như đang lạc vào "ma trận", mất phương hướng, thậm chí nhiều trang trại bị thiệt hại nặng... do những thông tin "bẩn" gây nên. Nuôi con đặc sản vẫn khó...