Người dân xứ Lạng trẩy hội hát sli, hát lượn giữa lòng thành phố
Màu áo chàm của người Nùng Phàn Slình nổi bật giữa khuôn viên tượng đài Hoàng Văn Thụ, phường Chi Lăng, TP.Lạng Sơn. Ngay từ sáng sớm, đông đảo người dân từ các huyện lân cận đã có mặt tại đây để giao lưu, thưởng thức những câu sli, câu lượn mang nét đặc trưng của xứ Lạng.
clip : đông đảo người dân hát sli, hát lượn tại tượng đài giữa lòng TP Lạng Sơn
Người Nùng Phàn Slình trong trang phục áo chàm dân tộc di chuyển sang bên tượng đài để tìm bạn mới giao lưu.
Tại đây năm nay có bày bán đàn tính, một nhạc cụ dân tộc gắn với tiếng hát Then của đồng bào xứ Lạng.
Tháng giêng bắt đầu cũng là lúc xứ Lạng bắt đầu mùa lễ hội. Đã từ lâu, vào ngày 22 tháng giêng hằng năm, đông đảo người dân và du khách lại kéo về tham dự lễ hội rước kiệu. Bắt đầu từ 9h sáng, khuôn viên tượng đài Hoàng Văn Thụ ngay giữa thành phố trở nên vô cùng nhộn nhịp.
Người Nùng Phàn Slình có trang phục là quần đen, áo vải chàm, có thêm khăn đội đầu.
Lạng Sơn là tỉnh miền núi phía đông bắc Tổ quốc, có nhiều dân tộc anh em chung sống lâu đời như: Tày, Nùng, Dao, Hoa, Sán Chay… Mỗi dân tộc đều có những làn điệu dân ca độc đáo của mình. Trong đó, nổi bật nhất là làn điệu dân ca giao duyên sli, lượn của người Tày, Nùng.
Đây như là dịp đầu năm mới mọi người hẹn nhau gặp gỡ đầu xuân và hỏi thăm sức khỏe của nhau.
Bà Hoàng Thì Tèn, người Nùng Phàn Slình ở huyện Chi Lăng cho biết: Năm nào tôi cũng đi lên đây, nhiều người rủ nhau đi rồi thuê 1 chiếc xe chở lên nên rất đông vui. Người Nùng Phàn Slình chúng tôi, nhất là những lớp già như chúng tôi hiện vẫn biết và thuộc khá nhiều câu sli, câu lượn. Tùy vào từng người, từng không gian thì sẽ lựa chọn những câu đối đáp cho phù hợp. Nhưng về cơ bản nó mang ý nghĩa như lời hỏi thăm sức khỏe, công việc, gia đình sau thời gian dài chưa gặp lại.
Nhiều mặt hàng đặc trưng của người dân tộc được bày bán như đàn tính, áo chàm tự may có giá 300.000 đồng/chiếc, mũ, dây đeo túi…
Trong lời hát sli có sự liên tưởng, ví von, thông qua những hình ảnh cụ thể để nói lên tâm tình con người. Do đó, dù trong lời hát là cây cối, trăng sao, năm tháng… nhưng cuối cùng vẫn để nói về tình cảm, tâm trạng và khát vọng của con người.
Và hát sli không cần nhạc cụ đệm hay vũ đạo đi kèm. Người ta có thể hát bất cứ lúc nào, chỗ nào, miễn là có đối tượng hát. Trước khi hát, họ phải bắt chuyện, hỏi thăm nhau, nếu thấy hợp thì hai bên nam và nữ sẽ đối đáp nhau qua những câu sli, câu lượn. Co le bơi thê, tiêng hát sli vân đươc lưu truyên mãi cho đến hôm nay.
Khuôn viên tượng đài chật kín người, màu áo chàm nổi bật nhất tại đây.
Sau khi nói chuyển cảm thấy hợp ý thì bên nam, nữ sẽ lựa chọn địa điểm nơi góc khuôn viên tượng đài để đối đáp nhau qua những câu sli, câu lượn.
Đến tầm trưa và chiều, khuôn viên tượng đài chật kín người, và góc nào tại đây cũng ngân vang những câu sli, câu lượn chúc tụng, hỏi han nhau. Nhiều người dân cũng tranh thủ mang những món đồ tự thêu thùa, may vá được đến bày bán. Những chiếc áo chàm, mũ trẻ con đầy màu sắc thu hút đông đảo người dân.
Dây quai đeo túi cũng được người dân tự làm rồi mang bán tại đây.
Một bà cụ cũng tranh thủ bày bán những sản phẩm do con cháu làm ra.
Ai có dịp lên xứ Lạng vào ngày phiên chợ, nhất là những ngày hội xuân bắt đầu từ tháng giêng, sẽ đều được chứng kiến từng tốp người Nùng cất tiếng sli rất hồn nhiên và hào hứng. Thanh niên trai gái ở các bản làng nếu có dịp gặp nhau cũng tổ chức hát sli với nhau suốt đêm cho đến sáng.
Hát lượn ở xứ Lạng là tiếng hát tâm tình của thanh niên và cũng được phổ biến rộng rãi cả trong lớp người cao tuổi. Tiếng lượn cũng mượt mà, êm ả, thường được tổ chức trong nhà, vào những dịp đầu năm mới, đám cưới, vào nhà mới và những ngày hội vui…
Xã hội thay đổi, cuộc sống hiện đại, giới trẻ không nhiều người còn biết đến hát sli, lượn. Chính vì vậy, lễ hội hàng năm thu hút đông người lớn tuổi mà vắng bóng thanh niên.
Đây như là một “sân chơi” dành cho những người biết và yêu thích những câu sli, câu lượn đối đáp trầm bổng.
Chợ càng về chiều càng đông, tiếng hát sli càng bay cao, bay xa vang vọng khắp nơi, từ đầu chợ Kỳ Lừa đến vườn hoa tượng đài Hoàng Văn Thụ, bên bờ sông Kỳ Cùng lan tỏa đến chân dốc Sài Hồ.
Theo danviet.vn
Hoa Tết: Đã mắt ngắm dàn lan khủng khoe sắc giữa xứ Lạng
Chơi hoa ngày Tết từ lâu đã là thú vui của người dân Việt. Hoa chưng Tết có rất nhiều loại, trong đó lan hồ điệp là một trong những loài hoa đẹp rực rỡ, lâu tàn nên nhiều người yêu thích trong dịp Tết. Dù còn hơn 10 ngay nưa mơi đên Têt, nhưng những người yêu hoa lan xứ Lạng đa háo hức ngắm chọn nhưng châu lan hô điêp rưc rơ cho gia đình.
Những năm gần đây, số người chơi hoa lan hồ điệp tết trong nhà, làm quà tặng, đặt ở văn phòng, đại sảnh, nhất là vào dịp Tết lại càng nhiều. Hoa không chỉ đẹp sang trọng mà còn mang ý nghĩa phong thủy cho người chơi hoa, vì vậy nên khâu chọn và mua hoa vô cùng quan trọng.
Lan hồ điệp với đa dạng các gam màu đủ để người chơi hoa lan thỏa thích lựa chọn, phối màu.
Co măt tai triển lãm hoa Lan tại Công viên bờ sông Kỳ Cùng, phường Chi Lăng, TP.Lạng Sơn chung tôi khá ngơ ngang bởi sự đa dạng về màu sắc của cua lan hô điêp. Hơn 80 gam mau đủ để người chơi lan thỏa sức lựa chọn, kêt hơp tao thanh những châu hoa lan rưc rơ chưng Têt Ky Hơi 2019.
Đặc biệt là nhưng ngay gân đây, lan hô điêp đươc khach hang săn lung rao riêt đê trang tri nhà cửa sẵn sàng đón Tết. Đăc biêt, nhưng châu lan "khung" nay con nơ đươc rât lâu, keo dai đên 3 thang.
Mặc dù thời tiết lạnh và mưa nhưng khách hàng đến ngắm hoa lan rất đông.
Chị Thắm, đại diện đơn vị tổ chức triển lãm hoa cho biết: Năm nay chúng tôi trưng bày chủ yếu hoa lan hồ điệp và một số lượng nhỏ địa lan. Hồ điệp ở đây có tới hơn 80 màu khác nhau, nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài Loan... Năm nay giá của những chậu hoa dao động từ vài trăm nghìn cho đến vài chục triệu/chậu hoa. Thậm chí có những chậu có giá trị lên tới 80 triệu đồng, đó là những chậu hoa có bông to đều và đẹp nhất đã được tuyển chọn.
Ngay từ sáng sớm chị Thắm (áo xanh) đã tất bật tư vấn hoa cho khách hàng đến ngắm hoa.
Hơn 80 gam màu lan hồ điệp đang khoe sắc rực rỡ.
"Nhiều người lựa chọn hoa lan hồ điệp chơi Tết vì loai hoa nay hoa co nhiêu mau săc, bông to, khỏe va chu ky nơ rât lâu kéo dài tới 3 thang nên người chơi hoa thoải mái ngắm hoa đến hết tết", chị Thắm cho biết.
Môi cây lan hô điêp se co gia tư vài trăm cho đến vài chục triệu đông, gia môt châu hoa se tuy vao sư lưa chon cua khach hang. Năm nay hoa rât đep, bông to, màu sắc rực rỡ. Lan hô điêp kha thu vi, trong môt canh môi bông se nơ cach nhau 7 ngay đên khoang 3 thang thi tan.
Cô Nhung, một khách hàng đến ngắm và sắm hoa Tết tại đây cho biết: Không phải lúc nào mình cũng mua hoa về chưng, mà Tết thì năm có 1 lần nên năm nào cô cũng dành ra một khoản tiền kha khá để mua hoa trang trí nhà cửa. Các loài hoa còn mang ý nghĩa phong thủy, mang đến tài lộc, may mắn.
Nhiều người lựa chọn hoa lan hồ điệp để trang trí nhà cửa cho đẹp nhưng cũng có những vị khách lựa chọn những chậu hoa để biếu Tết.
Những nhánh hoa lan hồ điệp nở khoe sắc kéo dài được đến 3 tháng nên người chơi lựa chọn mua hoa luôn vào những ngày giáp Tết này để trang trí nhà cửa cho có không khí.
Ngay từ sáng sớm, rất nhiều khách hàng đã đến để ngắm hoa.
Sự đa dạng của các gam màu biến nơi đây thành 1 không gian hoa đầy màu sắc.
Nhân viên đang tất bật cắm hoa theo yêu cầu để giao đến tận nhà cho khách hàng đã đặt trước.
Nhân viên luôn phải kiểm tra kỹ các chậu lan để thay thế lại vì quá trình vận chuyển đôi khi sẽ làm hỏng một vài nhánh hoa.
Những chậu lan này có giá trị từ 14 đến gần 30 triệu đồng.
Theo Danviet
Lạng Sơn: 400 cây đào "đua nhau" khoe sắc tại Lễ hội hoa đào 2019 Đến Lạng Sơn vào những ngày giáp Tết này, du khách sẽ không chỉ có cơ hội được cảm nhận tiết trời lạnh đặc trưng miền Bắc mà còn có cơ hội chiêm ngưỡng nét xuân sắc của hoa đào xứ Lạng tại Lễ hội hoa đào năm 2019. Lạng Sơn từ lâu được biết đến là xứ sở hoa đào với nhiều...