Người dân vùng Viễn Đông xa xôi của nước Nga xuống đường mừng năm mới
Tại Matxcơva, các màn trình diễn pháo hoa chào mừng năm mới sẽ được tổ chức tại gần 100 địa điểm.
Những người đầu tiên trên thế giới đón chào năm mới 2020 là các quốc đảo ở Thái Bình Dương – Fiji, Kiribati và Samoa, vương quốc Tonga. Pháo hóa đã thắp sáng bầu trời trên khắp các thành phố của New Zealand. Tại Auckland, Sky Tower – tòa nhà cao nhất ở Nam bán cầu – trở thành địa điểm chính cho buổi trình diễn ánh sáng hoàng tráng.
Người dân vùng Viễn Đông (Nga) bất chấp giá lạnh, xuống đường đón năm mới. (Ảnh: Zvezda)
Hòa chung trong bầu không khí đó, những vùng lãnh thổ đầu tiên của Nga cũng đã đón mừng năm mới. Ở Vladivostok, các chương trình lễ hội được tổ chức trên quảng trường chính của thành phố. ở Khabarovsk, ngay cả thời tiết sương giá khắc nghiệt cũng không ngăn được nhiều người ra ngoài và lao vào bầu không khí lễ hội.
Và tại Yekaterinburg, vào đêm giao thừa, một chiếc màn hình lớn để đếm ngược thời gian được dựng lên. Buổi biểu diễn lễ hội theo phong cách của thế kỷ XIX đã diễn ra tại một trong những lâu đài cổ của thành phố. Du khách tới đây được tiếp đón bởi những gia nhân, và những đứa trẻ được tham gia vào những trò chơi mà các bạn cùng trang lứa đã chơi cách đây 2 thế kỷ. Bầu không khí cổ kính được tạo ra nhờ các bộ trang phục, cách trang trí cây thông và những câu chuyện dẫn dắt của các hướng dẫn viên.
Buổi lễ đón mừng năm mới tại Matxcơva cũng đã sẵn sàng. Tại đây, gần 100 địa điểm được chuẩn bị kỹ càng cho màn bắn pháo hoa chào mừng năm mới. Ánh sáng lễ hội sẽ chiếu sáng thành phố muộn hơn một chút, nhưng hiện giờ hầu như ở khắp mọi nơi, không khí lễ hội và các chương trình sôi động đã tràn ngập thành phố.
Tuy nhiên, “bữa tiệc mừng năm mới” của người Matxcơva kém vui bởi thiếu tuyết. Thủ đô của nước Nga đang phải trải qua mùa Đông nóng nhất trong hơn 100 năm qua kể từ năm 1891 khi nhiệt độ trung bình chạm mốc 7,6-7,7 độ C.
VĂN ĐỨC
Theo vtc.vn
Những dấu ấn của Tổng thống Nga Vladimir Putin sau 20 năm cầm quyền
Cách đây vừa tròn 20 năm (31/12/1999), Tổng thống đầu tiên của Liên bang Nga Boris Yeltsin đọc thông điệp Chúc mừng Năm Mới và thể theo Hiến pháp Nga.
Ông thông báo quyết định từ chức và trao Quyền Tổng thống Nga cho V.Putin-một người ít ai biết đến tên tuổi trong giới tinh hoa chính trị ở Moscow.
Video đang HOT
Trong cuộc bầu cử đầu năm 2000, V.Putin vượt qua 10 đối thủ chính trị và chính thức trở thành chủ nhân Điện Kremlin. Sau 20 năm cầm quyền, Tổng thống Nga V.Putin đã để lại dấu ấn về một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và là một trong những nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới.
Tổng thống đầu tiên của nước Nga Boris Yeltsin trao Quyền tổng thống Nga cho V.Putin (Ảnh: Sputnik).
Trực tiếp chỉ huy chiến dịch đập tan khủng bố ở Chesnia
Trong bối cảnh cuộc chiến tranh khủng bố đang lan rộng Cộng hòa Chechnya và các hoạt động khủng bố lan tỏa ở nhiều nơi khác trên lãnh thổ Liên bang Nga, quyết định đầu tiên và cấp bách nhất của quyền Tổng thống Nga V.Putin là tập hợp một lực lượng vũ trang tinh nhuệ và trực tiếp chỉ huy để đánh bại các lực lượng khủng bố đang hoành hành ở Chechnya. Thắng lợi quan trọng này có ý nghĩa như một "lời giới thiệu" đầy sức thuyết phục trước công chúng Nga cũng như thế giới về V.Putin-một nhân vật mà trước đó rất ít người biết đến tên tuổi. Chính vì vậy, trong cuộc bầu cử trong tháng 3/2000, V.Putin đã giành được số phiếu ủng hộ cao nhất trong số 10 ứng cử viên và trở thành tổng thống thứ 2 của Liên bang Nga.
Quyền Tổng thống Nga V.Putin cùng với các binh sĩ Nga thực thi chiến dịch chống khủng bố ở Chesnia tháng 12/1999 (Ảnh: Sputnik).
Giữ vững độc lập và toàn vẹn chủ quyền của nước Nga
Sau Chiến tranh lạnh, Mỹ và phương Tây tiếp tục thực hiện chủ trương chiến lược tiếp tục làm tan rã Liên bang Nga như một quốc gia có chủ quyền, bất kể Moscow đi theo thể chế chính trị nào. Nếu Chiến tranh lạnh nhằm làm sụp đổ Liên Xô về chính trị, thì giai đoạn gần 10 năm trong những năm 1990 chứng kiến nỗ lực của Mỹ và phương Tây nhằm tàn phá Nga cả về kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, giáo dục và quân sự, nghĩa là hướng tới mục đích tối thượng hoàn toàn xóa bỏ nước Nga ra khỏi bản đồ thế giới. Khi trao quyền tổng thống Nga cho V.Putin, ông Boris Yelsin đã nói một câu mà về sau đã đi vào lịch sử:"Con người này sẽ cứu nước Nga". Ngay sau khi lên cầm quyền vào năm 2000, Tổng thống Nga V.Putin đã đưa ra nhiều biện pháp khẩn cấp nhằm tái lập, làm trong sạch và tăng cường quyền lực quản lý của Điện Kremlin đối với đời sống chính trị của Nga và ông gọi đó là xây dựng "nền dân chủ có chủ quyền". Từ đó, V.Putin đã đưa nước Nga thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội văn hóa và quân sự, tiếp tục phát triển và trở thành cường quốc có tiếng nói và ảnh hưởng ngày càng lớn trên thế giới.
Lựa chọn con đường phát triển nước Nga
Nhiệm vụ đầu tiên của V.Putin sau khi nhậm chức vào đầu năm 2000 là xác định con đường phát triển của nước Nga mới. Con đường đó đã được phác họa trong một bài viết rất quan trọng của V.Putin với tựa đề "Nước Nga trước ngưỡng cửa bước sang thiên niên kỷ mới" được đăng tải trên các báo của Nga vào ngày 30/12/1999, nghĩa là 1 ngày trước khi ông được Boris Yeltsin trao trọng trách Quyền Tổng thống Nga vào ngày 31/12/1999.
Trong bài viết này, V.Putin đã đề xuất nội dung cơ bản của luận thuyết về tư tưởng quốc gia Nga và những nhiệm vụ cơ bản định hướng con đường phát triển của Nga trong tương lai. Kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp trong lịch sử, V.Putin lựa chọn mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội có sự quản lý của nhà nước, theo đó sự phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường gắn chặt với việc đáp ứng các nhu cầu xã hội ngày một cao của người dân. Mô hình này được thể hiện trong Chiến lược dài hạn phát triển kinh tế-xã hội của Nga đến năm 2020, Chiến lược an ninh quốc gia của Nga đến năm 2020, Chương trình mục tiêu liên bang nhằm khắc phục sự khác biệt trong phát triển kinh tế-xã hội giữa các vùng và khu vực của Nga trong những năm 2002-2010 và tới năm 2015.
Đưa nước Nga tiếp tục phát triển trong thế bị Mỹ và phương Tây bao vây, cấm vận
Trong 20 năm qua, nền kinh tế Nga phát triển trong điều kiện vô cùng phức tạp và khó khăn, không chỉ bị tác động từ hậu quả cực kỳ nghiêm trọng của cái gọi là "liệu pháp sốc" trong quá trình tư nhân hóa ồ ạt theo sự "tư vấn" của các chuyên gia kinh tế đến từ Mỹ và các nước phương Tây, mà còn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 1998 và 2008, cũng như các biện pháp bao vây cấm vận liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine từ năm 2014. Tổng thống Nga V.Putin đã lãnh đạo nước Nga vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được để phát triển bền vững và thích nghi với điều kiện bị cấm vận.
Tổng thống V.Putin dự lễ khánh thành cầu đường sắt dài 19 km nối liền bán đảo Crimea với phía nam Nga qua eo biển Kerch ngày 23/12/2019 (Ảnh: Sputnik).
Tổ chức lại và hiện đại hóa Các lực lượng vũ trang Nga
Ngay sau khi lên cầm quyền vào năm 2000, Tổng thống Nga V.Putin đã tổ chức lại Các lực lượng vũ trang Nga, khôi phục và phát triển tổ hợp công nghiệp-quân sự trên cơ sở cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Nhờ đó, Nga đã nhanh chóng phát triển được nhiều loại vũ khí hiện đại nhất, trong đó có những loại được coi là độc nhất vô nhị trên thế giới. Tổng thống Nga V.Putin đã thực hiện thành công Chương trình hiện đại hóa các lực lượng vũ trang đến năm 2020, đưa Nga trở thành quốc gia được xếp hạng là cường quốc quân sự hùng mạnh thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Tới năm 2020, 80% số vũ khí của Nga sẽ được đổi mới hoàn toàn. Hiện nay, sức mạnh của các lực lượng vũ trang Nga đủ sức ngăn chặn các nguy cơ đối với an ninh quốc gia Nga, bảo đảm sự ổn định chiến lược và toàn vẹn lãnh thổ của Nga.
"Phi công" Putin chuẩn bị lái máy bay ném bom chiến lược TU-160(Ảnh: Sputnik).
Làm thất bại Đề án Ukraine của Mỹ
Theo nhận định của Paul Craig Roberts, nguyên Cố vấn của cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, Đề án Ukraine của Mỹ là sử dụng các lực lượng phát xít mới và dân tộc cực đoan gây ra cuộc khủng hoảng Ukraine để đưa quốc gia Đông Âu gia nhập NATO và là lực lượng để họ tiến hành "cuộc chiến tranh qua tay người khác" nhằm chống phá Nga.
Gây ra cuộc khủng hoảng Ukraine, Mỹ muốn đẩy Nga ra khỏi căn cứ quân sự ở Sevastopol thuê của Ukraine đến năm 2042 và đưa hải quân NATO tới chiếm đóng căn cứ này. Quyết định lịch sử của V.Putin sáp nhập Crimea về Nga sau cuộc trưng cầu ý dân được tổ chức một cách dân chủ, phù hợp với luật phát quốc tế, và ủng hộ người dân Miền Đông Ukraine trong cuộc đấu tranh chống lại chính quyền do Mỹ dựng lên ở Kiev đã làm phá sản Đề án Ukraine của Mỹ.
Đóng vai trò quyết định đánh bại chủ nghĩa khủng bố ở Syria
Kể từ ngày 30/9/2015, theo đề nghị của Chính phủ Syria và thực hiện Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc về chống khủng bố, Tổng thống Nga V.Putin ra lệnh và chỉ đạo chiến dịch quân sự giúp đỡ quân đội và nhân dân Syria chống khủng bố.
Ngày 11/12/2017, Tổng thống Nga V.Putin có chuyến thăm căn cứ không quân Khmeimim, thuộc tỉnh Latakia của Syria và tuyên bố: với sự giúp đỡ của Nga, quân đội Syria đã hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt các lực lượng khủng bố thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, giành lại quyền kiểm soát chủ quyền lãnh thổ đất nước cho chính phủ Syria. Nga là quốc gia cùng với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đồng bảo trợ cho tiến trình hòa bình ở Syria, được Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc công nhận.
Phát huy ảnh hưởng ngày càng lớn của nước Nga trên thế giới
Tổng thống V.Putin đã có công phục hưng vị thế của Nga trên thế giới. Xuất phát từ chiến lược bảo vệ lợi ích quốc gia, nước Nga đã và đang chủ động đóng vai trò quan trọng trong các công việc của thế giới, có ảnh hưởng đáng kể đối với việc hình thành cấu trúc mới trong các quan hệ quốc tế. Dưới thời cầm quyền của Tổng thống V.Putin, nước Nga đã tích cực và chủ động tham gia có trách nhiệm trong các chương trình nghị sự toàn cầu.
Thí dụ điển hình nhất là Nga đưa ra sáng kiến hủy bỏ vũ khí hóa học của Syria để tránh cho quốc gia này và Trung Đông thoát khỏi thảm họa một cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn; Nga đóng vai trò quan trọng trong những nỗ lực của Nhóm P5 1 đạt được thỏa thuận toàn diện với Iran về chương trình hạt nhân của nước này; Nga đã thiết lập quan hệ đối tác với chính các đồng minh của Mỹ như Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Arab Saudi.
Nga còn giúp Venezuela ngăn chặn sự can thiệp quân sự của Mỹ. Vũ khí của Nga được xuất khẩu tới nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả đồng minh của NATO. Nga đã hợp tác với nhiều nước để chuyển tải khí đốt tới châu Âu và Trung Quốc bất chấp các lệnh cấm vận của Mỹ.
Thái tử Mohammed Bin Salman và Tổng thống Nga V.Putin trao đổi thân tình tại Thượng đỉnh G-20 tại Buenos Aires tháng 12/2018. (Ảnh Reuters).
Bảo vệ lợi ích quốc gia của Nga ở Bắc Cực
Cùng với sự ấm lên toàn cầu, Bắc Cực trở thành chiến trường cạnh tranh địa chính trị gay gắt giữa các cường quốc. Với tầm nhìn chiến lược dài hạn, Tổng thống Nga V.Putin đã sớm triển khai kế hoạch bảo vệ lợi ích quốc gia của Nga ở vùng biển này. Đến năm 2019, Hạm đội Phương Bắc của Nga đã triển khai các lực lượng đặc nhiệm và hệ thống tên lửa phòng không ở Bắc Cực. Trong đó có hệ thống tên lửa phòng không S-400 tiên tiến nhất của Nga sẽ được chuyển giao cho các lực lượng ở Bắc Cực, nhằm ngăn chặn sự đột nhập của bất cứ đối thủ nào. Việc xây dựng lực lượng ở Bắc Cực là một phần của chiến lược tổng thể nhằm tăng cường khả năng chiến đấu trên hướng chiến lược phía Tây và Tây Bắc Nga.
Những cuộc họp báo lớn cuối năm
Sau 20 năm cầm quyền, Tổng thống Nga V.Putin đã tổ chức 15 cuộc họp báo lớn vào dịp cuối năm. Mỗi cuộc họp báo kéo dài trên dưới 4 giờ, trong đó Tổng thống Nga V.Putin tổng kết lại những thành tựu cơ bản của nước Nga, những vấn đề bức xúc cần giải quyết và những chuyển dịch lớn và nóng trong cục diện chính trị quốc tế. Trong đó, Tổng thống Nga V.Putin không cần bất kỳ văn bản soạn sẵn nào đã trả lời hàng trăm câu hỏi của báo giới. Đây là hiện tượng chưa từng có trong nền văn hóa chính trị của thế giới và thường được gọi đó là "hiện tượng Putin".
Theo viettimes.vn
20 năm Putin lãnh đạo nước Nga Trải qua 20 năm, Putin lãnh đạo nước Nga đạt được những tiến bộ đáng kể nhưng cũng đối mặt không ít thách thức. "Giấc mơ thường trở thành hiện thực vào đêm giao thừa, đặc biệt là giao thừa năm nay", Vladimir Putin phát biểu trên truyền hình Nga đêm 31/12/1999, với tư cách là quyền Tổng thống Nga. Trước đó, Boris...