Người dân vùng ngập Mỹ Đức nhận gạo cứu trợ
Gần 15 tấn gạo cứu trợ và nước sạch được đưa đến tay người dân Mỹ Đức (Hà Nội) sau những ngày bị nước lũ cô lập.
Trong đợt mưa lũ vừa qua, xã An Phú, Hợp Thanh và Hợp Tiến của huyện Mỹ Đức (Hà Nội) là những nơi ngập sâu từ một đến hai mét, bị cô lập.
Trong nhiều ngày, người dân sống chung với nước lũ, di chuyển bằng thuyền.
Sáng 20/10, khi nước lũ đang rút dần, nhiều hộ dân đến Nhà văn hoá thôn La Đồng, xã Hợp Tiến để nhận hàng cứu trợ.
Ông Nguyễn Đình Chất – Phó chủ tịch UBND xã Hợp Tiến cho biết: “Toàn xã thiệt hại 85 ha thuỷ sản, 45 ha vườn cây ăn quả, 600 con gia súc, 17.000 con gia cầm. Huyện Mỹ Đức chủ trương cấp cho xã 38 tấn gạo, hơn 1.000 bình nước sạch và mỳ tôm, nến cho 1.900 hộ”.
Các hộ gia đình nằm trong danh sách thống kê được hỗ trợ ký nhận gạo, mỳ tôm, nước sạch, muối.
Mỗi gia đình khi được gọi tên, điểm danh sẽ nhận cứu trợ 20 kg gạo, 4,5 lít nước sạch và một gói muối.
Ông Đặng Xuân Đình, Bí Thư thôn La Đồng cho hay thiệt hại của thôn ước tính hơn chục tỷ đồng, chủ yếu là gia súc gia cầm, thuỷ sản, và hoa màu; cả thôn có 3 xóm thì xóm đội 3 ngập sâu nhất, hiện nhiều nhà vẫn ngập sâu hơn một mét.
Dự kiến gần 15 tấn gạo sẽ đến tay người dân trong ngày 20/10; 13 tấn còn lại sẽ được phát hết trong ngày 22/10.
Video đang HOT
Hàng cứu trợ của chính quyền giúp người dân vơi bớt khó khăn do nước lũ gây ra.
“Trong những ngày qua, gia đình nhận được mỳ tôm, nhưng nước sạch để uống và sinh hoạt thì rất ít”, chị Trần Thị Tập, xóm 2 thôn La Đồng nói.
Các hộ dân đến nhận hàng cứu trợ nán lại để hỏi thăm tình hình sức khoẻ, thiệt hại sau nhiều ngày bị nước lũ cô lập, không thể gặp nhau.
Người dân mang muối (bột canh) và gạo về nhà.
Ở đội 3, thôn La Đồng, nước vẫn ngập nửa bánh xe đạp trên đường.
“Trận lụt 2008 và năm nay mực nước như nhau, dự kiến 20 ngày mới rút hết”, ông Nguyễn Đình Chất – Phó chủ tịch UBND xã Hợp Tiến, nói.
Ngọc Thành
Theo VNE
Gà vẫn ở trong nhà dân ngoại thành Hà Nội sau một tuần ngập lũ
Sau một tuần lũ tràn về, một số khu dân cư ở huyện Mỹ Đức (Hà Nội) còn ngập sâu khiến nhiều gia đình vẫn phải đi sơ tán, trong khi nhà ở nhường chỗ cho đàn gà trú ngụ vì xung quanh đều mênh mông nước.
Sau nhiều ngày nước lũ dâng cao, một số xã thuộc huyện Mỹ Đức (Hà Nội) vẫn ngập sâu.
Ngày 19.10, khu dân cư ở thôn La Đồng (xã Hợp Tiến) vẫn mênh mông nước.
Nước đã rút khá nhiều nhưng nhiều gia đình vẫn còn ngập quanh nhà, người dân phải đi lại bằng thuyền.
Nhà bà Trần Thị Lạn (thôn La Đồng, xã Hợp Tiến) vẫn ngập nước xung quanh. Trong đợt lũ vừa rồi, gia đình bà mất
hơn 1.000 con gà, 150 con ba ba thịt, thiệt hại khoảng 140 triệu đồng.
Do xung quanh nhà vẫn còn ngập nước, để giữ được đàn gia cầm con sót lại, bà Lạn buộc phải tạm dùng chính ngôi nhà của mình làm nơi cho gà ở. Cả tuần nay, bà Lạn phải đi ở nhờ nhà người thân.
Nhớ lại thời điểm nước lũ tràn về, bà Lạn vẫn còn cảm giác sợ hãi. "Mưa lớn, nước lũ về nhanh, tôi không kịp chuyển gà và ba ba đến nơi an toàn. Thiệt hại lớn quá, cả gia đình trông vào đàn gà và ba ba, giờ gần như trắng tay", bà Lạn chia sẻ.
Cùng cảnh như gia đình bà Lạn, nhà bà Nguyễn Thị Thi cũng mất trắng đàn lợn, gà do nước lên nhanh không kịp sơ tán.
Bà Thi cắm cọc thanh tre vào chỗ cống sâu ngay trước cửa nhà để cảnh báo mọi người. "Nước tuy đã rút nhiều nhưng mọi người vẫn phải đi lại bằng thuyền. Nhiều vũng sâu, nếu không để ý rất dễ gây tai nạn", bà Thi cho biết.
Nhà chị Đặng Thị Sơn vẫn ngập sâu, cả gia đình vẫn phải đi ở nhờ.
Về thăm nhà, hai mẹ con chị Sơn ngán ngẩm đứng nhìn nước ngập.
Đợt lũ vừa rồi, nhà chị Sơn chỉ kịp mang đi tivi và tủ lạnh, cả đàn lợn mất gần hết.
Con đường từ thôn ra đường cái lớn vẫn ngập sâu, người dân phải đi lại bằng thuyền.
Bé trai đi bè trong xóm.
Nước vẫn ngập khắp nơi...
...khiến cuộc sống người dân bất tiện đủ đường.
Theo Toàn Vũ (VNE)
Gần 2000 người dân đang bị cô lập do mưa lũ, vỡ đê sông Hoàng Từ đêm qua (9.10), do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xuất hiện mưa rất to. Tại huyện Nông Cống, đã có 463 hộ dân (gần 2.000 dân) bị cô lập hoàn toàn. Tại huyện Nông Cống (Thanh Hóa), đến trưa nay (10.10), đã có ít nhất ba thôn gồm: thôn Bồng Sơn, thôn Cát Lễ, thôn...