Người dân vùng lũ Nghệ An cần đặc biệt cẩn trọng với bệnh ‘vi khuẩn ăn thịt người’
Vào mùa mưa lũ ở Nghệ An, dịch, bệnh phổ biến nhất là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Bệnh nguy hiểm nhất là sốt xuất huyết và bệnh whitmore (còn gọi là vi khuẩn ăn thịt người).
Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện cùng Tiến sỹ, Bác sỹ Quế Anh Trâm – Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện HNĐK tỉnh.
P.V: Được biết, mùa mưa lũ là thời gian mà nhiều loại dịch, bệnh phát triển, bùng phát. Là người trực tiếp theo dõi, điều trị các bệnh truyền nhiễm, ông có thể cho biết có những loại dịch, bệnh nguy hiểm nào có thể xảy ra ở Nghệ An trong mùa này và tính chất cụ thể của từng loại dịch, bệnh đó?
TS. BS Quế Anh Trâm: Qua theo dõi tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện HNĐK tỉnh, tôi thấy rằng, vào mùa mưa lũ ở Nghệ An, dịch, bệnh phổ biến nhất là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa; dịch, bệnh nguy hiểm nhất đó là bệnh sốt xuất huyết và bệnh whitmore (còn gọi là vi khuẩn ăn thịt người hay bệnh lãng quên)…
Với các bệnh đường tiêu hóa, nguyên nhân gây ra chủ yếu là do việc ăn, uống không hợp vệ sinh. Đặc biệt là việc sử dụng thức ăn ôi, thiu. Nếu như vào mùa nắng, thức ăn ôi thiu có thể phát hiện bởi yếu tố mùi thì vào mùa mưa lũ, nhiệt độ thấp hơn, thức ăn đã hỏng nhưng mọi người không phát hiện được và vẫn sử dụng.
Tiến sỹ, Bác sỹ Quế Anh Trâm – Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện HNĐK tỉnh. Ảnh: Thành Chung
Với bệnh sốt xuất huyết, đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh do virus Dengue gây nên. Bệnh sốt xuất huyết lây truyền từ người này sang người khác là do muỗi vằn Aedes Aegypti. Bệnh thường xuất hiện và gây thành dịch vào các tháng mùa mưa lũ, bệnh gặp ở các vùng đông dân cư, vệ sinh môi trường kém. Mọi người đều có thể mắc bệnh. Từ đầu năm đến nay, Nghệ An xuất hiện 3 ổ dịch, gồm huyện Diễn Châu (ổ dịch cũ) và 2 ổ dịch mới ở 2 huyện Anh Sơn và Con Cuông.
Bệnh sốt xuất huyết thường diễn biến nhanh, các biểu hiện nặng dần theo từng giai đoạn. Kể từ thời gian phát bệnh với những cơn sốt cao đầu tiên, bệnh sẽ khỏi dần trong 7-10 ngày sau đó. Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân sốt cao liên tục, khó hạ sốt, đau đầu, đau mỏi người… Triệu chứng giống như sốt do virus khác và chỉ phân biệt được bằng xét nghiệm. Tuy nhiên, nguy hiểm nhất là giai đoạn ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, với những biến chứng mạnh, nhanh như tăng tính thấm thành mạch, gây cô đặc máu, giảm tiểu cầu, sốc, suy đa phủ tạng. Khi bệnh nhân mắc sốt xuất huyết biến chứng, cơ chế thoát huyết tương được ví von như đường ống nước bị vỡ toàn tuyến. Lúc này y, bác sỹ không thể nào cứu trị nổi. Biến chứng nặng sẽ dẫn đến tử vong.
Theo thống kê, ở Nghệ An chúng ta chưa có bệnh nhân tử vong vì sốt xuất huyết. Điều này có thể lý giải là có trường hợp tử vong do bệnh mà cơ quan y tế không biết. Chúng ta đang may mắn vì chưa có những trường hợp biến chứng nhanh và mạnh.
Nguy hiểm không kém sốt xuất huyết đó là bệnh whitmore. Đây là bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm cho người hoặc động vật. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei tồn tại trong nước và đất bị ô nhiễm. Người mắc bệnh là do hít phải bụi bẩn hoặc giọt nước bị nhiễm bẩn, uống phải nguồn nước bị ô nhiễm và tiếp xúc với đất bị ô nhiễm, đặc biệt là qua các vết trầy xước trên da. Rất hiếm khi người bệnh bị mắc bệnh do lây truyền từ người khác.
Nhiều trường hợp nhiễm trùng máu nặng do mắc bệnh Whitmore đang được điều trị tích cực. Ảnh: Thành Chung
Hiện tại đang mùa mưa, là thời điểm thuận lợi để vi khuẩn whitmore phát triển. Ở Nghệ An, vùng đất có nhiều vi khuẩn Whitmore là ở Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn. Bệnh không có triệu chứng rõ ràng và dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác. Vậy nên, khi mắc, người dân vẫn cứ tưởng là bị viêm nhiễm bình thường, rửa vết thương, sát trùng, uống ít viên kháng sinh. Vậy nên, thông thường bệnh nhân Whitmore đến lúc bị diễn biến nặng mới đi viện. Ngay cả khi được khẳng định chẩn đoán bệnh Whitmore, việc điều trị cũng hết sức khó khăn. Bệnh nhân thường phải dùng kháng sinh đặc hiệu, tấn công liều cao tĩnh mạch kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 – 4 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 – 6 tháng.
Video đang HOT
Không phải ai tiếp xúc với vi khuẩn Whitmore đều mắc bệnh. Vi khuẩn chỉ nhân lên, phát triển gây bệnh khi gặp yếu tố thuận lợi, đó là những người có sức đề kháng kém, giảm hoặc trẻ em. Hiện nay, tỷ lệ tử vong của bệnh Whitmore có thể lên đến 50 – 60%. Ở Nghệ An từng có 2 trường hợp mắc Whitmore tử vong. Đây là 2 bệnh nhân trẻ, bệnh diễn biến cực nhanh, sốc không thể nào cứu được, kể cả thực hiện lọc máu.
P.V: Với 3 loại bệnh này, thì chúng ta cần phải làm gì có thể phòng, chống, đặc biệt là với 2 căn bệnh không có dấu hiệu phân biệt rõ ràng, không thể biết được khi nào có thể bị biến chứng, diễn biến nặng là sốt xuất huyết và Whitmore?
TS. BS Quế Anh Trâm: Phòng bệnh tiêu chảy nói riêng và đường tiêu hóa nói chung, mọi người dân cần thực hiện tốt nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”, không ăn các thức ăn ôi thiu. Tiếp đó, mọi người cũng cần thực hiện các biện pháp như: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch thường xuyên, đặc biệt là rửa tay trước khi ăn, sau khi đại tiện, tiếp xúc với người bệnh; sử dụng và bảo quản tốt các nguồn nước sạch; sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ; diệt các loại côn trùng có nguy cơ truyền bệnh như ruồi, gián và chuột.
Phun độc, khử trùng khu vực ngập lụt, phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và các loại bệnh khác. Ảnh: Thành Chung
Với bệnh sốt xuất huyết, hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vắc-xin phòng ngừa. Vì vậy, biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là thực hiện không bị muỗi đốt, khi ngủ chúng ta nên ngủ trong màn, tẩm màn bằng hóa chất; phun thuốc diệt muỗi và đốt hương muỗi trong nhà.
Bên cạnh đó phải vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, phát quang bụi rậm quanh nhà và thu gom phế thải, khơi thông cống rãnh; diệt bọ gậy trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt, đồng thời lật úp những dụng cụ chứa nước không dùng đến; thường xuyên tổng vệ sinh, dọn sạch ao tù, nước đọng…
Mọi người cần phải nhớ rằng: Không có muỗi thì không có sốt xuất huyết. Diệt muỗi ngoài việc loại bỏ yếu tố trung gian truyền bệnh từ người bệnh sang người lành; loại bỏ mầm bệnh khi muỗi có khả năng di truyền viurs Dengue sang cho đời sau.
Phòng bệnh Whitmore, không có một cách nào khác là người dân phải sử dụng đồ bảo hộ lao động khi làm đồng, tiếp xúc với đất, nước bẩn; không cho trẻ em nghịch đất, nước bẩn. Tuy nhiên, vẫn phải nói rằng điều này là rất khó thực hiện… Như đã nói, Whitmore là căn bệnh bị lãng quên vì người ta ít nhắc đến nó.
Khi người bị nhiễm vi khuẩn, sự phát triển của vi khuẩn khá âm thầm. Nó phát triển mạnh trên nền bệnh nhân suy giảm miễn dịch, ví dụ như bệnh nhân đái tháo đường. Biểu hiện rõ nhất để phát hiện sớm Whitmore đó là những vết thương hở nhiễm trùng rất lâu lành.
Xin nhắc lại một lần nữa: Để phòng, chống, điều trị 2 căn bệnh không có dấu hiệu phân biệt rõ ràng, không thể biết được khi nào có thể bị biến chứng, diễn biến nặng là sốt xuất huyết và Whitmore, tránh nguy cơ tử vong thì không có cách nào khác là khi mọi người cảm thấy những bất ổn về mặt sức khỏe thì hãy đến ngay cơ sở y tế.
Trong mùa mưa lũ, trẻ có nguy cơ cao mắc các dịch bệnh đường tiêu hóa, tay chân miệng, cảm cúm. Ảnh: Thành Chung
P.V: Hiện đang là mùa mưa lũ, theo các nghiên cứu khoa học, điều kiện thời tiết này là môi trường lý tưởng để dịch bệnh nguy hiểm Covid-19 bùng phát. Ở Việt Nam chúng ta, nguy cơ dịch Covid-19 trong khoảng thời gian này là như thế nào? Có những mối lo nào cần đáng quan tâm và chú trọng?
TS. BS Quế Anh Trâm: Tình hình dịch Covid-19 hiện nay vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Làn sóng dịch mới đã xuất hiện. Hiện nay, số người mắc trên thế giới đã lên tới gần 45 triệu người, gần 1,2 triệu người đã tử vong.
Tại châu Âu, trước làn sóng dịch mới, hàng loạt quốc gia tại châu Âu đã quyết định tái áp đặt lệnh phong tỏa. Ở châu Á, dịch Covid-19 đã quay trở lại một số nước và nhiều nước vẫn chưa thể khống chế được dịch bệnh. Mùa Đông sắp tới, dự báo dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến rất khốc liệt.
Tại Việt Nam, đến nay, đã 59 ngày không ghi nhận ca mắc ở cộng đồng. Phải nói rằng Việt Nam đang thực hiện chống dịch rất tốt. Nguyên nhân thành công là do Việt Nam thực hiện nghiêm việc cách ly y tế tập trung 14 ngày đối với người nhập cảnh; sau đó tiếp tục cách ly 14 ngày tại nơi cư trú, gia đình.
Việc cách ly đã giúp cho chúng ta khoanh vùng, xét nghiệm xác định rõ người nhiễm cũng như F1, F2 liên quan. Sau hoàn thành 14 ngày cách ly y tế tập trung, nếu người thực hiện cách ly dương tính với dịch Covid-19 thì độc lực của dịch bệnh cũng rất thấp, nguy cơ lây nhiễm không cao.
Bác sĩ đến khám cho người dân vùng chịu thiên tai. Ảnh: Thành Chung
Lúc này Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng bước vào mùa mưa lũ. Trên nền thời tiết này, nếu xuất hiện một ca bệnh ngoài cộng đồng thì cực kỳ nguy hiểm. Lý do là thời tiết này rất thuận lợi cho virus SARS-CoV-2 phát triển. Ngoài ra, cũng từ việc chúng ta đang chống dịch tốt mà người dân đã xuất hiện tâm lý chủ quan.
Nhiều người ra đường, đến nơi công cộng không đeo khẩu trang, không hạn chế tiếp xúc. Họ đang thiếu ý thức bảo vệ bản thân và cộng đồng. Từ việc không đeo khẩu trang này, những người làm y tế rất lo vì vào mùa mưa lũ này các loại cúm cũng rất phát triển, ngoài dịch Covid-19 còn có virus cúm mùa, A, B… Liệu ai biết, virus cúm đó là cúm gì?
Phải nói rằng: Chúng ta tuyệt đối không được lơ là, chủ quan với dịch Covid-19. Các cơ quan chức năng cần không ngừng tăng cường giám sát, kiên quyết ngăn chặn các nguồn lây, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch nếu có; tiếp tục thực hiện các biện pháp cách ly tập trung, xét nghiệm. Người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ mình và cộng đồng bằng cách đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế; thực hiện tốt khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ Y tế.
P.V: Xin cảm ơn ông!
Vì sao số ca Whitmore tăng?
Số ca mắc Whitmore được ghi nhận nhiều hơn là do bệnh được chú ý, tỷ lệ xét nghiệm và phát hiện cao hơn, chứ không phải do bệnh bùng phát gây dịch.
Ảnh minh họa
5 ca Whitmore được phát hiện tại Hà Nội, Hòa Bình, Nghệ An, Phú Thọ trong tháng 7 và tháng 8, gồm một em bé 11 tháng tuổi và 4 người lớn. Số ca ghi nhận có xu hướng tăng trong thời gian gần đây.
Bác sĩ Đặng Thị Thúy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết Whitmore không phải bệnh mới hay bệnh hiếm gặp. Bệnh đã được phát hiện vào những năm đầu của thế kỷ 20. Whitmore rất dễ bị nhầm do có biểu hiện tương tự với triệu chứng bệnh khác.
"Bệnh dễ bị bỏ sót do trước đây chúng ta chưa chú ý để sàng lọc và chẩn đoán, cũng như thiếu các phương tiện chẩn đoán phòng xét nghiệm để phát hiện loại vi khuẩn này. Trước đây không phát hiện ra nhiều chứ không phải bệnh đã biến mất", bác sĩ Thúy cho biết.
Bác sĩ Hoàng Công Tình, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình, cho biết Whitmore gần đây xuất hiện nhiều do nhiều nguyên nhân .
Whitmore bị lãng quên nhiều năm nay, song không có nghĩa là chúng biến mất. Bệnh này âm thầm gây bệnh cho người bằng các dấu hiệu nhiễm khuẩn. Các thầy thuốc chỉ tập trung vào tìm nguyên nhân nhiễm khuẩn do các loại vi khuẩn hay gặp mà quên mất không sàng lọc Whitmore. Việc lấy bệnh phẩm xét nghiệm cũng chỉ tập trung vào các vi khuẩn thường hay gặp, mà không chú ý đến Whitmore nên dễ bỏ sót ca bệnh.
"Vì vậy phải nói rằng, không phải là bệnh mới xuất hiện trở lại mà thực tế là chúng vẫn âm thầm gây bệnh", bác sĩ Tình cho biết.
Trong những năm gần đây, các kỹ thuật xét nghiệm đã chú trọng đến xét nghiệm tìm Whitmore, do đó trong số các bệnh phẩm của bệnh nhân nhiễm khuẩn, ngày càng tìm được nhiều vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Từ năm 2015 đến nay, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình được Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội, hỗ trợ các bộ xét nghiệm tìm Whitmore, nên ngày càng phát hiện được sớm các ca bệnh.
Bác sĩ Tình nhận định, số ca bệnh Whitmore được phát hiện như hiện nay mới chỉ là phần nổi của tảng băng. "Sẽ không ngạc nhiên nếu trong thời gian tới, số ca bệnh Whitmore trong cả nước sẽ được phát hiện nhiều hơn, sớm hơn, nên cần nêu cao cảnh giác và các kỹ thuật xét nghiệm ngày càng hiện đại. Lúc đó, tôi tin là tỷ lệ biến chứng và tử vong do bệnh này sẽ giảm".
Whitmore không phải bệnh theo mùa và không bùng phát thành dịch. Các ca mắc Whitmore ghi nhận rải rác trong năm. Một số người có cơ địa đặc biệt ví dụ trẻ em, người già, những người có bệnh nền mạn tính như đái tháo đường, dùng hóa chất điều trị ung thư gây suy giảm miễn dịch hay dùng corticoid kéo dài, dễ mắc Whitmore và bệnh nặng hơn.
Trong 3-4 năm trở lại đây, số ca bệnh có xu hướng tăng từ tháng 7 tới cuối năm, trùng với mùa mưa. "Chưa có nghiên cứu vì sao các ca bệnh gia tăng trong thời điểm này, có thể do mưa, ngập, nhiệt độ, độ ẩm thay đổi khiến người lao động, trẻ em dễ tiếp xúc nước ô nhiễm chứa vi khuẩn", bác sĩ Thúy cho biết.
Vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong đất, bùn, nước bị ô nhiễm và lây vào cơ thể qua tiếp xúc với vết thương hở. Chưa có bằng chứng bệnh lây từ người sang người và lây từ động vật sang người.
Whitmore có tỷ lệ lây nhiễm không triệu chứng khá cao, vi khuẩn vào cơ thể một thời gian sẽ bị hệ miễn dịch đào thải. Biểu hiện bệnh đa dạng từ sốt tới khu trú viêm trên da, viêm tuyến nước bọt mang tai hoặc chỉ nhiễm trùng đơn giản trên da hoặc có thể nặng như gây sốc nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng, áp xe phổi, có thể gây tử vong.
Hiện chưa có vaccine phòng bệnh Whitmore, song đã có kháng sinh điều trị đặc hiệu, có thể chữa dứt điểm bệnh hoàn toàn. Vì vậy, bác sĩ Thúy khuyến cáo người dân nên đi khám tại cơ sở y tế chuyên khi cơ thể có dấu hiệu bất thường như sốt, tổn thương, viêm da lâu ngày không khỏi... Bệnh không có triệu chứng đặc trưng, thậm chí dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác, bác sĩ phải khám cẩn thận, thăm hỏi và có những xét nghiệm vi sinh đặc thù.
Để phòng bệnh, người dân cần chú ý vệ sinh và mặc đồ bảo hộ an toàn lao động như đi ủng, đeo găng tay, che chắn vết thương trước khi làm việc. Trong trường hợp tiếp xúc với vết thương hở, người dân cần sát khuẩn, sơ cứu vị trí vết thương đúng quy trình để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Phát hiện ở Hòa Bình ca mắc Whitmore - căn bệnh bị đồn 'vi khuẩn ăn thịt người' Bệnh nhân là nam giới 53 tuổi, trong lúc đi làm ngoài đồng đã bị cọc tre nhọn ở bờ ruộng đâm vào bàn chân. Vết thương sâu, rộng, tạo đường hầm, sau đó nhiễm khuẩn và hoại tử. Người bệnh đã điều trị 1 tuần ở nhà bằng kháng sinh nhưng bệnh tiến triển nặng hơn. Cách đây khoảng 1 năm, khi...